Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của xã về công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại xã gia xuyên huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 45 - 49)

nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên

Hiện nay hoạt động khuyến nông thường xuyên được tổ chức tại xã thế nhưng hoạt động cụ thể độc lập về cơng tác bảo quản nơng sản thì chưa có. Thường thì hoạt động khuyến nơng về bảo quản chỉ được đi kèm với hoạt động chuyển giao giống của khuyến nông xã. Sau đây là nội dung đánh giá kết quả thực hiện công tác khuyến nông của xã về công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên:

Bảng 4.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của xã về công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên

Năm Nội dung thực hiện

Số buổi thực hiện (buổi) Số người tham gia (người) Số người thực hiện (người) Tỉ lệ thực hiện (%)

2009 Chuyển giao giống lúa

mới 2 300 300 100%

2010 Chuyển giao giống

2011 Hướng dẫn người dân

trồng giống lúa mới 1 320 320 100%

(Nguồn : số liệu điều tra khuyến nông xã)

Qua bảng 4.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông của xã về công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên chúng tôi đã đưa ra được một số nhận xét như sau : Khi thực hiện công tác chuyển giao kĩ thuật và hướng dẫn người dân dùng giống mới sẽ có hướng dẫn thu hái cũng như bảo quản nông sản sau thu hoạch như với lúa, ngô... Các hoạt động khuyến nông này thường thu hút được số lượng người dân tham gia cũng như thực hiện khá đông đảo. Sau khi tham gia các chương trình này thì đa số người dân đã thực hiện rất tốt công tác bảo quản các sản phẩm nông sản sau thu hoạch (con số cụ thể ở bảng 4.6). Chúng ta thấy hoạt động chuyển giao khoa học kĩ thuật về công tác bảo quản nông sản là một hoạt động khá là quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp khơng chỉ ở Gia Xun mà cịn ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Hoạt động này đã giúp người dân giảm đi những thiệt hại đáng kể trong sản xuất nông nghiệp đơn cử là một số loại nông sản khi đã đến thời gian thu hoạch mà chưa thu hái ngay sẽ dẫn tới dịch bệnh và thiệt hại cho các sản phẩm nông sản của người dân (con số thiệt hại do sâu bệnh cụ thể ở bảng 4.5). Bên cạnh đó nó cịn mang lại cho người dân những hiệu quả rất lớn về hiệu quả kinh tế (thông qua bảng sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của một hộ sử dụng kho lạnh trong bảo quản nông sản ở bảng 4.4.1). Do đó chúng ta thấy sự cần thiết phải tổ chức các chương trình khuyến nơng độc lập và thực sự dành riêng cho công tác bảo quản nông sản tại các nông hộ. Để giúp người dân hiểu về tầm quan trọng cũng như vai trò của bảo quản và giúp họ nâng cao được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp tại nông hộ.

Sau khi điều tra nghiên cứu và đưa ra kết quả về việc tham gia công tác khuyến nông của 30 hộ điều tra về công bảo quản nông sản của nơng hộ của xã Gia Xun thì chúng tơi có những nhận xét như sau:

Tỷ lệ tham gia cũng như thực hiện công tác bảo quản nông sản tại Gia Xuyên đã và đang được người dân rất quan tâm và hưởng ứng. Thơng qua con số cụ thể về tình hình tham gia cơng tác khuyến nơng về bảo quản nông sản được người dân rất hưởng ứng (90,5%). Số liệu điều tra có chênh lệch khơng lớn so với kết quả tham gia hoạt động chung của xã về khuyến nông trong công tác bảo quản là (87%- bảng điều tra khuyến nông xã). Số lần người dân tham gia các hoạt động khuyến nơng trung bình là 4,6 lần nhưng số lần thực hiện các hoạt động khuyến nông chỉ là 4,1 lần (số liệu từ phụ biểu 07: Kết quả công tác bảo quản nông sản của 30 hộ tại xã Gia Xuyên từ năm 2009- 2011). Qua điều tra thực tiễn cũng như quan sát tại một số hộ nông dân trong địa bàn xã chúng tơi thấy bà con nơng dân đã có những đánh giá rất tốt về thái độ làm việc cũng như trách nhiệm trong công việc của khuyến nông xã với các hoạt động khuyến nông. Bà con cũng đã nêu ra những mong muốn, đưa ra giải pháp rất cụ thể để hoạt động khuyến nông của xã về công tác bảo quản ngày càng được phát triển và nhân rộng hơn về quy mô cũng như chất lượng. Bà con cũng đã nêu những kiến nghị và mong muốn mở thêm nhiều lớp tập huấn thực sự độc lập về công tác bảo quản nơng sản tại nơng hộ, nhà nước có những hỗ trợ và chính sách nhất định cho hoạt động đầu tư, mở rộng và phát triển quy mô sản xuất lớn và bảo quản nông sản...

Bảng 4.7. Điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức trong công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên

+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền thống.

+ Đất đai để sản xuất nông nghiệp bằng phẳng, màu mỡ.

+ Vị trí địa lí xã gần trung tâm huyện và chợ đầu mối nông sản của khu vực. + Cán bộ khuyến nơng xã nhiệt tình có tâm huyết.

+ Người dân quan tâm và tích cực hưởng ứng các ứng dụng mới về hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Lực lượng sản xuất nơng nghiệp ít chủ yếu ngồi độ tuổi lao động

+ Sản lượng nơng sản của mỗi hộ cịn ít, rải rác thường khơng tập trung. + Đất đai sản xuất nông nghiệp của nông hộ thường nhỏ lẻ, manh mún khơng tập trung.

+ Trình độ và kiến thức chuyên sâu của cán bộ khuyến nông về sản xuất nông nghiệp lớn và thực hiện chuyển giao công tác bảo quản nông sản tại nơng hộ cịn nhiều tồn tại.

+ Kiến thức của người dân về khoa học kỹ thuật mới cũng như ứng dụng bảo quản nông sản theo hướng hiện đại còn nhiều hạn chế.

+ Vốn đầu tư của người dân cho hoạt động bảo quản nông sản tại nông hộ thường hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng bảo quản một số nông sản của nông hộ tại xã gia xuyên huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w