Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết wto (Trang 87 - 90)

3.2. Các giải pháp nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành

3.2.1.4. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp

3.2.1.4.1. Hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất

Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh phân phối bán lẻ, các tập đoàn bán lẻ hàng đầu ln tìm cách tận dụng mọi nguồn lực để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Họ tìm đến các nhà sản xuất lớn trong nước hay các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu để có nguồn hàng cung ứng ổn định, mua số lượng lớn với giá rẻ để giảm chi phí đầu vào và cũng là để tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với nhập khẩu toàn bộ hàng hóa từ nước ngồi. Cắt giảm chi phí là một trong những nhân tố khiến giá thành của họ cạnh tranh hơn và có thời gian, nhân lực, vật lực để phát triển các dịch vụ tiện ích gia tăng. Do vậy, muốn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ bán lẻ thì nhà nước cần có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp sản

xuất tập trung chuyên mơn hóa sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như:

- Giảm thuế, phí, nới rộng thời gian nộp thuế, đưa ra mức thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp ở vùng khó khăn

- Hỗ trợ về vốn thơng qua các chương trình ưu đãi về tín dụng, các quỹ phát triển, nguồn vốn tài trợ từ bên ngồi

- Khuyến khích thành lập các hiệp hội, các nhà sản xuất hỗ trợ nhau cùng phát triển, tìm đầu mối phân phối hay tạo ra thế mạnh khi thương lượng về giá và các điều kiện liên quan. Chẳng hạn, thời gian qua đã có Hiệp hội cà phê, Hiệp hội may mặc...

- Hỗ trợ về chuyên gia và công nghệ phát triển sản phẩm, ngành hàng mới, phong phú và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.1.4.2. Hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phân phối

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối, nhà nước cũng cần hỗ trợ để các doanh nghiệp này nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, tránh tình trạng phá sản hàng loạt khi các tập đoàn nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn của họ sau ngày 01/01/2009. Bởi lẽ khi năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp này được củng cố thì việc thu hút đầu tư nước ngồi khơng cịn bị phản đối gay gắt, việc sử dụng nguồn vốn FDI cũng hiệu quả hơn. Hỗ trợ các doanh nghiệp này, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất, công bố thông tin về mở cửa thị trƣờng, tự do hóa thƣơng mại

Nhà nước có vai trị chủ đạo và tích cực trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết vấn đề pháp lý, lộ trình thực hiện các cam kết, lợi ích và thách thức khi mở cửa thị trường để các doanh nghiệp phân phối và các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ chủ động đổi mới và thích ứng tốt với tình hình thị trường bằng các biện pháp cụ thể như:

- Công bố rộng rãi thơng tin về mở cửa thị trường, lộ trình và cam kết của chúng ta trên các phương tiện truyền thông. Ở đây cần lưu ý là nên kết hợp các hình thức tuyên truyền linh hoạt, giải thích cụ thể từng cam kết và lộ trình để những người có trình độ cao hay thấp đều có thể hiểu và tiếp cận một cách dễ dàng. Có như vậy công tác tuyên truyền và phổ biến mới đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực.

- Chính phủ có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại

- Chính phủ cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan ban ngành như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp phối hợp tổ chức các hội thảo, chương trình đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp phân phối.

Thứ hai, nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể

- Xây dựng những chính sách quy hoạch cơng khai các vị trí bán lẻ để các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngồi đấu thầu cơng khai, tránh tình trạng thay đổi đột ngột làm các doanh nghiệp không kịp chuẩn bị.

- Có những chính sách hỗ trợ hoặc khuyến khích phù hợp để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể tham gia vào các chuỗi cửa hàng phân phối uy tín theo kiểu làm đại lý hoặc nhượng quyền kinh doanh. Nhà nước có thể bảo lãnh các hộ kinh doanh nhỏ lẻ này để họ được tham gia liên kết với các nhà phân phối lớn, mang tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt là các nhà phân phối trong nước để từng bước chuyển đổi hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể này theo hướng ổn định lâu dài. Ngồi ra, chính phủ cũng cần nghiên cứu các chương trình tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể vay vốn để chuyển đổi sang ngành nghề, lĩnh vực khác.

Thứ ba, nhà nƣớc cần cụ thể hóa các chính sách về thuế, đất đai, chính sách phát triển nguồn nhân lực: Thơng qua các chương trình đào tạo

tại các trường đại học, cao đẳng, bắt kịp các xu thế phát triển trên toàn thế giới liên quan đến hệ thống phân phối và quản lý mạng lưới cửa hàng bán lẻ..., nhà nước cần tạo điều kiện để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ phân phối bán lẻ theo lộ trình cam kết wto (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)