Sơ đồ xác định thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng ĐNN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 88 - 162)

Theo hình 3.4. cho thấy, trình tự xác định giá trị thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng ĐNN tại 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường gồm 3 nợi dung chính:

- Xác định giá trị kinh tế trung bình của các đối tượng bị tác động bằng cách điều tra khảo sát thực tế, thu thập số liệu từ niên giám thống kê của Nam Định, tham khảo các cơng trình lượng giá liên quan tới đối tượng bị tác đợng gồm nhóm ĐNN và hệ thống đê, cơng trình ngăn mặn.

- Lựa chọn hệ số chiết khấu (r) đưa giá trị tính về năm 2010 (đây là giá so sánh đang được áp dụng trong thống kê ở nước ta)

Từ bảng 2.4 chương 2, kết hợp với các phương pháp lượng giá của Babier xác định được giá trị trung bình của các đối tượng như bảng 3.3. tổng hợp giá trị kinh tế trung bình của các đối tượng bị tác đợng của NBD do BĐKH gồm: nhóm ĐNN, chi phí nâng cấp đê và cơng trình ngăn mặn. Chi tiết xác định giá trị kinh tế trung bình xem tại bảng 1 phụ lục II.

Bảng 3.3. Giá trị kinh tế trung bình của các đối tượng bị tác động do NBD tại 4 huyện so với năm 2010

Đối tượng bị tác động Giá trị trung bình tính theo năm 2010 (triệu đồng) Nghĩa Hưng Hải Hậu Giao Thủy Xn Trường Khu vực ngồi đê

Diện tích đất ni trồng thủy sản 105,5 triệu/ha 76,8 triệu/ha 87,2 triệu/ha

- Diện tích RNM bị mất với các

giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp và phi sử dụng

300 triệu/ha 20,2 triệu/ha 2.819,7 triệu/ha Diện tích đất muối 39 triệu/ha 39 triệu/ha 39 triệu/ha

Khu vực trong đê biển

Xây dựng nâng cấp hệ thống đê biển cho các năm 2020, 2030, 2040 và 2050

Chi phí ứng với mực nước dâng 12 – 32 cm là 1089,6; 1.634,4 ; 2179,2 ; 2.905,6 triệu đồng cho 1km chiều dài.

- Xây dựng hệ thống cống có cảnh

báo mặn 200 triệu đồng/cống

Diện tích đất lúa 51,3 triệu/ha 50,9 triệu/ha 87,2 triệu/ha 49,9 triệu/ha Diện tích ni trồng thủy sản 105,5 triệu/ha 39 triệu/ha 51,6 triệu/ha 58,7 triệu/ha Diện tích đất làm muối 39 triệu/ha 76,8 triệu/ha 39 triệu/ha - Diện tích RNM bị mất với các

giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp và phi sử dụng

- Tính tốn giá trị thiệt hại kinh tế tới nhóm ĐNN và hệ thống đê, cơng trình ngăn mặn tại 4 huyện được trình bày chi tiết tại mục 3.3

(7) Biểu diễn kết quả tính tốn thiệt hại trên bản đồ tác đợng của nguy cơ ngập do NBD đến sử dụng ĐNN và các yếu tố hạ tầng tại 4 huyện nghiên cứu. Việc thể hiện kết quả tính tốn trên bản đồ cho thấy sự thay đổi về mức độ tác động đến ĐNN do NBD theo không gian (khu vực nghiên cứu) và thời gian (từ 2020 đến 2050). Bản đồ thể hiện kết quả tính tốn có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá nhanh đối tượng nào, ở đâu, và chênh lệch giữa các đối tượng và khu vực bị thiệt hại;

(8) Tham vấn nhà quản lý, nhà khoa học, cợng đồng, từ đó, đề xuất các giải pháp thích ứng trước tác đợng do NBD đến sử dụng nhóm ĐNN tại 4 huyện trên cơ sở hiện trạng thích ứng tại Nam Định.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

Đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng ĐNN tại 4 huyện nghiên cứu của tỉnh Nam Định được thực hiện theo mốc thời gian 10 năm. Việc chọn mốc thời gian 10 năm được dựa trên cơ sở: biến đợng diện tích sử dụng đất ở Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng trong thời gian 10 năm thường khơng lớn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và khu vực. Mặt khác, trong kịch bản BĐKH và NBD của Bộ TNMT năm 2016 xác định theo mốc thời gian 10 năm và được so sánh với thời kỳ cơ sở (1986 – 2005). Ngoài ra, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thường xây dựng cho những chu kỳ 10 năm và định hướng cho 20 năm sau từ thời điểm lập quy hoạch.

3.2.1. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường từ 2010 đến 2020

Các số liệu thống kê, kết hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 cho thấy bức tranh tổng thể về biến động sử dụng đất tại 4 huyện nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2020 (hình 3.5 đến hình 3.8)

Hình 3.5 biểu diễn xu hướng biến đợng diện tích nhóm ĐNN tại huyện Nghĩa Hưng cho biết, trong thời gian từ năm 2010 đến 2020 xu hướng biến động sử dụng ĐNN tại huyện Nghĩa Hưng là giảm dần diện tích đất trồng lúa và đất làm

muối, trong khi đó diện tích đất ni trồng thủy sản, đất RNM có xu hướng tăng. Cụ thể diện tích đất lúa năm 2015 giảm 5,6% so với năm 2010, tương ứng diện tích giảm là khoảng 600 ha, tiếp tục giảm đến năm 2020 với 14,7% so với 2015 và nếu so sánh giữa diện tích giảm 2020 với 2010 là 19,5% diện tích giảm ứng với 2.084 ha đất trồng lúa bị giảm từ 2010 đến 2020.

Hình 3.5. Xu hướng biến động sử dụng đất nơng nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện Nghĩa Hưng

Tương tự như vậy diện tích đất làm muối tại huyện Nghĩa Hưng giảm nhanh từ 53 ha năm 2010 xuống còn 31 ha năm 2020, tương ứng mức giảm 41,5%. Đối lập với việc giảm diện tích đất lúa và muối là diện tích đất ni trồng thủy sản và diện tích RNM tăng nhanh, trong đó diện tích ni trồng thủy sản tăng 74,3% từ 2010 đến 2020, năm 2015 so với 2010 là 46,9% tức là tăng từ 2.060,6 ha năm 2010 lên 4.639,3 ha năm 2020, Diện tích RNM từ 2010 đến 2015 đã giảm 4,7% nhưng theo quy hoạch đến năm 2020 có thể tăng tới 96% so với 2010.

Theo hình 3.6, tại huyện Hải Hậu, diện tích đất lúa và đất muối có xu hướng giảm dần. Cụ thể diện tích đất lúa giảm từ năm 2015 so với 2010 khoảng 10,7%, theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ giảm 18,8% so với 2015, tương ứng với diện tích giảm 3051,2 ha từ 2010 đến 2020. Diện tích muối giảm 53,7% từ năm 2010 đến 2015 và ổn định đến năm 2020. Trong khi đó, diện tích đất ni trồng

thủy sản và RNM tăng. Diện tích ni trồng thủy sản tăng đều từ 2010 đến 2015 và từ 2015 đến 2020 (theo quy hoạch) lần lượt với tỷ lệ là 30,5% và 27,8%. Nếu so sánh diện tích quy hoạch với 2020 với hiện trạng 2010, mức tăng lên tới 66,8%, tương đương diện tích tăng từ 2010 đến 2020 là 1.237,2 ha. Diện tích RNM giảm 28,5% từ 2010 đến 2015, nhưng theo quy hoạch năm 2020, mức tăng có thể lên tới 127,8% so với 2010 và 218,9% so với 2015.

Hình 3.6. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện Hải Hậu

Biến động diện tích ĐNN tại huyện Giao Thủy (hình 3.7) có nhiều nét tương đồng với huyện Nghĩa Hưng do sự giống nhau về điều kịnh địa hình. Diện tích đất ni trồng thủy sản biến đợng nhiều nhất, với tỷ lệ thay đổi từ năm 2010 đến 2015 là 25,8%; 10,4% là tỷ lệ tăng 2020 so với 2015 và 38,9% là so sánh giữa diện tích quy hoạch 2020 với 2010 với diện tích tăng từ 2010 đến 2020 là 1.581ha. Diện tích RNM giảm 24,7% từ năm 2015 so với 2010. Theo quy hoạch 2020, diện tích RNM sẽ tăng lên khoảng 22,6% so với 2015 nhưng vẫn khơng bù được diện tích đã suy giảm từ 2010 đến 2015. Diện tích lúa và đất muối có xu hướng giảm dần, trong đó đất làm muối giảm nhanh hơn với tỷ lệ giảm lần lượt là 12,3% đến

32,4% tại 2015 so với 2010 và vào năm 2020 so với 2015. Diện tích lúa giảm từ 4,7% và 12,5% tương ứng với năm 2015 so với 2010 và 2020 so với 2015.

Hình 3.7. Xu hướng biến động sử dụng đất nơng nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện Giao Thủy

Tại huyện Xuân Trường biến động đất lúa và đất nuôi trồng thủy sản theo chiều hướng đối nghịch, diện tích đất lúa giảm nhanh với tỷ lệ giảm 5,6% từ 2010 tới 2015 và tiếp tục giảm từ 2015 đến 2020 với tỷ lệ khoảng 20%. Đất nuôi trồng thủy sản tăng nhẹ từ 2010 đến 2015 với tỷ lệ 2,3% nhưng thực sự nhảy vọt theo quy hoạch đến năm 2020 với mức tăng khoàng 62% so với 2015 (hình 3.8).

KHƠNG CĨ ĐẤT ḾI KHƠNG CĨ RNM

Hình 3.8. Xu hướng biến động sử dụng đất nông nghiệp từ 2010 - 2020 tại huyện Xuân Trường

Tóm lại: Qua những phân tích từ hình 3.5 đến hình 3.8 thấy rằng, xu hướng biến đợng sử dụng ĐNN nói chung của 4 huyện là giảm dần diện tích đất trồng lúa và đất làm muối, trong khi đó diện tích đất ni trồng thủy sản và RNM có xu hướng tăng. Đây chính là xu thế hiện nay ở hầu hết các địa phương trong cả nước: các loại đất canh tác có giá trị kinh tế không cao sẽ được chuyển dịch sang loại hình canh tác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Riêng đối với RNM, do ý nghĩa về mặt môi trường, đa dạng sinh học và được sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức ngoài nước cũng như chính quyền địa phương, nên trong thời gian gần đây cũng không ngừng gia tăng. Mặt khác, ngoài ý nghĩa kinh tế, tác động do NBD và BĐKH cũng có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển diện tích đất như trên. Phân tích xu thế dịch chuyển các loại đất có thể thấy mối quan hệ không thể tách rời giữa NBD với việc sử dụng đất tại 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường của tỉnh Nam Định. Nói cách khác, NBD góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển dịch giảm dần diện tích đất lúa, đất muối ngày càng nhanh hơn và gián tiếp giúp người dân tăng dần diện tích ni trồng thủy sản. Tuy nhiên, dưới góc đợ an ninh lương thực, thì xu hướng này đang đe dọa tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực của địa phương và khu vực đồng bằng sơng Hồng khi diện tích đất lúa giảm mợt cách nhanh chóng. Hơn nữa, hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu để xác định tính bền vững về lợi ích kinh tế của việc dịch chuyển diện tích như trên hay chỉ là những lợi ích về kinh tế ngắn hạn, tạm thời.

3.2.2. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do nước biển dâng theo các kịch bản đến nhóm đất nơng nghiệp

Áp dụng quy trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của NBD tại mục 3.1.3, với 3 phương án sử dụng đất (theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020) cùng với 4 mốc thời gian tính tốn theo kịch bản nguy cơ ngập của NBD, luận án đã xây dựng được 12 bản đồ tác động của nguy cơ ngập đến sử dụng ĐNN do NBD cho 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường.

3.2.2.1. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2020

Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến nhóm ĐNN theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2020 cho các năm tương ứng mực

NBD lần lượt là 12, 18, 24 và 32 cm (2020 – 2050). Từ 4 bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến ĐNN tại 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường xác định được diện tích từng loại ĐNN bị ảnh hưởng do NBD.

Bảng 3.4 thống kê diện tích và tỷ lệ nhóm ĐNN bị tác động do NBD tại 4 huyện nghiên cứu từ năm 2020 – 2050 theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 cho thấy diện tích nhóm ĐNN bị tác đợng do NBD tại 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường có xu hướng gia tăng với tỷ lệ khá cao. Tổng diện tích nhóm ĐNN bị tác đợng bởi NBD từ 2020 - 2050 dao động khoảng 1,3% đến 9,3% diện đất tự nhiên của huyện. Tại huyện Nghĩa Hưng, tỷ lệ diện tích nhóm ĐNN bị tác động lớn nhất và dao động từ 2,9 đến 9,3% diện tích đất tự nhiên của huyện, tương ứng với diện tích 762,1 ha (2020) và 2461,6 ha (2050). Mức tăng giảm dần ở huyện Hải Hậu, dao động từ 2,4 đến 8,3%, huyện Giao Thủy là 1,5 - 8,3% và cuối cùng là Xuân Trường khoảng 1,3 đến 5,1%.

Diện tích đất lúa của 4 huyện là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do NBD với diện tích dao đợng từ 3 - 25,1% trên tổng diện tích đất lúa tại các huyện, do đất lúa là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm ĐNN và đây cũng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi ngập úng, xâm nhập mặn... Như huyện Nghĩa Hưng, diện tích đất lúa bị tác đợng là 7% năm 2020 và lên tới 25,1%; năm 2050, huyện Hải Hậu từ 6,2% đến 20,4% vào năm 2050.

Tương tự như vậy, bảng 3.4 còn cho thấy chi tiết về nhóm ĐNN bị tác đợng do NBD. Tại các huyện Hải Hậu và Giao Thủy, tỷ lệ diện tích đất muối bị tác động rất lớn, tương ứng với 58,2% và 41,5% trên tổng diện tích đất muối của 2 huyện vào năm 2050.

Bảng 3.4. Diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD tại 4 huyện nghiên cứu từ 2020 đến 2050 theo bản đồ QH sử dụng đất 2020

Huyện

Diện tích đất tự nhiên quy hoạch năm 2020 (ha) Loại đất Diện tích QH 2020 (ha) Diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD theo thời gian (ha)

Tỷ lệ diện tích nhóm ĐNN bị tác động do NBD theo thời gian (%) 2020 (12cm) 2030 (18cm) 2040 (24cm) 2050 (32cm) 2020 (12cm) 2030 (18cm) 2040 (24cm) 2050 (32cm) Nghĩa Hưng 26.488,8 Đất trồng lúa 8599,4 599,1 1031,5 1483,3 2160,0 7,0 12,0 17,2 25,1 Đất NTTS 4639,3 104,1 135,9 170,6 219,0 2,2 2,9 3,7 4,7 Đất làm muối 31,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng NM 2213,7 58,9 66,2 73,4 82,6 2,7 3,0 3,3 3,7 Tổng cộng 15483,4 762,1 1233,6 1727,3 2461,6

Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 2,9 4,7 6,5 9,3

Hải Hậu 22.814,1 Đất trồng lúa 8014,4 494,6 792,3 1126,6 1633,2 6,2 9,9 14,1 20,4 Đất NTTS 3090,6 22,5 48,6 82,7 128,5 0,7 1,6 2,7 4,2 Đất làm muối 213,7 22,9 45,3 75,5 124,3 10,7 21,2 35,3 58,2 Đất rừng NM 84,5 0,6 3,2 5,1 7,6 0,7 3,8 6,0 9,0 Tổng cộng 11403,2 540,6 889,5 1289,8 1893,6

Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 2,4 3,9 5,7 8,3

Giao Thủy 24.464,1 Đất trồng lúa 6561,0 290,5 694,4 1054,6 1508,4 4,4 10,6 16,1 23,0 Đất NTTS 5647,7 44,8 108,3 161,8 230,7 0,8 1,9 2,9 4,1 Đất làm muối 305,3 3,7 23,5 62,3 126,7 1,2 7,7 20,4 41,5 Đất rừng NM 2178,4 22,1 61,5 104,1 176,1 1,0 2,8 4,8 8,1 Tổng cộng 14692,4 361,11 887,7 1382,8 2042,0

Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 1,5 3,6 5,7 8,3

Xuân Trường 11.609,5 Đất trồng lúa 4608,8 138,7 277,2 412,3 577,4 3,0 6,0 8,9 12,5 Đất NTTS 1196,2 7,5 11,0 14,0 16,1 0,6 0,9 1,2 1,3 Đất làm muối 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng NM 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng cộng 50805,0 146,2 288,2 426,3 593,5

Hình 3.9 thể hiện bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến sử dụng ĐNN của 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường vào năm 2050 theo phương án sử dụng đất của bản đồ QHSD đất 2020 với mức ngập 32 cm. Chi tiết các bản đồ vào năm 2020, 2030 và 2040 tại phụ lục I.

Hình 3.9. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến sử dụng ĐNN của 4 huyện vào năm 2050 theo bản đồ QHSD đất 2020

Từ 4 bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến nhóm ĐNN đã được xây

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 88 - 162)