0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên Huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO QUẢN MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ GIA XUYÊN HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 51 -57 )

O (Cơ hội) T (Thách thức)

4.3. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên Huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương

nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên- Huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương

Qua quá trình thực hiện đề tài : “Đánh giá thực trạng bảo quản một số

nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương” thì chúng tơi cũng đã có được những hiểu biết nhất định về tình hình sản xuất nơng nghiệp tại địa phương cũng như thực trạng bảo quản nông sản ở đây. Sau đây chúng tôi xin phép được đưa ra một số ý kiến cũng như giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả và phát triển của công tác bảo quản nông sản của nông hộ tại xã Gia Xuyên- huyện Gia Lộc- tỉnh Hải Dương như sau:

- Tích cực tổ chức cho người dân liên doanh liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cũng như thu mua rau quả, các loại nông sản.

- Thực hiện tốt công tác liên kết 4 nhà: + Nhà nước

+ Nhà nông

+ Nhà doanh nghiệp + Nhà khoa học

Hiện nay một mơ hình khá cụ thể đã được nghiên cứu và thử nghiệm có hiệu quả là: Mơ hình có sự kết hợp giữa nơng dân với doanh nghiệp, trong đó các hộ kinh doanh, hợp tác xã là cầu nối. Sự kết hợp này mang lại lợi ích 2 chiều: nơng dân được cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đầu ra với giá ổn định, giúp gia tăng lợi nhuận, dần chuyển từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô và có định hướng theo thị trường; cịn doanh nghiệp kiểm sốt được chất lượng ngun liệu.

Ngồi ra, sự ra đời của mơ hình liên kết cịn góp phần khắc phục được tình trạng thiếu chủ động trong cung ứng vật tư nơng nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như chủ động trong tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân; tạo điệu kiện thuận lợi khi bán nông sản tại nhà, mua vật tư tận ruộng… [14]

- Tìm nguồn hỗ trợ KHKT và nguồn vốn từ các chương trình dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

- Huy động lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp là những người trẻ ở độ tuổi lao động. Để họ có thể dễ dàng tiếp cận với những ứng dụng khoa học kĩ thuật và sản xuất với quy mô tập trung sản xuất lớn. Do hiện nay sản xuất nông nghiệp ở nông thôn phần lớn là những người trung tuổi và ngoài độ tuổi lao động, họ sản xuất nông nghiệp chủ yếu bằng các kinh nghiệm của bản thân nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp thường không cao.

- Tổ chức cho người dân sản xuất nông nghiệp tập trung cùng trồng và cùng thu hoạch để đạt hiệu quả cao cũng như giúp việc thu mua, bảo quản nông sản được đồng loạt, tập trung và mang lại hiệu quả cao nhất cho sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng các phương pháp, bảng biểu dự kiến thời tiết cũng như lịch mùa vụ cho người dân sao cho tránh được ảnh hưởng xấu của thời tiết cũng như sâu bệnh đến cây trồng và mùa vụ.

- Thường xuyên tổ chức, hướng dẫn cho người dân ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như cách thức bảo quản nông sản trong các điều kiện thời tiết cũng như kho bảo quản khác nhau.

- Có thể chia nhỏ quy mơ cũng như phạm vi của các kho bảo quản để thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển cũng như công tác quản lý.

- Lựa chọn các loại cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết của từng năm cũng như nhu cầu của thị trường để tăng hiệu quả của sản xuất cũng như giá trị của nông sản làm ra.

- Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản làm ra để tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản của địa phương. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra những chỉ dẫn địa lí của sản phẩm để tạo đà cũng như niềm tin cho các sản phẩm tạo ra của địa phương.

- Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân về thủ tục cũng như nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, mở rộng mơ hình bảo quản tại nơng thơn.

Một số giải pháp cụ thể và trực tiếp cho bảo quản các sản phẩm nông sản trước, trong và sau thu hoạch tại xã

- Hiện nay lúa sau thu hoạch của người dân đang được thực hiện bảo quản bằng phương pháp kín. Nhưng như chúng ta thấy đây là một phương pháp chịu sự ảnh hưởng và chi phối rất lớn từ yếu tố thời tiết. Bởi trong q trình bảo quản thóc ln địi hỏi thời tiết phải nắng ráo thế nhưng chúng ta không thế chi phối được thời tiết. Thay vào đó nếu người dân có thể tự sắm cho mình các dụng cụ sấy khơ tại nhà hoặc chung của mấy nhà thì chắc chắn yếu tố thời tiết sẽ khơng cịn là lo lắng của người dân. Mặt khác khi thực hiện biện pháp sấy khơ thì chúng ta khơng những điều chỉnh được nhiệt độ cần thiết cho nơng sản mà cịn đảm bảo được chất lượng đồng đều cho nông sản. Chắc chắn biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều cho người dân trong quá trình thực hiện bảo quản. Lúa là một trong nhưng nơng sản có diện tích và sản lượng rất lớn tại khu

vực thực hiện đề tài nghiên cứu thế nên chú trọng thực hiện công tác bảo quản sau thu hoạch lúa cũng là một công việc rất cần thiết. Nếu khơng có phương tiện là máy sấy khơ để thực hiện bảo quản một cách chủ động thì chúng ta có thể thực hiện phơi và bảo quản nơng sản theo phương pháp sau cũng có thể giảm được đáng kể thiệt hại trong q trình bảo quản thóc cụ thể như sau:

+ Phơi nhanh: Khi trời nắng to, nhiệt độ khơng khí lên tới 40oC, nhiệt độ sân gạch, sân xi măng có thể lên tới 60- 70oC, nhiệt độ thóc có thể lên tới 50oC. Thóc được tãi ra thành luống, mỗi luống cao 10- 12cm, cứ cách nhau nửa tiếng lại cào tạo thành các luống mới theo các hướng khác nhau. Theo cách này thì chỉ cần phơi liên tục (từ 8- 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều) trong 2- 3 ngày là có thể xay xát được. Tuy nhiên với phương pháp phơi nhanh này khi xay xát tỷ lệ gạo gãy cao, gạo nát do nước trong hạt gạo khơng đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngồi làm cho hạt gạo bị nứt nẻ.

+ Phơi chậm: Khi phơi, thóc được tãi thành luống như cách trên, nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi nắng khoảng 2 giờ, ngày thứ 2 phơi trong 3 giờ và ngày thứ 3 phơi trong 4 giờ. Cứ 15 phút các luống được cào đảo 1 lần theo các hướng khác nhau. Các ngày sau đó thóc được phơi 5- 6 giờ/ ngày cho đến khi đạt độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc bảo quản. Với cách phơi chậm như trên thì chỉ khoảng 5 ngày là thóc khơ đạt u cầu.

+ Cách bảo quản: Mục đích bảo quản là giữ cho hạt thóc khơng bị ẩm ướt, không bị men, mốc xâm nhập gây hại dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng và khơng để bị côn trùng, chuột tấn công. Dụng cụ bảo quản thích hợp là chum, vại, bồ, hịm, thùng phuy, cót qy… có nắp đậy kín. Cách này thường được các hộ gia đình áp dụng với số lượng nhỏ. Thóc sau khi được phơi khơ đến độ thủy phần an tồn (khoảng 11- 13%), quạt sạch để loại bỏ tạp chất, sâu mọt và chuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo để tồn trữ, dùng dần. Nếu được đậy

kín, để nơi khơ ráo, thống mát có thể bảo quản được 4- 5 năm mà chất lượng hạt gạo vẫn đảm bảo, tỷ lệ hao hụt không đáng kể. [12]

- Còn đối với các sản phẩm rau, quả tại địa phương thì chúng ta có thể sử dụng các chất kích thích bảo quản an tồn trong q trình trước và trong thu hoạch sao cho đảm bảo an tồn về chất lượng cho nơng sản sau khi đưa ra thị trường. Với mỗi loại sản phẩm nơng sản là rau màu thì cần có điều kiện bảo quản cũng như nhiệt độ để bảo quản thích hợp khác nhau. Nhưng hiện nay phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho các sản phẩm nơng sản là rau màu thì bảo quản lạnh là giải pháp tối ưu. Tuỳ theo nhiệt độ từ mơi trường bên ngồi mà chúng ta điều chỉnh cân đối nhiệt độ kho lạnh để đảm bảo chất lượng cho các nông sản bảo quản. Riêng đối với khoai tây một loại nơng sản có hiệu quả kinh tế khá cao thì ngồi biện pháp bảo quản lạnh mang lại hiệu quả cao ít gây thiệt hại tới chất lượng nơng sản sau bảo quản thì nếu khơng có điều kiện bảo quản lạnh chúng ta cũng có thể thực hiện bảo quản khoai tây theo một số cách bảo quản thoáng đơn giản nhưng cũng mang lại hiệu quả nhất định tới chất lượng sau bảo quản của chúng như sau: xây dựng các đường hầm hào có đường thốt nước sau đó chúng ta có thể ủ khoai tây dưới cát khơ trong hầm; hoặc đơn giản hơn người dân có thể đưa khoai sau thu hoạch về nhà phân loại rồi để trên các giàn tự tạo sao cho khoai được bảo quản trong điều kiện thống khí là chúng ta cũng đã có thể kéo dài thời gian bảo quản cho loại nông sản này. Tuy nhiên xây dựng được một kho bảo quản lạnh được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu cũng như có tính khả thi nhất trong phát triển nơng nghiệp ở giai đoạn hiện nay của người dân tại các vùng nơng thơn có quy mơ tập trung sản xuất lớn, tập trung như Gia Xuyên. Xây dựng kho bảo quản lạnh có quy mơ tương đối thì địi hỏi về vốn cũng như kinh nghiệm kinh doanh sản xuất là những yếu tố rất quan trọng để làm mang lại thành công. Để đảm bảo được công tác bảo quản nông sản cho người dân mang lại nhiều hiệu quả thì chúng ta có thể

tập trung người dân theo những nhóm lớn cùng đóng góp chung xây dựng một kho bảo bảo có quy mơ hợp lí để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nông hộ.

- Sau đây là nội dung phương pháp bảo quản cụ thể cho cải thảo và khoai tây rất hiệu quả và đơn giản đã và đang được ứng dụng tại Lâm Đồng. Theo nghiên cứu của GS-TS Trần Kim Qui cùng các đồng sự từ chương trình dự án “Hồn thiện cơng nghệ bảo quản rau quả tươi xuất khẩu” của Hiệp hội Rau quả Đà Lạt đã đưa ra kết luận như sau:

+ Quy trình bảo quản cải thảo rất dễ làm. Trước tiên rửa sạch, chần hơi nước sôi ở nhiệt độ 100oC từ 1 phút đến 5 phút. Tiếp theo dùng dung dịch bão hòa nơi cắt cuống và phun đều xung quanh thân rau. Cuối cùng đưa vào kho lạnh ở nhiệt độ từ 0- 2oC; độ ẩm từ 90- 95%. Sau 30 ngày kiểm tra, chất lượng sản phẩm chỉ bị hư hỏng với tỉ lệ 9 % đến 10%.

+ Quy trình bảo quản củ khoai tây với cách thức bảo quản cũng khá dễ dàng. Quy trình đầu tiên là ngâm vào dung dịch ozon trong 5 phút với nồng độ thích hợp. Bước tiếp theo là đưa vào kho lạnh ở nhiệt độ 0- 2oC rồi rải đều bột khử chất ethylen chứa trong túi vải thưa loại 3 gam . Sau thời gian bảo quản 3 tháng, tỉ lệ hư hỏng của loại củ này chỉ từ 3% đến 4%. [14]

Phần 5

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO QUẢN MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ GIA XUYÊN HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 51 -57 )

×