Tổng hợp cơng trình nghiên cứu liên quan tại Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 36)

TT Tên/nhóm nghiên

cứu/ năm cơng bố

Tên cơng trình Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

1 Nguyễn Chu Hồi - 2004 [22].

Cơ sở khoa học sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven

Đã phân được 8 vùng chức năng cho hoạt động sản xuất tại khu vực bãi bồi

TT Tên/nhóm nghiên cứu/ năm cơng bố

Tên cơng trình Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

biển Nghĩa Hưng, Nam Định

Nghĩa Hưng như: Vùng phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ; Vùng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tập trung... Ngoài ra, đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rợng để tính tốn NPV trong khoảng 15 năm, có tính tới 5% và 10% tổng lợi nhuận cho khắc phục, xử lý môi trường

2 LATS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh - 2009 [19]

Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng Trang (Kandelia

obovata Sheue, Liu &

Yong) trồng ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Đã định lượng được lượng cacbon tích luỹ trong rừng trang (Kandelia obovata), trên cơ sở đó khẳng định RNM tích luỹ và tạo bể chứa KNK, làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

3 LATS. Đinh Đức Trường - 2010 [56]

Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý đất ngập nước – áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định

Đã hệ thống cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên ĐNN. Trên cơ sở ứng dụng thử nghiệm các phương pháp đánh giá tiên tiến trên thế giới, đã xác định giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.

4 LATS. Phạm Thị Phin - 2012 [32]

Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

Làm rõ đặc tính và tính chất đất đai ở huyện Nghĩa Hưng. Sử dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO, kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tính trọng số (Analytic Hierarchy Process - AHP) để xác định các loại hình sử dụng ĐNN (gồm đất 2 lúa, lúa đặc sản, 2 lúa 1 màu, 2 màu 1 lúa, chuyên màu, 1 lúa 1 NTTS...) bền vững cho huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

5 LATS. Nguyễn Thị Thu Trang - 2013 [54]

Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Đã xác định tiềm năng đất, đánh giá phân hạng mức đợ thích hợp của đất đai, đề xuất giải pháp sử dụng bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy

6 LATS. Hoàng Văn Hoan - 2014 [21]

Nghiên cứu xâm nhập mặn nước dưới đất trầm tích đệ tứ vùng Nam Định

Xác định hiện trạng phân bố mặn - nhạt nước dưới đất, đánh giá và dự báo diễn biến XNM ở vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, quy hoạch tài nguyên nước, các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học nhằm phục vụ khai thác

TT Tên/nhóm nghiên cứu/ năm cơng bố

Tên cơng trình Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước dưới đất.

7 LATS. Phạm Anh Tuấn -2014 [57]

Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất các loại/kiểu sử dụng đất (LUT) ở huyện Hải Hậu, phân hạng thích hợp đất đai, đánh giá hiệu quả các mơ hình sản xuất nơng nghiệp, đánh giá tính bền vững của các LUT được lựa chọn, đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng ĐNN bền vững ở huyện Hải Hậu đến năm 2020

8 LATS. Trần Thị Kim Tĩnh- 2014 [47]

Nghiên cứu chất lượng đất, nước của khu vực Ramsar Xuân Thủy - Nam Định trong bối cảnh nước biển dâng

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hiện trạng, nguyên nhân, xu thế biến đổi chất lượng đất, nước và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học (ĐDSH) khu Ramsar Xuân Thủy, trong bối cảnh NBD nhằm quản lý bền vững và sử dụng khôn khéo vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của Việt Nam.

9 LATS. Doãn Tiến Hà - 2015 [17].

Nghiên cứu biến động bãi do tác động của công trình giảm sóng, tạo bồi cho khu vực Hải Hậu - Nam Định

Xác định được một số quy luật biến động đường bờ, bãi biển dưới tác động của chế độ động lực ven bờ, dựa trên số liệu về biến động bãi, bờ biển và biến động các cửa sông làm ảnh hưởng tới ổn định đường bờ khu vực Hải Hậu; Sử dụng mơ hình tốn và mơ phỏng trên mơ hình vật lý để làm rõ quá trình tương tác sóng – cơng trình và tác đợng của cơng trình đến diễn biến hình thái ven bờ tại khu vực nghiên cứu, đồng thời đề xuất giải pháp chỉnh trị phù hợp phục vụ phòng chống thiên tai, ổn định vùng bờ biển khu vực Hải Hậu

10 LATS. Trần Thị Giang Hương - 2015 [24,25]

Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu

Xác định các ảnh hưởng chính do BĐKH đến sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nam Định, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro khi sử dụng đất để giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

11 LATS Đặng Thị Hoa - 2017 [20].

Nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển tỉnh Nam Định

Đã điều tra và xác định các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nơng nghiệp với các lĩnh vực cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp, lâm nghiệp...

Tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có thể thấy 2 nhóm chính sau: Nhóm thứ nhất nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng và giá trị của các dạng tài nguyên và hệ sinh thái quan trọng, nhạy cảm ở Nam Định như: tài nguyên đất, RNM, đất ngập nước. Nhóm này có sử dụng các phương pháp lượng giá đối với rừng ngập mặn, đất ngập nước, hay tính tốn định lượng Các bon với rừng ngập mặn, với tài nguyên ĐNN sử dụng phương pháp xác định thành phần tính chất của đất, đánh giá phân loại thích nghi đất... Nhóm nghiên cứu thứ 2 nghiên cứu các tác động của BĐKH, xâm nhập mặn... đến các nhóm đối tượng cụ thể khác nhau, sử dụng phương pháp mơ hình tính tốn biến động bờ, xâm nhập mặn, sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, mơ hình thích ứng với BĐKH... Với những cơng trình đã cơng bố, nghiên cứu của luận án khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nào trước đó.

1.3. LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ

1.3.1. Các yếu tố cấu thành tổng giá trị kinh tế

Theo Bolt và nnk (2005), Pearce (1990) các yếu tố cấu thành tổng giá trị kinh tế (TEV) như sau:

TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ (TEV)

Giá trị sử dụng (Use values) Giá trị không sử dụng (Non-use values)

Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct use values) Gỗ, củi, cá, tôm, cây thuốc, nước sạch, Giá trị giải trí, giáo dục, nghiên cứu khoa học, Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect use values) Giá trị chắn sóng, điều hịa khí hậu, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ carbon, cung ứng bãi đẻ, Giá trị lựa chọn (Option values) Giá trị lưu truyền (Bequest values) Giá trị tồn tại (Existence values)

Hình 1.6. Các thành phần của tổng giá trị kinh tế (TEV)

(Theo Bolt và nnk, 2005; Pearce, 1990) a. Giá trị sử dụng

nguyên môi trường. Giá trị sử dụng được chia làm ba loại [78, 83]:

* Giá trị sử dụng trực tiếp: là giá trị của tất cả các loại sản phẩm hàng hóa khai thác được từ mợt vùng cụ thể nào đó như: nơng sản, thuỷ hải sản, lâm sản, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm tiêu thụ công nghiệp…

Nguyên tắc tính: lấy tổng số lượng từng loại sản phẩm khai thác được từ một HST nhân (x) với đơn giá mỗi loại sản phẩm theo giá cả thị trường tại một thời điểm nào đó. Tổng lượng giá trị của các loại sản phẩm này hình thành giá trị sử dụng trực tiếp.

Yêu cầu về số liệu: lấy số liệu thống kê nhiều năm liên tục, tổng lượng sản phẩm có giá trị sử dụng trực tiếp dùng để tính tốn là số lượng sản phẩm tính theo bình qn năm.

Nếu khơng có số liệu thống kê, phải đánh giá được tổng số lượng tài sản của nguồn tài nguyên cùng mức độ tăng trưởng tài nguyên hằng năm để được khả năng cung cấp các loại sản phẩm bình quân hằng năm của HST. Cách tính giá trị sử dụng trực tiếp như sau:

Trong đó: Qi: Tổng lượng sản phẩm bình qn năm loại hàng hố i;

Pi: Đơn giá loại sản phẩm hàng hóa i trên thị trường tại thời điểm gần nhất.

* Giá trị sử dụng gián tiếp: là các giá trị về chức năng sinh thái của hệ

thống tài nguyên môi trường như: chức năng về khả năng tự làm sạch môi trường (chứa đựng, đồng hóa chất thải), chức năng dinh dưỡng, chức năng phịng hợ, tích luỹ cacbon…Các giá trị này khơng thể mua bán trên thị trường với giá cả cụ thể. Tuy nhiên, có thể tính tốn theo cách quy đổi giá trị bằng tiền của các chức năng này thông qua việc đánh giá theo đường cầu từ việc sẵn lòng chi trả (WTP: willingness to pay) của công chúng về loại môi trường này.

Nguyên tắc tính: tính bằng phương pháp chi phí thay thế (RC: replacement cost) hoặc chi phí ngăn ngừa (PE: preventive expenditure). Đó là các chi phí để phục hồi nguyên trạng HST sau khi bị xâm hại hoặc giữ cho môi trường không bị xuống cấp. Đối với cảnh quan du lịch thường được tính bằng chi phí du hành (TCM: travel cost method).

Yêu cầu về số liệu: thơng tin có thể nhận được bằng 4 cách:

+ Quan sát trực tiếp chi phí thực tế để chống lại sự cố mơi trường;

+ Yêu cầu của cơng chúng phải chi phí bao nhiêu để tự bảo vệ khỏi sự đe doạ của môi trường (nếu sự đe dọa là giả định thì chuyển sang phương pháp tính tốn ngẫu nhiên);

+ Thu nhận các đánh giá chuyên môn từ các chuyên gia về chi phí cần thiết của cơng chúng để tự bảo vệ khỏi sự đe dọa của môi trường đang xuống cấp;

+ Xây dựng đường cầu của chi phí lữ hành. Cơng thức tính:

* Giá trị lựa chọn: biểu hiện qua các lựa chọn sử dụng tài nguyên môi

trường trong tương lai. Các giá trị này biểu hiện chủ yếu qua việc sẵn lòng chi trả - WTP cho việc bảo tồn hệ thống môi trường hoặc các thành phần của các hệ thống dựa vào các khả năng mà cá nhân sẽ sử dụng chúng sau này. Nguyên tắc tính: do khơng có dữ liệu về giá cả thị trường nên thường dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM: Contingent Valuation Method) để khám phá cơng chúng sẵn lịng chi trả bao nhiêu bằng câu hỏi trực tiếp đối với mợt số đối tượng mẫu có liên quan đến vấn đề xung quanh vùng nghiên cứu. Kết quả từ mẫu nghiên cứu được nhân với tổng số các cá nhân có liên quan để hình thành kết quả toàn diện.

Yêu cầu về số liệu: sử dụng phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể về việc sẵn lòng chi trả của đối tượng mẫu, sau đó tập hợp lại và xử lý theo phương pháp hồi qui để tăng đợ chính xác đối với các giá trị đã xác định rõ có liên quan với các các đặc điểm cá nhân như mức thu nhập, trình đợ học vấn …

Cơng thức tính:

b. Giá trị không sử dụng

Giá trị không sử dụng được chia thành hai loại:

* Giá trị tồn tại: là giá trị được đặt ra cho loại hàng hố mơi trường khơng liên quan đến bất kì việc sử dụng hoặc tiềm năng sử dụng các loại hàng hoá này. Đây là giá trị tồn tại của sự đa dạng sinh học của vùng nghiên cứu, phản ánh quan điểm “quyền sinh vật”.

Giá trị sử dụng gián tiếp = (∑ chi phí thay thế)/năm =

= (∑ chi phí ngăn ngừa)/năm = (∑ chi phí du hành)/năm (1.3)

Ngun tắc tính: nếu có số lượng thống kê đầy đủ về số lượng các loài và có giá cả thị trường, có thể tính giá trị của từng loại và hình thành giá trị tồn tại của vùng nghiên cứu. u cầu về số liệu: cần có thơng tin về trữ lượng các loài, chi phí bảo tồn đa dạng sinh học của vùng nghiên cứu từ các nguồn khác nhau đối với từng loài.

Cơng thức tính:

* Giá trị lưu truyền: là giá sẵn lịng chi trả để bảo tồn mơi trường vì lợi ích của các thế hệ sau. Giá trị này khơng có giá trị sử dụng đối với mợt cá nhân trong hiện tại nhưng nó có giá trị tiềm năng sử dụng hoặc không sử dụng trong tương lai đối với con cháu thế hệ tương tai.

Nguyên tắc tính: tổng hợp tất cả các chi phí mà cơng chúng hoặc xã hội đồng ý chi trả để bảo tồn HST vì lợi ích của thế hệ mai sau.

Yêu cầu về số liệu: nếu có thống kê đầy đủ thì lấy chi phí bình qn năm làm cơ sở để tính tốn.

Cơng thức tính:

1.3.2. Phương pháp lượng giá tổng giá trị kinh tế

Theo Barbier, các phương pháp được sử dụng để lượng giá giá trị của các HST tập trung vào 3 nhóm phương pháp chủ yếu như sau [77]: Phương pháp dựa

vào thị trường thực, Phương pháp dựa vào thị trường thay thế, Phương pháp dựa vào thị trường giả định. Chi tiết các phương pháp này được trình bày tại

hình 1.7 Sơ đồ các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái dưới đây:

Ngoài 3 nhóm chính kể trên cịn có mợt số phương pháp khác như: Phương pháp chuyển giao lợi ích, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích cũng thường được sử dụng để lượng giá giá trị kinh tế các HST ở Việt Nam.

Giá trị tồn tại = ∑ giá trị đa dạng sinh học =

= ∑ Mức sẵn lịng chi trả của cơng chúng để bảo tồn đa dạng sinh học (1.5)

CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC HST

PHƯƠNG PHÁP DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG THỰC

PHƯƠNG PHÁP DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG GIẢ ĐỊNH

GIÁ THỊ TRƯỜNG

CHI PHÍ SỨC KHỎE

PHƯƠNG PHÁP DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG THAY THẾ THAY ĐỔI NĂNG SUẤT PHÂN TÍCH CƯ TRÚ TƯƠNG ĐƯƠNG CHI PHÍ THIỆT HẠI TRÁNH ĐƯỢC MƠ HÌNH LỰA CHỌN CHI PHÍ DU LỊCH CHI PHÍ THAY THẾ HÀM SẢN XUẤT GIÁ TRỊ HƯỞNG THỤ ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN

Hình 1.7. Sơ đồ các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế của các HST

(Nguồn: Theo Barbier, 1997)

Để bảo vệ tài nguyên, môi trường và hướng tới phát triển bền vững, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu các phương pháp lượng giá giá trị của tài nguyên và mơi trường, từ đó có thể lồng ghép các giá trị tài nguyên vào các phương án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo phát triển và bảo vệ bền vững tài nguyên môi trường [38]. Để tiến hành định giá giá trị tài nguyên và lượng giá thiệt hại các giá trị kinh tế của mơi trường, có thể sử dụng các phương pháp sau: giá thị trường; chi phí cơ hợi; phương pháp chi phí du hành; phương pháp định giá ngẫu nhiên, phương pháp chi phí thay thế, phương pháp đánh giá giá trị hưởng thụ, phương pháp chi phí thiệt hại tránh được, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích...

1.3.3. Nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế đã thực hiện ở Việt Nam

và môi trường) lần đầu tiên được Nguyễn Hoàng Trí và nnk (1996) thực hiện trên đối tượng là HST RNM. Nghiên cứu đã phân tích chi phí và lợi ích của việc khơi phục RNM trong lượng giá kinh tế các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của tổng giá trị kinh tế, đặc biệt là lượng giá giá trị của RNM trong việc giảm thiểu tác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)