(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 2.1.2: Tốc độ tăng CPI của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê (2021), lạm phát trong năm 2021 giảm là do giá xăng dầu, giá gas trong tháng 12/2021 giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021- 2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra và là năm tiếp theo kiểm sốt lạm phát thành cơng.
Lãi suất
“Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không thực hiện cắt giảm lãi suất điều hành 3 lần như trong năm 2020, nhưng sử dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau để hỗ trợ cho thanh khoản thị trường ở trạng thái dồi dào, gần như không sử dụng tới các hoạt động thị trường mở, mua ngoại hối và bơm VND ra thị trường… Theo đó, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất lịch sử, trung bình năm 2021 giảm 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của năm 2020. Lãi suất huy động thấp nhất lịch sử có thể là nguyên nhân khiến tiền gửi từ khu vực dân cư tiếp tục tăng chậm lại. 10 tháng đầu năm chỉ tăng 3,08% trong khi trung bình cùng kỳ các năm gần đây tăng hơn 10%. Hồn tồn có khả năng một phần dòng tiền gửi từ dân cư đã chuyển sang các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khốn. NHNN đã tiếp tục giữ lãi
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2018 2019 2020 2021 3.54 2.79 3.23 1.84
Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2018 - 2021
suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận vốn với chi phí thấp, có cơ sở giảm lãi suất cho vay. Ðồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm đến mức thấp nhất các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới".
(Theo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – 01/2022)
Chính sách tỷ giá
NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đơ-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định. Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020. Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
(Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – SBV)
2.2. Phân tích ngành
2.2.1. Phân tích chu kỳ sống của ngành
Hình 2.2.1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trung bình của ngành thực phẩm giai đoạn 2015 – 2021
Nhìn vào biểu đồ phân tích ngành thực phẩm trong giai đoạn từ 2015 – 2021, từ đó có thể nhận xét rằng:
Tổng giai đoạn từ 2015 – 2019, có thể thấy năm 2016 có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất với hơn 15%. Tại thời điểm này, doanh thu chủ yếu tới từ đồ uống, bao gồm sữa, đồ uống có gas và đồ uống có cồn. Giá cả cũng góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, khi sản phẩm đồ uống có cồn nội địa có giá cả thấp hơn đồ uống ngoại nhập, bởi đồ uống ngoại phải chịu thuế khá cao, từ đó các sản phẩm nội địa đã tiếp cận được nhiều khách hàng. Lợi nhuận sau thuế trung bình tồn ngành của năm 2017 có giá trị thấp nhất, trong khi các năm còn lại đạt hơn 500,000 tỷ đồng trở lên thì năm này lợi nhuận trung bình chỉ đạt 488,004 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là nguồn cung nguyên liệu nội địa cịn thiếu, vì thế phải nhập khẩu nguyên liệu cho khâu chế biến thực phẩm, hơn nữa, khi đó ngành thực phẩm trong nước vẫn chưa có sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sang tới năm 2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ngành giảm xuống cịn 3,95%, đây là tốc độ tăng thấp nhất. Ở thời điểm này mới bùng nổ sức hút từ các trang mua sắm thương mại điện tử. Tuy nhiên, cách thức mua sắm này vẫn cịn mới lạ với người tiêu dùng, vì thế tăng trưởng ngành năm 2019 nằm tại giai đoạn suy thối. Khơng những vậy, thời điểm đó người tiêu dùng có thu nhập cao hơn nên cũng khắt khe hơn trong việc lựa chọn thực phẩm tiêu dùng, các sản phẩm đó phải sạch, đảm bảo chất lượng cho dù giá thành cao.
Tới giai đoạn 2020 – 2021, mặc dù phải đối mặt với dịch bệnh Covid19 nhưng ngành thực phẩm vẫn đạt mức doanh thu và lợi nhuận dương, thậm chí cịn cao hơn cả năm chưa xảy ra dịch bệnh. Cụ thể, năm 2020 là năm đạt mức tăng trưởng nhanh khi tốc độ tăng của doanh thu trung bình tăng lên 15,13% so với năm 2019. Có nhiều lý do khiến cho doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn này đạt mức cao. Thứ nhất, trong bối cảnh đại dịch diễn ra triền miên, người tiêu dùng có xu hướng tích trữ thực phẩm, từ thực phẩm tươi cho tới các thực phẩm được đóng gói. Thứ hai, người tiêu dùng có tâm lý muốn mua nhiều các thực phẩm tăng cường dinh dưỡng, hệ miễn dịch, bên cạnh đó, phải đạt tiêu chuẩn sạch và lành mạnh. Ngoài ra, nhờ những phát kiến mới từ các doanh nghiệp trong nước và tinh thần học hỏi các sản phẩm quốc tế, ngành thực phẩm đã phần nào thay đổi được cái nhìn của người dân về sản phẩm nội địa. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ tới từ các sàn thương mại điện tử cũng là thứ thu hút người tiêu dùng mua sắm nhiều các sản phẩm trong ngành hơn. Cho tới cuối năm 2021, xuất khẩu
trở nên dễ dàng hơn khi tình hình dịch bệnh thuyên giảm, nắm bắt cơ hội này, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản sang nước ngồi, giúp cho toàn ngành thực phẩm khởi sắc.
Trong các năm tiếp theo, nếu đại dịch tiếp tục suy yếu, nền kinh tế được phục hồi, cộng thêm việc mua bán qua các kênh thương mại điện tử vẫn tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ thì tăng trưởng trong ngành thực phẩm tại nội địa có thể sẽ có rất nhiều cơ hội. Nhưng bên cạnh đó, vẫn cần phải chú ý tới bối cảnh xung đột giữa Nga – Ukraine và chính sách “khơng Covid” từ Trung Quốc, nếu tình hình vẫn cịn tiếp diễn thì Việt Nam khó có thể tiếp cận nguồn cung từ những nước này, khi một nước có giá cả sản phẩm leo thang, cịn một nước đang gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu.
2.2.2. Áp lực cạnh tranh
2.2.2.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Các nhà cung ứng thực phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đổ uống tại Việt Nam hiện nay khá nhiều, bao gồm cả những nhà cung ứng trong nước và nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc tìm được những nhà cung ứng cung cấp thực phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn là điều rất dễ dàng, bởi các nhà cung ứng không muốn bỏ lỡ cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp lớn. Khi người tiêu dùng tin tưởng và chọn mua các sản phẩm từ các doanh nghiệp lớn cũng là tạo cơ hội cho những nhà cung ứng phát triển, đôi bên (doanh nghiệp lớn và nhà cung ứng) cùng có lợi. Trái ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ, hoặc đối với các doanh nghiệp mới thành lập, ln có những khó khắn trong cơng tác thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng để được đảm bảo hơn về giá cả và chất lượng hàng hóa.
2.2.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Hiện nay, trong toàn bộ ngành thực phẩm và đồ uống, có rất nhiều doanh nghiệp nội địa hiện đang đứng top đầu hoạt động kinh doanh như Masan, Acecook, Vinamilk, Vissan,... Độ nhận diện của những thương hiệu này rất cao, chính vì thế mà các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của các doanh nghiệp trên đều quen thuộc đối với người dân. Tuy nhiên, tại khu vực thị trường thành thị, các nhà phân phối, các đại lý bán lẻ và các khách lẻ đều đang có rất nhiều lựa chọn trong việc mua sắm và phân phối sản phẩm. Bởi trên thị trường Việt Nam hiện nay, bên cạnh những sản phẩm thực phẩm và đồ uống nội địa cịn có những sản phẩm du nhập từ nước ngoài. Hơn nữa, thu
nhập của giới trẻ nơi thị thành đang ngày một tăng, họ không ngần ngại bỏ tiền ra để tiêu thụ hàng hóa ngoại nhập, một phần vì họ tin tưởng chất lượng sản phẩm ngoại, phần còn lại dựa vào độ đa dạng chủng loại sản phẩm và thương hiệu nổi tiếng trên tồn thế giới. Qua đó có thể thấy được rằng ngành thực phẩm và đồ uống tại thị trường các thành phố lớn đang phải cạnh tranh rất gắt gao với các sản phẩm tới từ nước ngồi. Cịn ở những khu vực như nơng thôn, miền núi, người tiêu dùng sẽ ưa chuộng tiêu thụ sản phẩm trong nước nhiều hơn, bởi tâm lý người dân ở đây chỉ muốn sử dụng những sản phẩm quen thuộc, giá cả rẻ, phải chăng phù hợp với thu nhập của họ. Các sản phẩm như sữa, đồ uống có cồn, mì gói, gia vị,… thuộc doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hầu hết được bn bán và mua sắm tại nơi đây. Do đó, áp lực từ cạnh tranh khách hàng ở phân khúc thị trường này không đáng lo ngại.
2.2.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, người tiêu dùng rất linh hoạt và chủ động trong việc thay đổi thị trường mua sắm, từ chuyển dịch mua hàng từ chợ truyền thống sang các cửa hàng thực phẩm, siêu thị nhỏ lẻ, cho tới mua sắm tại các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,… Lý do có sự dịch chuyển như vậy là bởi người tiêu dùng càng ngày càng cân nhắc tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian trong khâu mua sắm. Trong khi phải xếp hàng dài ở chợ hay những siêu thị thì người tiêu dùng chỉ cần lên mạng, thao tác nhanh là có thể mua được sản phẩm như ý muốn, các mặt hàng từ đồ gia dụng, sản phẩm thiết yếu, thực phẩm tươi đều đang được cập nhật, trang bị đầy đủ trên các gian hàng điện tử. Ngoài ra, khi người tiêu dùng sử dụng kênh mua sắm này, họ có vơ vàn các lựa chọn đa dạng về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử, những sản phẩm nội địa, những địa điểm bán lẻ, siêu thị mini có thể sẽ phải gặp khó khăn khi phải cạnh tranh gắt gao đối với kênh mua sắm này bởi chúng có thế mạnh về hàng hóa ngoại nhập và tính tiện lợi.
2.2.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Các thực phẩm tươi được đóng gói, đồ uống đóng lon, sản phẩm được chế biến,… trong ngành thực phẩm và đồ uống ngoài những yếu tố về chất lượng, giá cả cũng phải đối đầu với nhiều sản phẩm thay thế bởi tính tiện lợi và thu hút của nó đối với khách hàng, hoặc thậm chí nó chính là bản sắc riêng khơng thể thiếu trong truyền
thống ăn uống của người Việt, ví dụ như: phở, cháo, miến, bún, bánh đa trộn, đồ uống tự ngâm, rau, thịt được bn bán ngay ở chợ…
Ngồi các sản phẩm giá rẻ, mặc dù các món ăn như phở, cháo, bún,… ở các cửa hàng đều có giá cao hơn gấp 2 – 3 lần so với thực phẩm đóng gói trong ngành thực phẩm nhưng đây là những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, tồn ngành sẽ phải cạnh tranh rất nhiều đối với những sản phẩm thay thế trên.
2.2.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Ngoài những áp lực cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phải cạnh tranh gắt gao với nhau. Với xu hướng chuyển đổi số như hiện tại, doanh nghiệp nào cũng lựa chọn cho mình hướng đi khác biệt, liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, thay đổi khẩu vị, phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó những doanh nghiệp có tên tuổi lớn thường sử dụng nhiều ngân sách vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu để củng cố vị trí vững chắc hơn trên thị trường, thúc đẩy cuộc chiến giành thị phần. Đây cũng là điều mà những doanh nghiệp nhỏ có nguồn tài chính cịn thấp ln phải đối mặt.
Kết luận: Các doanh nghiệp tại Việt Nam cần giữ chân người tiêu dùng bản địa
trước khi tính đến việc mở rộng hơn nữa trên thị trường nước ngồi. Nâng cao khâu quảng bá, kiểm sốt nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm và bổ sung các phát kiến mới mang tính đột phá cho các mặt hàng trong ngành tại thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu.
2.3. Tổng quan về CTCP Tập đoàn Masan
2.3.1. Giới thiệu chung về CTCP Tập đoàn Masan
Tên pháp định: CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN MASAN
Tên quốc tế: MASAN GROUP CORPORATION
Tên viết tắt: MSN
Trụ sở chính: Phịng 802, Tầng 8, Tòa nhà Central Plaza, Số 17 Lê Duẩn,
Phường Bến Nghé Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (+84) 28625638
Fax: (+84) 28382741
Website: https://www.masangroup.com/
2.3.2. Quá trình hình thành và phát triển
- 2004: Thành lập Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) với vốn điều lệ
ban đầu là 3,2 tỷ đồng. MSC hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.
- 2005: MSC tăng vốn từ 3,2 tỷ đồng lên 32 tỷ đồng thông qua việc phát hành
riêng lẻ cho các cổ đông hiện hữu.
- 2009: MSC được chuyển giao tồn bộ cho Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Ma
San. MSC tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Cơng ty Cổ phần Tập đồn Ma San.
- 2009: Công ty Cổ phần Tập đồn Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Ma San. Masan Group tăng vốn lên 4764 tỷ và chính thức là Công ty đại chúng.
- 2011: KKR, cơng ty hàng đầu tồn cầu chun đầu tư vào các công ty chưa
niêm yết, đã đầu tư 159 triệu đô la Mỹ vào Masan Consumer. Các ngân hàng J.P. Morgan và Standard Chartered đã dành cho Masan Consumer khoản vay 108 triệu đô la Mỹ.
- Q4/2011: Masan Consumer mua lại số cổ phần chi phối của công ty Cổ phần
Vinacafé Biên Hòa.
- 2012: Vốn điều lệ của Công ty là 6.872 tỷ đồng.
- 2013: KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD đầu tư vào Masan Consumer. Thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn diều lệ 7.349,113 tỷ đồng.
- 2014: Masan group chuyển nhượng tồn bộ vốn góp, tương đương 100% vốn
điều lệ của công ty Masan Brewey sang cho công ty Masan Consumer Holdings và bán công ty Masan Agri.
- Ngày 23/02/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11.474.963.740.000 đồng;
- Ngày 31/08/2017: Tăng vốn điều lệ lên 11.573.739.740.000 đồng;
- Ngày 25/06/2018: Tăng vốn điều lệ lên 11.631.495.480.000 đồng;
- Ngày 17/07/2019: Tăng vốn điều lệ lên 11.689.464.470.000 đồng;
- Ngày 07/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 11.746.832.460.000 đồng;
- Ngày 17/06/2021: Tăng vốn điều lệ lên 11.805.346.920.000 đồng;
2.3.3. Cơ cấu cổ đơng
Hình 2.3.3: Cơ cấu cổ đơng của CTCP Tập đồn Masan
(Nguồn: vcbs.com.vn)
Loại sở hữu Số cổ phần
Công ty Cổ phần Masan 371.898.720
Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương