Đánh giá và đánh giá năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT (Trang 25 - 26)

8. Bố cục luận văn

1.2. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu

1.2.1.3. Đánh giá và đánh giá năng lực

Trong những lĩnh vực khác nhau, thuật ngữ đánh giá lại đƣợc sử dụng theo những nghĩa khác. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “đánh giá là nhận định giá trị” của Hoàng Phê chủ biên (40, tr 58). Nguyễn Đức Chính cùng cộng sự cho rằng “đánh giá là q trình thu thập và xử lý thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác

định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào” (7, tr 2). Theo Jean-Marie De Ketele (68), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập hợp thơng tin đủ thích hợp, có

giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thơng tin nhằm đưa ra một quyết định”. Còn P.E.

Griffin (64, tr 38-42) cho rằng: “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một

sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thơng tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”.

Đánh giá theo năng lực là đánh giá các khả năng học sinh áp dụng các kiến

thức, kĩ năng đã học đƣợc vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống hàng ngày của Nguyễn Công Khanh. Theo Leen Pil ông cho rằng đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của ngƣời học trong một bối cảnh

có ý nghĩa. Đánh giá năng lực ngƣời học thực chất là dựa trên những kiến thức, kĩ năng… mà ngƣời học thể hiện trong cơng việc thực tế hoặc trong các tình huống sát với thực tế. Đây là một hƣớng tiếp cận khá mới khác với cách tiếp cận trƣớc đây, thƣờng không yêu cầu ngƣời học thể hiện kiến thức, kĩ năng qua công việc cụ thể mà chỉ dựa chủ yếu vào câu trả lời của ngƣời học qua bài kiểm tra. Nhƣng nếu chỉ dựa vào việc trả lời câu hỏi thì chúng ta khơng chắc ngƣời học có thể làm đƣợc điều đó hay khơng mà chỉ xác định đƣợc ngƣời học đã biết điều đó hay chƣa. Đặc biệt năng lực chỉ bộc lộ khi chủ thể hành động. Vì vậy, kiểm tra phải bằng cơng cụ làm bộc lộ kết quả và q trình thực hiện hành động đó khi giải quyết một nhiệm vụ.

Có rất nhiều những quan điểm, ý kiến khác nhau về đánh giá nhƣng trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn thuật ngữ đánh giá năng lực theo cách tiếp cận Eric Witty “là quá trình tương tác với người được đánh giá để thu thập các minh

chứng về năng lực, sử dụng các chuẩn đánh giá đã có để đưa ra kết luận về mức độ đạt hay khơng đạt về năng lực nào đó của người đó”. Đánh giá theo tiếp cận năng

lực là hƣớng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và thái độ và những kinh nghiệm vào cuộc sống chứ không chỉ đánh giá những đơn vị kiến thức đơn lẻ. Để chứng tỏ đƣợc ngƣời đƣợc đánh giá có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ đƣợc vận dụng các kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm bản thân vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực để chứng minh đƣợc khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hiện của mình cùng với thái độ của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu môn ngữ văn của học sinh lớp 10 THPT (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)