Xây dựng chính sách về mặt hàng, giá, phương thức và hình

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết wto (Trang 93 - 100)

3.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành

3.2.2.4. Xây dựng chính sách về mặt hàng, giá, phương thức và hình

hàng, khuyến mại

- Về chính sách mặt hàng: Các doanh nghiệp bán lẻ không nên ỷ lại

vào nhà cung cấp đến chào hàng mà phải chủ động tìm nguồn hàng mới, chủ động nghiên cứu, dự đốn nhu cầu và trực tiếp gặp gỡ các nhà sản xuất để đặt hàng theo yêu cầu về tính năng, chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm do mình tự thiết kế hoặc phối hợp với nhà sản xuất thiết kế ra và mang thương hiệu riêng của nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên dự kiến tỷ trọng hàng hóa cần sản xuất trong và ngoài nước sao cho phù hợp với mục tiêu khách hàng, phân khúc thị trường.

- Về chính sách giá: Doanh nghiệp bán lẻ cần xác định mức giá phù

hợp với khả năng thanh toán của khách hàng thay vì định giá hợp lý của doanh nghiệp bán lẻ (chi phí mua hàng + lãi vay). Bằng các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí, tăng nhanh vịng quay hàng hóa, mua hàng với khối lượng lớn để hưởng mức giá chiết khấu cao, thời gian thanh toán dài hơn..., doanh nghiệp đưa ra mức giá tối ưu nhất kết hợp với dịch vụ tốt để thu hút khách hàng, tạo ra doanh số bán hàng cao, giúp giảm chi phí cố định theo số lượng hàng bán ra.

- Về phƣơng thức và hình thức bán hàng: Doanh nghiệp bán lẻ nội

địa cần tăng cường đầu tư vào quản lý bán hàng, thanh toán hiện đại, tiện nghi để vừa xúc tiến quảng cáo thương hiệu, tăng hiệu quả kinh doanh. Đa dạng

hóa loại hình bán lẻ bằng cách có thể kết hợp bán hàng qua cửa hàng và qua hệ thống website thương mại điện tử.

- Về chính sách khuyến mại: Đối với một nước thu nhập còn thấp

như nước ta thì vấn đề giá cả, các chương trình ưu đãi ln thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và tổ chức cụ thể như: tặng phiếu mua hàng ưu đãi, tổ chức trị chơi có thưởng, giảm giá vào các dịp đặc biệt hay giảm giá với khách hàng mua số lượng lớn... Sử dụng chương trình khuyến mại, giảm giá lớn là biện pháp kích cầu khá hiệu quả để tăng doanh số bán hàng, giới thiệu các sản phẩm mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có một kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn để dự trữ nguồn hàng, dự trù tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tăng cường hoạt động đầu tư, nghiên cứu thị trường để kịp thời đáp ứng những thay đổi trong thị hiếu và xu hướng tiêu dùng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước

ngoài một cách hợp lý và có chọn lọc trong thời gian tới. Những giải pháp trên được đưa ra dựa trên cơ sở định hướng thu hút vốn FDI của nhà nước theo lộ trình cam kết WTO cùng với xu hướng phát triển trên thế giới và thực trạng thu hút FDI vào dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam trong những năm gần đây. Để có thể hiện thực hóa những giải pháp này, chúng ta không chỉ cần sự định hướng và hỗ trợ từ phía các tổ chức nhà nước mà chính bản thân các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước cũng phải nhận thức được tình hình thị trường để thay đổi cho phù hợp. Nếu làm được những điều đó thì triển vọng thu hút vốn FDI vào thị trường bán lẻ một cách hợp lý để vừa phát triển kinh tế lại vừa hạn chế những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế - xã hội chắc chắn sẽ thành hiện thực.

KẾT LUẬN

Bằng những phân tích và đánh giá thực tế tình hình thu hút FDI vào dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO đặt trong tương quan so sánh với giai đoạn trước đó, khóa luận đưa ra cái nhìn cận cảnh về sự phát triển của dịch vụ bán lẻ Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự đi lên của những nhà bán lẻ nước ngoài khi tiến hành khai thác ở thị trường Việt Nam. Mở cửa thị trường là một xu hướng tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới. Hội nhập theo xu hướng chung đó, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã có nhiều chuyển hướng tích cực cùng với sự tăng lên của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ những lý luận chung về FDI và dịch vụ bán lẻ, khóa luận chỉ ra dịch vụ bán lẻ Việt Nam thực sự là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu nước ngoài. Kể từ khi có dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên vào năm 1996, dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã và đang thu hút được một số tập đoán bán lẻ hàng đầu thế giới đến đầu tư và triển khai các loại hình bán lẻ hiện đại. Sự xuất hiện của các tập đoàn này thúc đẩy dịch vụ bán lẻ Việt Nam thay đổi nhanh chóng cả về quy mơ, cơ cấu hàng hóa cũng như chủ thể tham gia. Cùng với đó, miếng bánh thị phần đã được chia lại cho các nhà đầu tư nước ngoài chứ khơng cịn là thị trường độc quyền của các nhà phân phối trong nước nữa. Qua việc phân tích tình hình thu hút vốn FDI vào thị trường bán lẻ trước cũng như sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khóa luận đã chứng minh việc các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia dịch vụ bán lẻ đã đem lại tác động tích cực nhiều hơn tác động tiêu cực trong giai đoạn này. Từ đó, tác giả kiến nghị những biện pháp thu hút FDI vào ngành một cách có chọn lọc, trọng điểm trong thời gian tới để vẫn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phân phối trong nước nâng

cao sức cạnh tranh, đồng thời hạn chế các vấn đề tiêu cực về kinh tế - văn hóa - xã hội.

Trước tình hình kinh tế và sự phát triển dịch vụ bán lẻ hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngồi cần một chính sách, định hướng cụ thể về thủ tục xét duyệt và cấp phép, các công cụ hỗ trợ ưu đãi, nhất là vấn đề bố trí mặt bằng... sao cho phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và cả nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối trong nước cần nhận rõ thách thức trong thời gian tới để có biện pháp cải thiện, đổi mới theo xu hướng thế giới và những biến đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam. Các doanh nghiệp phân phối trong nước nếu nâng cao được khả năng cạnh tranh sẽ chủ động tiếp cận và sử dụng có hiệu quả dịng vốn FDI. Việc tăng cường thu hút sẽ khơng cịn là vấn đề tranh luận gay gắt nữa mà tiến tới là một giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo Tân Hoa Xã, Trung Quốc cân nhắc lợi hại sau 5 năm gia nhập WTO, số ra ngày 11/12/2006

2. Bộ Công thương (2008), Tổng hợp kết quả đầu tư và phát triển chợ đến 31/12/2007, Vụ thị trường trong nước, Hà Nội

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (3/2008), Danh mục đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phân phối bán lẻ 1996- 3/2008.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên Hợp quốc (2005), Phát triển các thành phần dịch vụ, chìa khóa cho Việt Nam tăng trưởng bền vững. UNDP, Hà Nội.

5. Bộ Thương mại (2006) Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn

quốc đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Hà Nội.

6. Bộ Thương mại (2007), Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của

việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuôn khổ gia nhập WTO, Hà Nội

7. Bộ Thương mại (2006), Đề án phát triển thương mại trong nước 2006- 2010, định hướng đến 2020, Hà Nội,

8. Bộ Thương mại và GTZ (2005), Dự đoán về môi trường pháp lý cho dịch

vụ phân phối ở Việt Nam, Hà Nội.

9. Intimex (2005), Tham luận chiến lược phát triển hệ thống kinh doanh nội

địa để trở thành nhà phân phối lớn của Việt Nam, Hà Nội.

10. Metro Group (2005), Hệ thống phân phối ở châu Âu và quá trình phát triển của mơ hình Cash & Carry, Hà Nội.

11. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý luận chính trị xã hội.

12. PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu & các đồng tác giả (2004), Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,

NXB Lý luận chính trị xã hội

13. PGS. TS. Nguyễn Văn Thường, Trương Đình Chiến (1999), Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, NXB Thống kê.

14. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 84, Thực trạng và giải pháp phát triển thị

trường hàng hóa dịch vụ ở Việt Nam, tháng 6/2004.

16. Tạp chí Sài Gịn tiếp thị, số 235, Tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối của người tiêu dùng Việt Nam, ra ngày 24/3/2006.

17. Thái Bình Dương (2009), Những thách thức và hai vấn đề đối với hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam sau khi mở cửa dịch vụ phân phối, Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, trang 53 - 56.

18. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm từ 2001 - 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. TS Nguyễn Thị Nhiễu, Siêu thị - phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại

ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội, 2006

20. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), WTO – Các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

21. Viện Nghiên cứu Thương mại (2005), Đề tài tác động của việc Việt Nam

gia nhập WTO đến hoạt động thương mại Việt Nam. Hà Nội.

22. Viet Trade – Cục xúc tiến thương mại, Bộ Thương Mại (2005), Ngành bán lẻ nội địa và bài học từ Hàn Quốc, Hà Nội

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

23. AC Nielsen, Grocery Report, 2006 - 2009

25. Athukorala, Prema-chandra, (2006) Trade Policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam. World Economy.

26. Auffret, Philippe (2003) Trade Reform in Vietnam: Opportunities with Emerging Challenges. World Bank Policy Research Working Paper 3076.

World Bank, Washington, D.C.

27. CBRE Vietnam (2008), Market trends & local opportunities for retailers

and developers.

28. Jonathan Reynolds, Christine Cuthbertson, Richard Bell (2003), Retail Strategy: the view from the bridge, Butterworth – Heinemann Publisher.

29. Julian Arkell and Michael D C Johnson. SIA of WTO negotiations (2005)

Final report for the Distribution services Study. Institute for Developmenet

Policy and Management, University of Manchester, UK.

30. MPI (Ministry of Planning and Investment) and UNDP (United Nations Development Programme), (2005), Services Sector Development: A Key to Viet Nam's Sustainable Growth. UNDP, Hanoi.

31. OECD (1999), OECD Benchmark Definition of foreign direct investment, 3nd edition.

32. Steven Ramonas (2002), Thailand Supermarket Entry: Wal-Mart,

Thailand.

WEBSITE:

33. WTO, “Services sectoral classification list”, truy cập lúc 14h15’ ngày 24 tháng 1 năm 2010 từ trang web

http://www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/mtn_gns_w_120_e.doc

34. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2008), “Công tác xúc tiến đầu tư phát huy hiệu quả”, truy cập lúc 22h30’ ngày 13 tháng 3 năm 2010 từ trang web

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns0810240949 20?b_start:int=10

35. Phạm Thanh Long (2009), “Thị trường bán lẻ khơng có xáo trộn sau ngày 1/1/2009”, truy cập lúc 19h15’ ngày 27 tháng 3 năm 2010 từ trang web

http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=12117

36. Nguyễn Minh Tuấn (2009), “Phát triển dịch vụ phân phối thời suy thoái: Cờ đã đến tay”, truy cập lúc 15h15’ này 12 tháng 3 năm 2010 từ trang web

http://tinkinhte.jcapt.com/nd5/viewsubject/mo-cua-thi-truong-ban-le-viet- nam/phat-trien-dich-vu-phan-phoi-thoi-suy-thoai-co-da-den-

tay/33370.s_42.4.html

37. Website của Metro Cash & Carry: http://www.metrogroup.de

38. Website của Carrefour: http://www.carrefour.com

39. Website của Wal-mart: http://www.walmartstores.com

40. Website của Sai Gon Co-op Mart: http://www.saigonco-op.com.vn

41. Website của G7 Mart: http://www.g7mart.com

42. Website của Dairy Farm Group: http://www.dairyfarmgroup.com

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết wto (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)