1.2. Tổng quan về ngành dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam
1.2.3.4. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ
Hiện tại ở Việt Nam ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ, kinh doanh theo kiểu hộ cá thể. Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông thường là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, do khả năng về tài chính cũng như mặt bằng kinh doanh hạn chế nên hầu như các cửa hàng này chỉ cung cấp được một số ít hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là một trong
những kênh phân phối hàng hóa quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam trong thời gian qua.
Như vậy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam, lĩnh vực phân phối bán lẻ đã có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ đã góp phần làm thay đổi cấu trúc và diện mạo thị trường trong nước theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cân xứng với tiềm năng của thị trường, hệ thống phân phối bán lẻ trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Loại hình bán lẻ chủ yếu vẫn là các cửa hàng qui mô nhỏ, hoạt động độc lập. Mơ hình siêu thị, trung tâm thương mại mới hình thành song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh với số lượng doanh nghiệp tham gia cịn ít, khoảng trên dưới 10 đơn vị, như: Sài Gòn Coop, Intimex, Citimart, Maximark, Fivimart…Đại bộ phận các siêu thị vẫn là qui mô nhỏ. Nếu như tỉ trọng doanh số bán lẻ qua hệ thống siêu thị ở Trung Quốc là 30 - 40 %, Thái Lan trên 40%, Singapore 60 - 70 % và Mỹ trên 90%,…thì ở Việt Nam hàng hố đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,..) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực phân phối bán lẻ cần được quan tâm phát triển hơn nữa để thích ứng trong điều kiện mớ cửa nền kinh tế. [7]
1.2.4. Doanh thu và tốc độ phát triển
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kinh tế đã từng bước phát triển một cách vững chắc. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một đa dạng. Hàng hóa trên thị trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Trong vòng 10 năm
từ 1996 tới 2006, doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đã tăng gần gấp 3 lần đạt 36.29 tỉ USD vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá cao, từ năm 2002 tới nay tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%/năm:
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ
Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế TP Hồ Chí Minh
Với dân số trên 84 triệu người, trong đó có 65% là dân số trẻ, thu nhập ngày càng cao, tốc độ tiêu dùng tăng mạnh mẽ, và là cửa ngõ dẫn tới các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào…, nước ta đang trở thành một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của thế giới. Không những thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi mức trung bình của thế giới chỉ là 97 điểm, Việt Nam được tập đoàn tư vấn AT Kearney xếp hạng về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ là vị trí thứ 3 năm 2006, thứ 4 năm 2007 và thứ nhất năm 2008 (xem Bảng 5). [24]
Bảng 5: Bảng tổng hợp xếp hạng về độ hấp dẫn thị trƣờng bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008
Năm Tổng điểm Xếp hạng 2004 76 7 2005 79 8 2006 84 3 2007 74 4 2008 88 1
Nguồn: AT Kearney, Growth Opportunities For Global Retailers, 2004 - 2008
Tiềm năng đầy hứa hẹn đó kết hợp với việc mở cửa thị trường phân phối sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ. Và chúng ta có quyền hy vọng trong một tương lai khơng xa, Việt Nam sẽ có dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên nghiệp, năng động và hiện đại.