.Mơ hình sử dụng hệ số nhân thu nhập (hệ số giá/ thu nhập) – P/E

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính phân tích và định giá cổ phiếu của công ty cổ phần tập đoàn masan trên ttck việt nam (Trang 33 - 38)

1.3 .Các mơ hình định giá cổ phiếu

1.3.3 .Mơ hình sử dụng hệ số nhân thu nhập (hệ số giá/ thu nhập) – P/E

P/E là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại. Đây là một trong những chỉ số phổ biến được niêm yết trên TTCK, trước hết thể hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu nhập từ cổ phiếu đó. Cơng thức tính như sau:

Ta có cơng thức tính EPS như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

Như vậy: P0 = P/E * E1 Trong đó:

E1: thu nhập dự tính trên mỗi cổ phiếu năm sau đó

Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

Theo cách này chúng ta lấy chỉ số P/E bình qn của tồn ngành hoặc một cơng ty tương đương với công ty mà chúng ta cần định giá. Công ty lựa chọn để lấy P/E sẽ phải là cơng ty có cổ phiếu đang được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ suất lợi nhuận, có độ rủi ro, và mức tăng trưởng tương tự. Khi đó, chúng ta sẽ xác định giá cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của toàn ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.

Cách thứ hai: Xác đinh hệ số P/E nội tại của chính cơng ty cần định giá cổ phiếu

Sử dụng lại công thức định giá cổ phiếu theo mơ hình tăng trưởng đều đặn DDM, hệ số P/E có thể được viết lại như sau:

Hoặc:

Do vậy, hệ số P/E được xác định bởi các yếu tố: 1. Hệ số chi trả cổ tức kỳ vọng (Di) 2. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu dự kiến (r) 3. Tốc độ tăng trưởng cổ tức kỳ vọng (g)

Giá cổ phiếu được xác định bằng cách lấy hệ số P/E của công ty nhân với thu nhập của công ty. Chú ý rằng, một sự thay đổi nhỏ đối với k hoặc g hay cả hai sẽ có tác động rất lớn đối với giá trị P/E tính theo cơng thức trên.

Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu của công, việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể khơng đơn thuần như hai phương pháp vừa trình bày trên đây, mà còn phải căn cứ vào xu hướng phá triển của toàn ngành và của từng cơng ty cụ thể. Vì thế, người ta có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để xác định giá trị cổ phiếu của công ty.

Sau khi ước tính P/E. Chúng ta ước tính E1 – dựa vào E0 và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập và từ đó có thể ước tính được giá của cổ phiếu.

CHƯƠNG II: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MƠ HÌNH ĐỊNH GIÁ

2.1. Phân tích vĩ mơ

2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới

Trong năm 2021, hoạt động kinh tế thế giới được mở rộng tại hầu hết các nước và khu vực (trừ Hoa Kỳ và Trung Quốc). Chỉ số quản lý sức mua (PMI) sản xuất toàn cầu tăng từ 53,6 điểm (tháng 1) lên 54,2 điểm (tháng 11), cho thấy sự hồi phục của các hoạt động kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế thế giới đạt khoảng 5,9% trong năm 2021 (tăng so với mức -3,1% trong năm 2020), trong đó, các nước phát triển đạt 5,2% (tăng so với mức -4,5% năm 2020), các nước mới nổi và đang phát triển đạt 6,4% (tăng so với mức -2,1% năm 2020).

Lạm phát và giá cả hàng hóa tăng

Lạm phát thế giới có xu hướng tăng trong năm 2021 do sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu. Tại các nước phát triển, lạm phát có xu hướng tăng từ 0,7% (năm 2020) lên 2,8% (năm 2021); tại các nước mới nổi và đang phát triển cũng tăng lần lượt từ 5,1% (năm 2020) lên 5,4% (năm 2021) do giá hàng hóa tăng.

Sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tồn cầu cũng đẩy giá cả hàng hóa thế giới tăng. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ số giá hàng hóa có xu hướng tăng từ 137,2 điểm (tháng 1) lên 183,85 điểm (tháng 11), chủ yếu do chỉ số giá phân bón tăng 104,79%, chỉ số giá nhiên liệu tăng 70,99%.

Giá dầu thế giới trong năm 2021 có xu hướng tăng chủ yếu do lượng tồn kho toàn cầu giảm và niềm tin về triển vọng nhu cầu năng lượng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Trong đó, giá dầu WTI bình qn giao ngay đạt 67,92 USD/thùng (tính đến ngày 20/12/2021), tăng 73,43% so với năm 2020; giá dầu Brent bình qn giao ngay đạt 70,70 USD/thùng (tính đến ngày 20/12/2021), tăng 68,51% so với năm 2020.

Thương mại thế giới

Trong năm 2021, nhờ tác động của các gói kích thích kinh tế và chiến lược tiêm chủng được triển khai rộng rãi, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu phục hồi, thương mại thế giới đã dần phục hồi, cán cân thương mại thặng dư tại hầu hết các nước (trừ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines), tuy nhiên vẫn phải đối diện với những rủi ro liên quan đến diễn biến phức tạp của đại dịch. Cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt 705,24 tỷ USD (trong 10 tháng đầu năm 2021), tăng 29,74% so với cùng kỳ

năm 2020. Trong 11 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư 581,71 tỷ USD, tăng 26,48% so với cùng kỳ năm 2020; Nhật Bản thâm hụt 867,113 tỷ JPY, tăng 274%; Thái Lan thặng dư 3,93 tỷ USD, giảm 83,9%. Theo IMF (tháng 10/2021), tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo đạt 9,7% trong năm 2021.

* Xu hướng điều chỉnh chính sách trong bối cảnh đại dịch

Trong năm 2021, các nước tiếp tục thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm ứng phó với dịch Covid-19.

Chính sách tiền tệ

Một số quốc gia và khu vực tiếp tục xu hướng nới lỏng CSTT, tuy nhiên, một số quốc gia khác lại có động thái chuẩn bị hoặc bắt đầu thắt chặt CSTT.

Trong tháng 12/2021, Hoa Kỳ đã quyết định đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã cắt giảm 15 tỷ USD trong chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 11 và tăng gấp đôi mức cắt giảm trong tháng 12.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 24/6/2021 đã bơm 30 tỷ CNY (4,6 tỷ USD) bằng hợp đồng repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày - đây là lần bơm thanh khoản đầu tiên kể từ tháng 3/2021. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng có chi nhánh ở nước này từ 5% lên 7%. Tuy nhiên, trong tháng 12/2021, Trung Quốc đã giảm lãi suất từ 3,85% xuống 3,8%.

Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ với hai trụ cột chính là tiếp tục áp dụng lãi suất âm (-0,1%) và chương trình mua trái phiếu chính phủ khơng hạn chế nhằm từng bước thực hiện mục tiêu lạm phát 2% trong trung hạn.

Trong năm 2021, Indonesia liên tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, như giảm lãi suất theo hợp đồng mua lại đảo ngược thời hạn 7 ngày (BI-7DRR) 25 điểm phần trăm xuống 3,5%; đồng thời, hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay 25 điểm phần trăm xuống lần lượt 2,75% và 4,25%.

Châu Âu tiếp tục giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay cận biên 0,25% và lãi suất tiền gửi -0,5%. Chương trình khẩn cấp mua trái phiếu trong đại dịch vẫn giữ nguyên 1.850 tỷ EUR và được duy trì đến hết tháng 3/2022.

Tuy nhiên, một số quốc gia lại có động thái thắt chặt CSTT, như Cộng hòa Séc tăng lãi suất từ 0,25% lên 0,5% (tháng 6) và tiếp tục tăng lên 0,75% (tháng 8). Nga

nâng lãi suất từ 7,5% lên 8,5% (tháng 12). Brazil nâng lãi suất từ 5,25% lên 6,25% (tháng 9), từ 6,25% lên 7,75% (tháng 10) và từ 7,75% lên 9,25% (tháng 12).

Chính sách tài khóa

Tại châu Âu, Đức thông báo cắt giảm thuế tiêu thụ năng lượng nhằm chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng cao. Theo đó, thuế tiêu thụ điện sẽ giảm xuống còn 3,723 xu EUR/1 kwh từ ngày 01/01/2022. Pháp trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp (dưới 2 nghìn EUR) 100 EUR/tháng nhằm vượt qua tác động của việc tăng giá năng lượng.

Hoa Kỳ thông qua dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1.800 tỷ USD nhằm tăng cường mạng lưới an tồn xã hội và chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Tổng thống Biden đã ký ban hành luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD, trong đó có 550 tỷ USD tài trợ mới sẽ được đầu tư vào đường bộ, cầu và đường sắt của Hoa Kỳ.

Trung Quốc thực hiện chính sách hỗn thuế trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng bởi giá ngun liệu thơ và chi phí sản xuất tăng cao. Ngồi ra, Trung Quốc đã phê duyệt 40 dự án đầu tư tài sản cố định, có tổng giá trị đầu tư 246,4 tỷ CNY (khoảng 38,1 tỷ USD), bao gồm các lĩnh vực bảo vệ nguồn nước và năng lượng.

Nhật Bản quyết định sử dụng 500 tỷ JPY (tương đương 4,6 tỷ USD) trong quỹ dự phịng của tài khóa 2021 (bắt đầu từ ngày 01/4) để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu thiệt hại do Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba do đại dịch Covid-19. Nhật Bản cũng đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung của năm tài khóa 2021 với tổng trị giá 36 nghìn tỷ JPY (khoảng 314 tỷ USD) để tài trợ một phần cho gói kích thích kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Thái Lan dành hơn 140 tỷ THB cho chương trình đảm bảo giá lúa gạo trong năm tài khóa 2021 - 2022. Trước đó, Thái Lan cũng đã đưa ra gói gói kích cầu và hỗ trợ tài chính trị giá gần 48 tỷ THB nhằm giúp người dân và ngành y tế vượt qua khó khăn.

Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Indonesia đã mở rộng đối tượng doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và miễn thuế nhập khẩu. Theo đó, số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế doanh nghiệp tăng từ 216 lên 481, ưu đãi thuế nhập khẩu tăng từ 132 lên 397 và ưu đãi thuế giá trị gia tăng tăng từ 132 lên 229. Trong 5 năm tiếp theo, Indonesia hướng tới cải cách thuế giá trị gia tăng đối

với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, với mức thuế tăng từ 10% hiện nay lên 11% (từ ngày 01/4/2022) và 12% (từ ngày 01/01/2025). Trong khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giữ nguyên ở mức 22%, thay vì cắt giảm xuống còn 20% trong năm 2022 theo kế hoạch trước đó.

(Theo Viện chiến lược và Chính sách tài chính – 2022)

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính phân tích và định giá cổ phiếu của công ty cổ phần tập đoàn masan trên ttck việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)