KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 78)

3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP

Để xây dựng được quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD, việc xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là rất cần thiết. Luận án đã tổng hợp, tham khảo nhiều tài liệu trên thế giới và trong nước về NBD; Sử dụng phương pháp Delphi nhằm thu thập ý kiến đánh giá từ các nhóm chuyên gia về lựa chọn kịch bản đánh giá, các tác động của NBD tới sản xuất nông nghiệp; Kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế và tham vấn cợng đồng tại địa phương với mục đích xác định đối tượng và khu vực có khả năng bị tác đợng của NBD. Chi tiết của cơ sở dữ liệu để xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại do NBD được trình bày như dưới đây:

3.1.1. Cơ sở dữ liệu xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế do nước biển dâng biển dâng

3.1.1.1.Tài liệu, số liệu đã thu thập: liên quan tới luận án gồm 3 nhóm chính sau:

a) Tài liệu về BĐKH, NBD

Nhóm tài liệu này bao gồm: Báo cáo lần I, III của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC); Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của BĐKH và khả năng thích ứng; Kịch bản BĐKH, NBD năm 2012, 2016 của Bộ TNMT; Số liệu về dao động mực nước biển từ Trung tâm thông tin và Dữ liệu KTTV; Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng (Viện KHKTTVBĐKH); Kế hoạch hành đợng ứng phó với BĐKH của UBND tỉnh Nam Định; Quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;...

b) Số liệu về đất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định

Là số liệu Niên giám thống kê của tỉnh Nam Định từ năm 2010 – 2015 (tổng cục thống kê); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (Tổng cục Quản lý đất đai); Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 4 huyện nghiên cứu: Báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2030 ở tỉnh Nam Định; Các nghiên cứu, luận án liên quan đến sử dụng ĐNN tại địa phương...

Nhóm tài liệu này là lý thuyết về tổng giá trị kinh tế (TEV), lý thuyết các phương pháp sử dụng trong lượng giá giá trị kinh tế thường sử dụng; Các công trình nghiên cứu trên thế giới, khu vực và trong nước về tác động của BĐKH, NBD đến tài nguyên đất, đặc biệt là sử dụng ĐNN; Các cơng trình về lượng giá giá trị kinh tế của các đối tượng liên quan đã được thực hiện tại Việt Nam và tỉnh Nam Định...

Đặc biệt, luận án đã tham khảo các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan như luận án tiến sĩ, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở đã được thực hiện liên quan tới khu vực Nam Định chi tiết đã trình bày bảng 1.6.

3.1.1.2. Kết quả tham vấn Delphi

Từ việc gửi bảng tham vấn với 2 vịng đợc lập, luận án đã tổng hợp được kết quả tham vấn như sau:

a) Lựa chọn kịch bản BĐKH, NBD

Kịch bản BĐKH, NBD cho khu vực Nam Định với mức phát thải KNK trung bình cao RCP 6.0 để đánh giá ảnh hưởng của NBD đến sử dụng ĐNN tỉnh Nam Định. Lý do mà các nhà khoa học, cán bộ địa phương lựa chọn kịch bản này vì thực tế khu vực Nam Định đang bị tác động mạnh mẽ của BĐKH, NBD. Mặt khác, việc lựa chọn kịch bản trung bình cao cịn có ý nghĩa phịng ngừa để nâng cao khả năng ứng phó với BDKH, NBD của địa phương trong thời gian tới.

b) Xác định các khu vực và đối tượng bị tác động của NBD

Luận án đã xác định được 4 huyện có nguy cơ bị tác đợng mạnh của NBD tại Nam Định và nhóm ĐNN gồm 4 loại: đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất rừng đặc dụng, rừng phịng hợ, rừng sản xuất (Do khu vực ven biển tỉnh Nam Định chỉ có rừng ngập mặn nên gọi là RNM)

c) Xác định mức thiệt hại (K)

Để đánh giá thiệt kinh tế, thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT- BNNPTNT- BKHĐT ngày 23/11/2015 quy định về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, kết hợp với tham vấn cán bộ địa phương, chuyên gia kinh tế. Luận án đề xuất mức thiệt hại nhóm ĐNN do NBD cho 2 khu vực trong và ngoài đê được áp dụng cho tỉnh Nam Định như bảng 3.1 Xác định mức thiệt hại cho nhóm ĐNN cho 2 khu vực trong và ngoài đê như bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Mức thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài đê

Khu vực trong đê Khu vực ngoài đê

Thiệt hại nặng K = 0,5 Thiệt hại hoàn toàn K = 1 Thiệt hại một phần K = 0,3 Thiệt hại rất nặng K = 0,7

HST RNM thiệt hại giai đoạn 2020 - 2030 K = 0,2 HST RNM thiệt hại giai đoạn 2040 - 2050 K = 0,4

+ Khu vực ngoài đê với 2 mức thiệt hại có khả năng xảy ra là thiệt hại hoàn toàn và thiệt hại rất nặng;

+ Khu vực trong đê do xác suất ngập ít hơn và mức độ tác động của NBD cũng không trực tiếp (do hệ thống đê ngăn) nên mức thiệt hại lần lượt là nặng và thiệt hại một phần;

+ Đối với RNM: Trên cơ sở tham vấn chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái RNM – Đại học Sư phạm Hà Nội, cán bộ quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy, khu dữ trữ sinh quyển Nghĩa Hưng và tham khảo các cơng trình nghiên cứu như Nguyễn Thị Kim Cúc (2012) “Nghiên cứu khả năng thích ứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng” [14], Gilman Eric và nnk (2007) trong nghiên cứu “Assessment of Mangrove Response to Projected Relative Sea level Rise and Recent Historical Reconstruction of Shoreline Position”[88], Luận án đã lựa chọn mức thiệt hại như sau: mức thiệt hại 0,2 cho những năm 2020 - 2030 (tương ứng mức NBD 12 – 18 cm) và mức thiệt hại 0,4 giai đoạn 2040 - 2050 (tương ứng mực NBD từ 24 – 32 cm).

3.1.1.3. Kết quả điều tra khảo sát và tham vấn cộng đồng

Kết quả điều tra khảo sát và tham vấn cộng đồng cho kết quả khá tương đồng như áp dụng phương pháp Delphi với kết quả cụ thể như:

a) Xác định được 4 huyện có nguy cơ bị tác động mạnh của NBD tại Nam Định

Kết quả tham vấn và khảo sát 4 huyện bị tác động mạnh bởi NBD gồm: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường, trong đó có 3 huyện giáp biển. Riêng huyện Xuân Trường mặc dù không phải là huyện giáp biển, nhưng do điều kiện địa hình và sự tương đồng về hệ thống thủy lợi, thủy nông với Giao Thủy (hệ thủy nông chung của 2 huyện là Xuân Thủy), nên trong những năm gần đây do tác

động của BĐKH và NBD, huyện Xuân Trường chịu ảnh hưởng nặng của quá trình xâm nhập mặn.

b) Xác định nhóm đất nơng nghiệp bị tác động do nước biển dâng

Luận án xác định được nhóm ĐNN gồm 4 loại đất bị tác động trên tổng số 8 loại: đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất rừng đặc dụng, rừng phịng hợ, rừng sản xuất liên quan tới khu vực 4 huyện nghiên cứu bị tác đợng trực tiếp của NBD. Bên cạnh đó, các ý kiến tham vấn đều cho rằng hệ thống đê và các cống ngăn mặn, tiêu thoát nước tại 4 huyện này sẽ bị tác động nhiều do NBD. Tổng hợp các đối tượng bị tác động tại 4 huyện theo 2 khu vực trong và ngoài đê như sau:

Bảng 3.2. Đối tượng bị tác động theo 2 khu vực trong và ngoài đê tại 4 huyện Khu vực Đối tượng bị tác động khu

vực ngoài đê

Đối tượng bị tác động khu vực trong đê

Nghĩa Hưng Hải Hậu Giao Thủy

- Diện tích ni trồng thủy sản

- Diện tích RNM

- Diện tích đất làm muối

- Hệ thống đê biển

- Hệ thống cảnh báo mặn và ngăn mặn (chưa đầu tư)

- Diện tích đất lúa

- Diện tích đất ni trồng thủy sản - Diện tích đất làm muối

Xuân

Trường Không bị tác động

- Hệ thống cảnh báo mặn (tăng cường đầu tư)

- Diện tích đất lúa

3.1.2. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do nước biển dâng

Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD được xây dựng vừa đảm bảo tính khoa học khi tham khảo, tổng hợp từ các hướng dẫn trên thế giới và trong nước của các cơ quan, tổ chức uy tín. Bên cạnh đó cũng đảm bảo tính thực tiễn khi tham vấn ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý và cợng đồng kết hợp với q trình điều tra khảo sát thực địa.

a) Cơ sở khoa học xây dựng quy trình

Để xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD, luận án đã tham khảo và thu thập tài liệu về BĐKH, NBD; tài liệu về lượng giá giá trị kinh tế trên thế giới và trong nước như: “Hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác đợng của BĐKH

và khả năng thích ứng” của IPCC (1994), hay “Hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện KTTVBĐKH (2011) [109]. b) Cơ sở thực tiễn xây dựng

Bên cạnh việc tham khảo tài liệu hướng dẫn trên thế giới và trong nước, dựa trên ý kiến chuyên gia qua áp dụng phương pháp Delphi, quá trình điều tra khảo sát thực tế và tham vấn cợng đồng. Luận án đã xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại do tác động của NBD cho các huyện ven biển khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng. Chi tiết quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế được trình bày như hình 3.1 dưới đây với 8 bước chính:

(1) Lựa chọn kịch bản NBD phù hợp cho địa phương (2) Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do NBD

(3) Xây dựng bản đồ tác động của NBD đến ĐNN theo các phương án sử dụng đất khác nhau

(4) Hiệu chỉnh bản đồ tác động của NBD đến ĐNN cho 2 khu vực trong và ngoài đê

(5) Xác định diện tích nhóm ĐNN bị tác đợng cùng các giá trị sử dụng và yếu tố về cơ sở hạ tầng

(6) Tính tốn xác định giá trị thiệt hại kinh tế theo 2 khu vực trong và ngoài đê (7) Biểu diễn kết quả tính tốn thiệt hại trên bản đồ tác động của NBD đến sử

dụng ĐNN

(2) Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập (3) Xây dựng bản đồ tác động của NBD đến ĐNN theo các phương án sử dụng đất (4) Hiệu chỉnh bản đồ tác động của NBD đến ĐNN cho 2 khu

vực trong và ngoài đê (1)

Lựa chọn kịch bản nước biển dâng phù hợp (5) Xác định diện tích nhóm ĐNN bị tác đợng cùng các giá trị sử dụng và CSHT (6) Tính tốn xác định giá trị thiệt hại theo 2 khu vực trong

và ngoài đê (7)

Biểu diễn kết quả tính tốn thiệt hại trên bản đồ tác động

của NBD

Hệ thống bản đồ tác động của nước biển dâng tới các loại đất

nơng nghiệp

Bảng tính thiệt hại kinh tế và

bản đồ biểu diễn theo khơng gian và

thời gian

Các giải pháp thích ứng

Hình 3.1. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng đất nông nghiệp khu vực ven biển phía Bắc Việt Nam

3.1.3. Quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng cho Nam Định

Áp dụng quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng ĐNN khu vực ven biển phía Bắc Việt Nam như đã trình bày tại hình 3.1. Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế, tham vấn ý kiến chun gia và cợng đồng. Quy trình chi tiết đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam Định được trình bày cụ thể với 8 bước chính như sau:

(1) Lựa chọn kịch bản NBD phù hợp cho tỉnh Nam Định

Kịch bản được lựa chọn là phát thải KNK trung bình cao RCP6.0 như đã trình bày lý do lựa chọn kịch bản RCP6.0 tại mục 3.1.1.2. Bằng việc kế thừa kịch bản BĐKH, NBD năm 2016 của Bộ TNMT đã xây dựng cho Việt Nam với mực NBD cận trên của kịch bản trung bình cao RCP6.0;

(2) Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do NBD

Từ kịch bản NBD được lựa chọn với các mức NBD là 12, 18, 24 và 32cm tương ứng các năm 2020 đến 2050. Sử dụng mơ hình DEM, số liệu địa hình, mặt cắt, đợ dốc... và phân tích khơng gian nợi suy theo phương pháp “cây quyết định – decision tree” để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của NBD đến ĐNN. Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập được sơ đồ hóa theo mơ tả tại hình 3.2 dưới đây: Nội dung cụ thể của sơ đồ

- Dự tính mức ngập lụt do NBD theo kịch bản BĐKH. Số hóa dữ liệu tḥc tính (mức ngập lụt do NBD) vào bản đồ nền trên cơ sở phương pháp “nâng bề mặt nước” theo một giá trị được lựa chọn.

- Sử dụng dữ liệu địa hình, mặt cắt, đợ dốc làm đầu vào cho mơ hình DEMs để xây dựng mơ hình số đợ cao cho 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định, bao gồm:

+ Số liệu khảo sát thực địa: khảo sát địa hình ven biển, mực NBD, xâm nhập mặn trong thời gian 10 năm trở lại đây tại 4 huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; điều tra cộng đồng về biến đợng sử dụng ĐNN, trong đó chú trọng xu thế chuyển đổi đất trồng lúa, đất làm muối, RNM sang đất nuôi trồng thủy sản... (do người dân địa phương).

Dựa vào mức ngập 12, 18, 24 và 32cm tương ứng từ

2020 đến 2050 Lựa chọn kịch bản BĐKH,

NBD RCP6.0

Dữ liệu đầu vào (Địa hình, mặt cắt, đợ dốc)

Bản đồ nền và các dữ liệu tḥc tính

Mơ hình số đợ cao (DEM)

Bản đồ nguy cơ ngập hoàn chỉnh

Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015

và quy hoạch 2020

Phân tích khơng gian nợi suy theo phương pháp cây

quyết định

GIS

Bản đồ nguy cơ ngập

Điều tra thực địa hiệu chỉnh bản đồ

Hình 3.2. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ nguy cơ ngập

+ Dữ liệu bản đồ và số liệu thống kê: các số liệu đầu vào cho phân tích khơng gian thành lập bản đồ nguy cơ ngập lụt, trong đó có xét đến ảnh hưởng của mối quan hệ tự nhiên – con người: Bản đồ nền địa hình 4 huyện tỷ lệ 1: 10.000; Bản đồ chuyên đề hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2020 [52] tỷ lệ 1: 50.000; Diện tích đất tự nhiên của bốn huyện theo số liệu thống kê tỉnh Nam Định của Tổng cục Thống kê năm 2010, 2015.

+ Nhận dạng, mô tả đất ngập nước khác nhau (trong đê, ngoài đê) làm cơ sở chồng xếp bản đồ (phân tích khơng gian, nội suy vùng ngập theo phương pháp cây quyết định).

Xây dựng “cây quyết định” phục vụ xác định nguy cơ ngập.

Cây quyết định là một phương pháp rất mạnh và phổ biến cho cả hai nhiệm vụ của khai phá dữ liệu là phân loại và dự báo. Tạo cây quyết định chính là q trình phân tích cơ sở dữ liệu, phân lớp và đưa ra dự đoán. Cây quyết định được tạo thành bằng cách lần lượt chia một tập dữ liệu thành các tập dữ liệu con, mỗi tập

con được tạo thành chủ yếu từ các phần tử của cùng một lớp. Cây quyết định được xây dựng bằng cách phân tách các bản ghi tại mỗi nút dựa trên mợt tḥc tính đầu vào. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là phải chọn tḥc tính nào đưa ra được sự phân tách tốt nhất tại nút đó. Từ đó, áp dụng vào xây dựng mơ hình nợi suy bản đồ ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 78)