Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết wto (Trang 83 - 84)

3.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành

3.2.1.1.Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt

đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Bán lẻ là ngành có vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối hàng hóa nền kinh tế quốc dân nên bản thân nó địi hỏi những quy định, quy chế riêng. Trong khi đó, hệ thống luật pháp nước ta lại tỏ ra kém hiệu quả do thường xuyên có sự bổ sung, điều chỉnh, gây ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư.

Vấn đề cấp thiết bây giờ là nhà nước cần thống nhất các quy định về hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo các hướng dẫn cụ thể đến từ đơn vị quản lý. Việc thống nhất này sẽ tạo môi trường pháp lý thơng thống, minh bạch và dễ áp dụng cho các cấp chính quyền quản lý và tiết kiệm thời gian và chị phí cho các nhà đầu tư. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc hay Thái Lan – những quốc gia mở cửa trước chúng ta để vận dụng những điểm phù hợp và tránh các biện pháp sai lầm. Có một biện pháp quản lý vận hành của hoạt động bán lẻ là việc thiết lập Luật Kinh doanh bán lẻ như ở Trung Quốc, xây dựng các quy chế và tiêu chuẩn phát triển cho các loại hình bán lẻ.

Nhà nước cần điều chỉnh các khung pháp lý sao cho phù hợp với cam kết quốc tế, thu hút có chọn lọc vốn đầu tư nước ngồi và vừa kiểm sốt hoạt động, tránh tình trạng đầu tư lũng đoạn thị trường. Thực tế hiện nay, các

doanh nghiệp trong nước vẫn muốn được nhà nước bảo hộ, hạn chế sự mở rộng và đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Việc đưa ra quy định kiểm tra nhu cầu thực tế (ENT) tại địa phương trước khi cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài là một cách mà nhiều nước áp dụng. Để tránh tình trạng 64 tỉnh thành có 64 cách áp dụng khác nhau dẫn đến việc kiểm sốt FDI khó khăn, nhà nước nên có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí đánh giá như: mật độ dân cư trong khu vực là bao nhiêu thì phù hợp hay quy hoạch vùng như thế nào thì sẽ dẫn đến tình trạng mỗi tỉnh có một cách áp dụng khác nhau. Chẳng hạn, điểm bán lẻ thứ hai được cấp phép tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội nếu đang có ít hơn 30 cơ sở bán lẻ thương mại hiện đại thì khoảng cách là 25 km tính từ trung tâm thành phố, ở đơ thị loại I, II nếu có ít hơn 10 cơ sở thì khoảng cách là 10 km, cịn các đơ thị cịn lại, thị xã, thị trấn ít hơn 5 cơ sở thương mại hiện đại đang hoạt động động thì khoảng cách xây dựng cơ sở thứ hai là 3 km.

Việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của nhà bán lẻ quốc tế hiện nay là cần thiết khi thành phần kinh tế của ta tham gia thị trường còn nhiều mặt yếu kém. Tuy nhiên, việc xây dựng quá nhiều rào cản sẽ có tác động ngược lại đối với thị trường bán lẻ trong nước, là nguyên nhân của mơi trường đầu tư kém hấp dẫn và hình thành những tiêu cực cấp phép và ưu đãi về mặt hàng ở nhiều địa phương. Do vậy, chính phủ cần ban hành chính sách định hướng phát triển thương mại nội địa phù hợp đảm bảo vừa khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đổi mới và phát triển, vừa thu hút có chọn lọc nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết wto (Trang 83 - 84)