Một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập thực nghiệm hóa học phần nguyên tổ nitrogen và các hợp chất của nguyên tố nitrogen (Trang 66)

Canh cua Canh trứng Sữa + giấm

a) Giải thích tại sao có các hiện tượng trên.

b) Tiến hành TN để kiểm chứng các hiện tượng trên.

BTTN 7.4.

Khi bị nhiễm độc các kim loại nặng như Pb2+, Hg2+…, người ta khuyên nên uống sữa tươi để giải độc tố ra khỏi cơ thể. Tại sao lại có lời khuyên như vậy?

BTTN 7.5.

Sau đây là các cơng đoạn trong q trình chế biến đậu phụ:

- Đậu tương được xay cùng với nước lọc. Sau đó được lọc bỏ bã để được “nước đậu”. - Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua vào để thu được “óc đậu”. - Cho “óc đậu” vào khn và ép, được đậu phụ.

Hãy cho biết vì sao cho thêm nước chua mới thu được “óc đậu”?

BTTN 7.6.

Cho một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lấy 3 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp 0,5 ml dd HNO3 vào. Lắc nhẹ và đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn từ 1-2 phút.

a) Mục đích của thí nghiệm là gì?

b) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? c) Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán ở câu b?

BTTN 7.7.

Một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lấy 1 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm. Thêm tiếp 0,5 ml dd NaOH đặc vào ống nghiệm. Sau đó thêm 4,5 giọt dd CuSO4 vào. Khuấy đều hỗn hợp. a) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? b) Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em?

c) Ứng dụng của phản ứng này là gì?

BTTN 7.8.

Chất có phản ứng màu biuret là

A. saccarozơ. B. Anbumin (protein). C. Tinh bột. D. Chất béo. Tiến hành TN để kiểm chứng lựa chọn trên.

BTTN 7.9.

Vì sao trứng ung có mùi khí H2S? Ăn trứng ung có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

BTTN 7.10.

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách lại gây hại cho cơ thể. Khi sử dụng sữa đậu nành cần lưu ý:

- Không nên ăn các loại quả có vị chua như cam, quýt…trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ

- Lúc đói khơng nên uống sữa đậu nành, tốt nhất là sau bữa sáng 1-2 giờ. Tại sao lại có các lưu ý như vậy?

BTTN 7.11.

Có các chất gồm glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng đựng trong các lọ mất nhãn.

a) Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dd: glucose, glycerol, ethanol, lòng trắng trứng (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. Cu(OH)2. B. AgNO3/NH3. C. HNO3. D. NaOH. b) Lập kế hoạch và tiến hành TN theo phương án đã lựa chọn.

BTTN 7.12.

Có các dd gồm glucozo , glixerol . etanol, lòng trắng trứng , hồ tinh bột đựng trong các lọ mất nhãn (coi dụng cụ, điều kiện có đủ).

a) Đề xuất các phương án TN để nhận biết các dd trên.

b) Lập kế hoạch và tiến hành TN nhận biết các chất trên theo phương án khả thi nhất.

BTTN 7.13.

a) Có các chất lỏng gồm dầu lạc, dầu hỏa (dầu hơi), lịng trắng trứng và giấm ăn đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt. Để nhận biết các dd trên, ta có thể sử dụng thuốc thử và tiến hành theo trình tự nào sau đây?

A. Sử dụng các dd theo thứ tự: Na2CO3, HCl, NaOH B.Sử dụng các dd theo thứ tự: quỳ tím, HNO3 đặc, NaOH.

C. Sử dụng cácdd theo thứ tự: phenolphtalein, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. D. Sử dụng cácdd theo thứ tự: Na2CO3, iot, Cu(OH)2

b) Lập kế hoạch và tiến hành TN theo phương án khả thi nhất.

2.4. Sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học trong dạy học hoá học

2.4.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học trong nghiên cứu tài liệu mới (lí thuyết) a. Sử dụng BTTNHH khi hình thành kiến thức mới a. Sử dụng BTTNHH khi hình thành kiến thức mới

Sử dụng BTTNHH để hình thành kiến thức mới nhằm tăng cường hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng thực hành, TN cho HS, giúp HS tiếp thu bài mới một cách tích cực, chủ động và khắc sâu kiến thức hơn. Dùng BTTNHH trong quá trình khởi động vào bài mới sẽ giúp khơi dậy kinh nghiệm và kiến thức đã có của HS, tạo tình huống có vấn đề, tạo mâu thuẫn với những gì HS đã biết.

Ví dụ 1: Để nghiên cứu về sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với Oxygen. GV, HS khó có thể tiến hành được thí nghiệm này nếu nhà trường khơng có đủ cơ sở vật chất cần thiết. GV có thể đưa ra bài tập sau:

Quan sát thí nghiệm phóng tia lửa điện trong một ống thuỷ tinh chứa khơng khí trong video.

Xem video tại website: https://www.youtube.com/watch?v=WYk3iEKm_vk a) Cho biết sự thay đổi màu sắc của khí trong ống thuỷ tinh trước và sau khi phóng tia lửa điện.

b) Phán đốn các giả thuyết để giải thích hiện tượng và viết PTHH (nếu có)?

Ví dụ 2: Để nghiên cứu mơi trường của một số dd amino acid.

GV có thể cho HS làm bài tập thực nghiệm sau:

Lập kế hoạch và tiến hành TN nhằm xác định môi trường của các dd glyxine, glutamic acid và lysine.Từ đó đưa ra kết luận về sự phụ thuộc giữa môi trường của các amino acid với tỉ lệ các nhóm chức trong phân tử.

Đáp án: Xem phụ lục 5 - BTTN 5.1

b. Sử dụng BTTNHH trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng sau mỗi nội dung bài học trên lớp

Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu về một nội dung mới, HS có thể chưa nắm được chắc chắn nội dung kiến thức được GV cung cấp. Do đó, GV cần củng cố lại, khắc sâu thêm các kiến thức vừa học, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành, TN cho HS bằng các hình thức khác nhau, trong đó việc sử dụng các BTTNHH mang lại hiệu quả to lớn.

Ví dụ 1: Sau khi học xong phần tính base yếu của dd NH3.

GV có thể đưa ra câu hỏi:

(1) Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dd NH3 (1), rồi đun nóng dd (2). Hiện tượng quan sát được là dd

A. (1) không màu, (2) chuyển sang đỏ B. (1) màu hồng, (2) nhạt màu dần. C. (1) màu hồng, (2) đậm màu hơn. D. (1) không màu, (2) chuyển sang xanh.

Ví dụ 2: Sau khi học xong phần tính base của dd NH3.

GV có thể đưa ra câu hỏi:

Điền cụm từ thích hợp vào dấu “…”: Tã lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ lại một lượng ammonia nhỏ nên vẫn không được thật thơm tho. Để tã lót hồn tồn sạch sẽ (khử hết ammonia), bạn nên cho vào nước xả cuối cùng một ít… để giặt.

A. phèn chua. B. giấm ăn. C. muối ăn. D. nước gừng tươi.

Ví dụ 3: Sau khi học xong phần sự đơng tụ (tính chất vật lí) của dd protein. GV

có thể đưa ra câu hỏi:

Khi bị nhiễm độc các kim loại nặng như Pb2+, Hg2+… người ta khuyên nên uống sữa tươi để giải độc tố ra khỏi cơ thể. Tại sao lại có lời khun như vậy?

Ví dụ 4: Sau khi học xong phần tính chất hố học của amino acid.

GV có thể đưa ra câu hỏi:

Có 5 dd gồm: metyl amine (1), glycine (2), lysine (3), glutamic acid (4), aniline (5). Nếu cho quỳ tím lần lượt vào các dd trên thì dd làm quỳ tím hố xanh là: A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (3), (5). D. (1), (3).

Ví dụ 5: Sau khi học xong phần tính chất hố học của amine. GV có thể đưa ra

bài tập: (1) Lấy khoảng 3 ml lần lượt các dd sau: HCl, Br2/CCl4, FeCl3, HNO2 vào 4 ống nghiệm sạch đã được đánh số từ (1) đến (4). Nhỏ tiếp dd CH3NH2 lần lượt vào 4 ống nghiệm. Số ống nghiệm có xẩy ra phản ứng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(2) Để làm sạch các chai, lọ đựng aniline, có thể rửa các chai, lọ này với A. xà phòng. C. dd nước vơi trong, sau đó rửa lại với nước. B. nước. D. giấm ăn, sau đó rửa lại với nước.

2.4.2. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ ôn tập, luyện tập

Sử dụng BTTN trong tiết luyện tập, ôn tập nhằm củng cố lại các kiến thức, kĩ năng HS đã có, phát triển NLTNHH cũng như các NL khác cho HS, đồng thời giúp HS vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.

Ví dụ: Kế hoạch bài học 2 – Bài luyện tập: Hợp chất chứa nitrogen (HH 12). 2.4.3. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ thực hành thí nghiệm

GV sử dụng những thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa, hoặc mã hóa các thí nghiệm đó thành dạng BTTNHH tương đương hoặc thay thế thí nghiệm cho phù hợp với đối tượng, nội dung, điều kiện cơ sở vật chất.

Ví dụ 1: Lập kế hoạch và tiến hành TN để nhận biết 4 dd gồm aniline, glycerol,

aminoacetic acid, andehyde acetic đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt.

Đáp án: Xem Phụ lục 8- BTTN 5.4

Ví dụ 2: Lập kế hoạch và tiến hành TN để nhận biếtmột số loại phân bón hố học

riêng biệt, gồm ammonium nitrate, potassium nitrate, urea.

2.4.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Thông qua kết quả bài kiểm tra, ngoài việc đánh giá về kiến thức, GV còn đánh giá được kĩ năng, NLTN của HS; đồng thời giúp GV kiểm định, đánh giá khách quan hơn NLTN của HS trong quá trình học tập.

(Xem đề kiểm tra 15 phút, 45 phút tại Mục thiết kế đề kiểm tra.)

2.4.5. Giao BTTN về nhà cho HS nghiên cứu

Ngoài các kiến thức, kĩ năng, NL HS thu nhận được ở trên lớp, HS cần phải làm thêm các BTTNHH khác ở nhà để vừa kiểm tra lại mức độ bản thân đã đạt được, vừa góp phần ghi nhớ khắc sâu hơn kiến thức, rèn luyện và phát triển hơn nữa NLTNHH của bản thân.

2.4.6. Kế hoạch bài dạy minh họa

2.4.6.1. Bài hình thành kiến thức hố học mới

Dạng bài này sử dụng chủ yếu BTTNHH để nghiên cứu các tính chất hóa học của các chất trong phần “ngun tố Nitrogen và các hợp chất của nguyên tố Nitrogen”. Tác giả thiết kế kế hoạch bài học 1: Amine (HH 12)

Chương 3 – Bài 1: AMINE (1 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

– Nêu được khái niệm amine và phân loại amine (theo bậc của amine và bản chất gốc hydrocarbon).

 Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của amine (trạng thái, nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hồ tan).

 Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử và hình dạng phân tử methylamine và aniline.

 Trình bày được tính chất hố học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm –NH2 (tính base (với quỳ tím, với HCl, với FeCl3), phản ứng với nitrous acid (axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH)2.

 Trình bày được ứng dụng của amine (ứng dụng của diamine và aniline); các phương pháp điều chế amine (khử hợp chất nitro và thế nguyên tử H trong phân tử ammonia).

2. Kĩ năng:

– Xác định được bậc của amine, phân loại được amine dựa vào cấu tạo. – Viết được đồng phân amine khi biết CTPT của amine.

– Gọi được tên amine theo danh pháp gốc chức và danh pháp thay thế khi biết CTCT và ngược lại, từ tên gọi viết được CTCT của amine.

 Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dung dịch methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron(III)chloride (FeCl3), với copper(II) hydroxide (Cu(OH)2); phản ứng của aniline với nước bromine; mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hố học của amine.

– Nhận biết được các hợp chất amine; Phân biệt được amine với các chất khác bằng phương pháp hoá học.

– Viết được PTHH của các phản ứng HH chứng minh tính chất hố học của amine. – Nhận biết được 1 số chất trong tự nhiên chứa amine: nhận ra sự có mặt của 1 số amine qua mùi tanh (trong cá…); nhận biết được metylamine, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn đời sống.

– Vận dụng kiến thức về amine vào 1 số dạng bài tập liên quan như xác định CTPT, CTCT...

3. Thái độ

– Có thái độ tích cực, chủ động trong hoạt động học tập, nghiêm túc, trung thực và

cẩn thận. .

– Thấy được tầm quan trọng của các hợp chất amine trong đời sống và sản xuất, có ý thức giữ gìn cơ thể tránh tác động không tốt của môi trường : không trồng cây thuốc lá, không hút thuốc lá,…,vận động mọi người không trồng cây thuốc lá, không hút thuốc lá, không tàng trữ, buôn bán trái phép thuốc lá,…

4. Định hướng về hình thành và phát triển năng lực

– Năng lực thực nghiệm hoá học mở rộng:

+ Đề xuất được các phán đốn và xây dựng được giả thuyết về tính chất của hợp chất amine.

+ Nhận dạng và lựa chọn được các dụng cụ, hóa chất thích hợp để tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu hoặc kiểm chứng tính chất hố học của amine.

+ Đề xuất, lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu về hợp chất amine.

+ Thảo luận, trình bày báo cáo kết quả q trình thực nghiệm để nghiên cứu tính chất của amine.

+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các ngun tắc đảm bảo an tồn trong phịng thí nghiệm.

+ Vận dụng kiến thức đã học về amine để giải thích được một số kinh nghiệm trong dân gian như dùng chanh, giấm, rượu để khử mùi tanh của amine trong thực phẩm (cá).

+ Đánh giá ảnh hưởng của 1 số hợp chất amine tới sức khoẻ con người.

+ Tuyên truyền tới gia đình, cộng đồng về các sản phẩm chứa amine có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, ...).

– Một số năng lực khác: năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ HH...

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

– Các phiếu học tập theo kế hoạch bài học.

– Tranh ảnh, tư liệu về 1 số nguồn chứa amine trong tự nhiên.

– Dụng cụ, hoá chất: methylamine, aniline, nước bromine, nước cất, quỳ tím, dd HCl đặc, ống nghiệm, cặp gỗ, ống hút nhỏ giọt (pipette), đũa thuỷ tinh.

– Video thí nghiệm. – Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

– Ơn lại cấu tạo và tính chất của ammonia, phenolic. – Đọc trước bài amine.

– Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về 1 số nguồn chứa amine trong tự nhiên, tác hại của thuốc lá...

– Giấy A0, bút dạ, các sản phẩm học tập đã chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Biểu hiện của NLTNHH mở rộng

Hoạt động 1: Khởi động (3’)

- GV dẫn dắt: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do các amine tạo ra. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hợp chất amine là gì? Có cấu tạo, tính chất như thế nào? Và được sử dụng như thế nào trong cuộc sống.

- GV trình chiếu 1 số hình ảnh amine có ở đâu trong tự nhiên. - Chia lớp thành 3 nhóm để chuẩn bị cho các hoạt động sau.

- HS thống nhất thành viên của 4 nhóm, cử trưởng nhóm, thư kí.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và danh pháp của amine (10’)

- GV yêu cầu HS lên bảng viết CTCT của NH3.

- GV viết thêm CTCT của CH3NH2 và C6H5NH2.

Yêu cầu HS nhận xét điểm giống nhau trong CTCT của 3 chất

- HS lên bảng viết CTCT của NH3.

- Điểm giống nhau là đều có nguyên tử N.

- Các nhóm CH3-, C6H5- thay thế vào vị trí của 1 nguyên tử H trong công thức của NH3.

trên. Từ đó rút ra nhận xét các chất CH3NH2 và C6H5NH2 có CTCT rút ra từ CTCT của NH3 như thế nào?

- GV thông báo CH3NH2, C6H5NH2 là các amine. Yêu cầu HS định nghĩa amine là gì? Cho biết CT chung của một số loại amine thường gặp. Lấy ví dụ? - GV lưu ý: Amine thơm: có nhóm amine liên kết với C thơm.

- Yêu cầu HS làm câu 1 trong phiếu học tập số 1.

- HS nêu khái niệm amine: Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta được amine. - Công thức chung của một số amine:

+ CT chung của amine no, đơn chức: CnH2n+3N (n1)

+ CT chung của amine không no (1 lk ở gốc) đơn: CnH2n+1N (n

2)

+ CT chung của amine thơm, đơn chức: CnH2n-5N (n6) - HS trả lời: Các hợp chất thuộc amine là: (2), (3), (4), (7), (8), (9), (10).

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách phân loại theo cấu tạo mạch hidrocarbon của hợp chất alcohol đã học trong chương trình HH11.

- GV dẫn dắt: các amine có CTCT dạng R–N cũng có cách phân loại tương tự hợp chất alcohol. Vậy amine có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập thực nghiệm hóa học phần nguyên tổ nitrogen và các hợp chất của nguyên tố nitrogen (Trang 66)