Sơ đồ các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế của các HST

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 43)

(Nguồn: Theo Barbier, 1997)

Để bảo vệ tài nguyên, môi trường và hướng tới phát triển bền vững, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu các phương pháp lượng giá giá trị của tài nguyên và mơi trường, từ đó có thể lồng ghép các giá trị tài nguyên vào các phương án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo phát triển và bảo vệ bền vững tài nguyên môi trường [38]. Để tiến hành định giá giá trị tài nguyên và lượng giá thiệt hại các giá trị kinh tế của mơi trường, có thể sử dụng các phương pháp sau: giá thị trường; chi phí cơ hợi; phương pháp chi phí du hành; phương pháp định giá ngẫu nhiên, phương pháp chi phí thay thế, phương pháp đánh giá giá trị hưởng thụ, phương pháp chi phí thiệt hại tránh được, phương pháp phân tích chi phí - lợi ích...

1.3.3. Nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế đã thực hiện ở Việt Nam

và môi trường) lần đầu tiên được Nguyễn Hoàng Trí và nnk (1996) thực hiện trên đối tượng là HST RNM. Nghiên cứu đã phân tích chi phí và lợi ích của việc khơi phục RNM trong lượng giá kinh tế các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của tổng giá trị kinh tế, đặc biệt là lượng giá giá trị của RNM trong việc giảm thiểu tác hại của gió bão và NBD trong bối cảnh BĐKH hiện nay giúp cho các nhà hoạch định chính sách có giải pháp thích hợp trong điều kiện cụ thể của địa phương. [23]. Sau cơng trình đầu tiên về lượng giá RNM, nhiều cơng trình về lượng giá giá trị của HST được nghiên cứu cho nhiều đối tượng và khu vực khác nhau, dưới đây là một số công trình điển hình được sắp xếp theo thời gian:

Bảng 1.7. Tổng hợp các cơng trình lượng giá giá trị kinh tế ở Việt Nam

TT Tên/nhóm nghiên

cứu, năm cơng bố Tên cơng trình

Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

1 Nguyễn Hoàng Trí và nnk, 1996

Định giá kinh tế HST RNM.

Lượng giá được các lợi ích trực tiếp cho người dân địa phương vùng ven biển tỉnh Nam Định là 1.660, 1.098 và 701 đôla Mỹ/ha cho các tỉ lệ chiết khấu 3, 6 và 10%. Các số liệu lượng hóa giá trị sử dụng gián tiếp chủ yếu dựa trên mơ hình bảo vệ đê biển thông qua dịch vụ giảm thiểu gió bão và NBD của RNM là 127, 95 và 68 đôla Mỹ/ha cho các tỉ lệ chiết khấu 3, 6 và 10%

2 Nguyễn Đức Thành và Lê Thị Hải, 1997

Ước lượng giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương.

Phương pháp chi phí du lịch

3 Phan Nguyên Hồng và nnk, 2000

Định giá kinh tế RNM

Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng lợi ích rịng sử dụng trực tiếp từ RNM đã tăng lên đáng kể từ năm 1985 (1.241,556 triệu đồng/năm) đến 1999 (8.253,384 triệu đồng/năm). Chỉ tính riêng 21.104 ha rừng trồng và 7026 ha rừng tái sinh tự nhiên thì giá trị trực tiếp sẽ là 3,15 đôla Mỹ/ha/năm (1985) và 20,95 đôla Mỹ/ha/năm (1999) [23].

4 Đặng Văn Phan và nnk, 2000

Định giá trực tiếp và gián tiếp RNM Cần Giờ.

RNM Cần Giờ ước tính có giá trị khoảng 95 tỷ VNĐ (thời giá năm 1999). Tuy vậy, số tiền này còn thấp hơn nhiều so với thực tế bởi gần 30.000 ha RNM ở đây cịn có các chức năng sinh thái, mơi trường như duy trì DĐSH, cải thiện mơi trường, điều tiết nước ngầm, văn hóa, tín ngưỡng...chưa được đưa vào tính tốn.

5 Mai Trọng Nhuận và nnk, 2000

Đánh giá giá trị kinh tế của một số vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam.

TT Tên/nhóm nghiên

cứu, năm cơng bố Tên cơng trình

Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

6

Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường, 2002

Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra.

Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm trong 1 năm do khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên là 1,054 tỷ đồng và tính ra thiệt hại trung bình cho 1 hợ là 420.000 đồng.

7 Đỗ Nam Thắng và Jeff Bennett, 2005

Sử dụng mơ hình lựa chọn (CM- Choice Modelling) để ước lượng giá trị đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long.

Sử dụng phương pháp CM, nghiên cứu đã tính tốn được tổng sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện khu đất ngập nước này từ 1.8 – 2.3 triệu USD

8 Nguyễn Quang Hồng, 2005

Đánh giá giá trị kinh tế của vườn quốc gia Ba Bể.

Giá trị giải trí được đánh giá thơng qua phương pháp chi phí du lịch khoảng 2,3 tỷ đồng

9 Lê Thu Hoa và nnk, 2006

Xác định giá trị nuôi tôm

tại Xuân Thủy, Nam Định. Sử dụng kỹ thuật giá thị trường

10 Đinh Đức Trường và Lê Minh Ngọc, 2006

Lượng giá giá trị du lịch và giá trị phi sử dụng ở Vườn quốc gia Bạch Mã.

Phương pháp chi phí du lịch

11

Cục bảo tồn Đa dạng sinh học - Tổng Cục Môi trường, 2009

Phương pháp luận lượng giá tổn thất kinh tế từ suy thoái của HST gồm: HST RNM, HST cỏ biển, HST vũng vịnh, HST rạn san hô, HST vùng triều, HST bãi cát ven biển, HST cửa sông, HST đầm phá.

Hướng dẫn cách xác định và ước tính giá trị của các HST trên tại mợt số khu vực đặc thù ở Việt Nam [12].

12 Đinh Đức Trường, 2010

Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý đất ngập nước – áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.

Giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực nghiên cứu xấp xỉ 89 tỷ đồng /năm. Giá trị sử dụng trực tiếp, chủ yếu là giá trị khai thác và nuôi trồng thủy sản, chiếm tỷ trọng và qui mô lớn nhất (81 tỷ đồng/năm) tương ứng với 92,3% giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN. Các giá trị sử dụng gián tiếp (7,3 tỷ đồng/năm) chiếm 3,3% giá trị kinh tế toàn phần và bao gồm giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, giá trị phịng hợ đê biển và giá trị hấp thụ cacbon của RNM. [56].

13 Nguyễn Thị Minh Huyền và nnk, 2010

Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên cho một số HST tiêu biểu ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững.

HST cỏ biển tại đây khoảng 656 triệu VNĐ/ha/năm. HST rạn san hô ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ước tính có giá trị 3,5 tỷ VNĐ/ha/năm.

14 Lê Thanh An, 2010

Ước lượng lợi ích du lịch của vườn quốc gia Bạch Mã – Việt Nam.

Kết quả ước lượng lợi ích du lịch của Vườn quốc gia Bạch Mã bằng phương pháp chi phí du lịch (TCM) với mơ hình chi phí du lịch cá nhân (ITCM) cho thấy, giá trị thặng dư tiêu dùng của khách du lịch đạt 5.278.795 đồng/du khách. Đồng thời, giá trị thặng dư

TT Tên/nhóm nghiên

cứu, năm cơng bố Tên cơng trình

Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

cho mỗi lần du lịch đạt 2.346.131 đồng/lần/du khách. Tổng lợi ích giải trí của vườn quốc gia Bạch Mã theo ITCM đạt 34.276.973.510 đồng/năm.

15

Viện Khoa học quản lý môi trường - Tổng cục Môi trường, 2010

Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững.

Xây dựng quy trình lượng giá và áp dụng thử nghiệm cho Tam Đảo. Giá trị của vườn quốc gia Tam Đảo được ước tính trong năm 2010 là 11.665 tỷ đồng cho toàn vườn quốc giá và 333 triệu đồng cho 1 hecta. Giá trị sử dụng gián tiếp là 73,09 triệu đồng/ha. Giá trị phi sử dụng là 32,63 triệu đồng/ha.

16 Đỗ Nam Thắng, 2011

Hướng dẫn phân tích chi phí – lợi ích của dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại một số vườn quốc gia đất ngập nước.

Sử dụng hệ công thức dựa vào thị trường thực, phương pháp dựa vào thị trường thay thế

17 Tổng cục Môi trường, 2011

Quyết định 1551/QĐ - TCMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Hướng dẫn phân tích chi phí – lợi ích của công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại một số vườn quốc gia đại diện tiêu biểu cho HST đất ngập nước.

Giới thiệu hệ công thức sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích, các phương pháp đo lường ước tính chi phí - lợi ích [48].

18 Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đỗ Nam Thắng, 2012

Lượng hóa mợt số giá trị kinh tế của vườn quốc gia Cúc Phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

Giá trị sử dụng trực tiếp do hoạt động du lịch là 6,377 tỷ đồng. Bên cạnh đó cịn có chi phi gián tiếp như bảo vệ lưu vực nước đầu nguồn 4,049 tỷ, hấp thụ CO2 là 1.200 tỷ, ngoài ra cịn có giá trị phi sử dụng là 337,13 tỷ. Tổng giá trị lượng hóa của vườn quốc gia Cúc Phương là 1.547,604 tỷ.

19 Phạm Thị Ngọc Lan, 2012

Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên, môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc.

Tổng giá trị HST thủy vực sông Trà Khúc là 195,469 tỷ VNĐ với việc ước tính cho 9 giá trị kinh tế gồm 5 giá trị sử dụng trực tiếp, 3 giá trị sử dụng gián tiếp và 1 giá trị chưa sử dụng.

20 Vũ Tấn Phương và nnk, 2013

Nghiên cứu xác định giá trị rừng phịng hợ ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Giá trị kinh tế - mơi trường của rừng phịng hợ chắn sóng, trường hợp nghiên cứu ở Cà Mau và Kiên Giang với giá trị khoảng 30,4 triệu đồng/ha/năm (Cà Mau) và 32,9 triệu đồng/ha/năm (Kiên Giang). Giá trị kinh tế - mơi trường của rừng phịng hộ chống cát bay, trường hợp nghiên cứu ở Ninh Thuận, Bình Thuận có giá trị ước lượng khoảng 8,6 đến 14,4 triệu đồng/ha/năm [34].

21

Trần Thi Thu Hà, Thạch Mai Hoàng, Hoàng Anh Việt, 2014

Giá trị kinh tế của vườn quốc gia Cát Tiên

(The economic value of Cat Tien National Park.)

Đã tính tốn với 5 giá trị sử dụng của Vườn Quốc gia Cát Tiên tại thời điểm năm 2012 là 1091 tỷ đồng tương đương 51,6 triệu USD [89]

TT Tên/nhóm nghiên

cứu, năm cơng bố Tên cơng trình

Kết quả đạt được/Phương pháp sử dụng

22 Trần Đình Lân nnk, 2015

Lượng giá kinh tế giá trị du lịch từ các hệ sinh thái biển vùng đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phịng tḥc đề tài nhà nước KC.0908/11-15: “Lượng giá kinh tế một số hệ sinh thái biển của các đảo tiền tiêu ven bờ Việt Nam”.

Sử dụng phương pháp phân tích chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) xác định được giá trị du lịch trên nền tảng các dịch vụ HST biển vùng Bạch Long Vĩ là 5,4 tỷ đồng/năm (thời điểm năm 2014) [27].

23 Nguyễn Ngọc Thanh, 2015

Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do Biến đổi khí hậu.

Áp dụng phương pháp Đánh giá tổn thương và phương pháp thay đổi năng suất để đánh giá tổn thương và lượng giá tác động của BĐKH đối với nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đã tính tốn được tổng thiệt hại hằng năm do BĐKH đối với khai thác thủy sản khu vực phía Bắc khoảng 584 tỷ đồng, đối với hoạt động nuôi trồng khoảng 568 tỷ đồng [41].

24 Nguyễn Hoàng Nam, 2015

Phân tích chi phí lợi ích của việc thích ứng với biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình bảo tồn rừng ngập mặn và rừng trồng tại tỉnh Cà Mau

(Cost-benefit Analysis of Climate Adaptation: A Case Study of Mangrove Conservation and Reforestation in Ca Mau Province)

Nghiên cứu chỉ ra rằng, 1ha RNM có thể tạo ra mợt khoản lợi nhuận rịng xã hợi là 1.692,9 USD/năm cho tỉnh Cà Mau bao gồm cả chi phí lao đợng [97].

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Từ việc thống kê các cơng trình nghiên cứu liên quan tới việc lượng giá giá trị kinh tế của HST ở nước ta có thể thấy rằng:

- Việc lượng giá giá trị kinh tế của các HST ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm hơn của các nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước, thể hiện qua việc tăng nhanh số lượng các cơng trình nghiên cứu về lượng giá giá trị HST, đồng thời đối tượng được định giá đa dạng hơn và ngày càng chi tiết. Thậm chí đã văn bản hóa thành những quy định hướng dẫn việc thực hiện để phân tích lựa chọn các dự án bảo vệ đa dạng sinh học như Quyết định 1551/QĐ - TCMT ngày 12 tháng 12 năm 2011[48]. Dưới đây là một số nhận xét về hiện trạng lượng giá giá trị kinh tế HST ở nước ta:

+ Việc lượng giá giá trị kinh tế của các HST mới chủ yếu thực hiện ở giá trị sử dụng trực tiếp của HST bằng phương pháp dựa vào thị trường thực.

+ Nhóm phương pháp lượng giá cho các giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng thời gian gần đây được sử dụng rộng rãi hơn.

+ Đối tượng lượng giá giá trị kinh tế đang còn hạn chế và tập trung ở các khu vực có HST nhạy cảm được cộng đồng quốc tế quan tâm.

+ Lượng giá giá trị HST chưa được hệ thống hóa một cách đẩy đủ.

Từ hiện trạng trên, luận án gợi ý một số đề xuất nâng cao hiệu quả lượng giá giá trị kinh tế của các HST ở Việt Nam:

- Thay đổi “cách nhìn” về giá trị của tài nguyên và môi trường để lượng giá chính xác giá trị của HST;

- Huy động sự tham gia, phối hợp giữa nhà kinh tế học, sinh thái - môi trường và nhà quản lý trong lượng giá giá trị kinh tế HST;

- Chuẩn hóa quy trình lượng giá, hệ cơng thức sử dụng và tiến tới hình thành thể chế, chính sách quy định phương pháp lượng giá giá trị kinh tế của các HST.

1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Từ quá trình điều tra khảo sát thực tế tại Nam Định, kết hợp với phương pháp Delphi, luận án đã xác định được đối tượng nghiên cứu là sử dụng ĐNN bao gồm: đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, làm muối và RNM bị tác động của NBD tại 4 huyện ven biển. Ngoài ra, hệ thống đê biển và cơng trình thủy nơng chống xâm nhập mặn cũng là đối tượng bị tác động của NBD. Tùy tḥc vào khu vực và đối tượng mà có sự khác biệt về tác đợng do NBD. Vì vậy, phần tổng quan về khu vực nghiên cứu, luận án chủ yếu giới thiệu về điều kiện, tự nhiên kinh tế xã hội khu vực ven biển tỉnh Nam Định (khu vực chịu tác tác động nhiều nhất bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu) gồm huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường.

1.4.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Nam Định là mợt tỉnh hoàn toàn nằm trong châu thổ sông Hồng - Thái Bình, gồm 9 huyện và thành phố Nam Định với diện tích đất tự nhiên là 1.652,5 km2, dân số 1.830.00 người [53]. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đơng Bắc

giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Đơng Nam giáp Biển Đông. Với chiều dài 72 km bờ biển, tỉnh Nam Định được coi là tỉnh duyên hải rất có lợi thế phát triển nguồn kinh tế biển (Hình 1.8) [67].

Hình 1.8. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định

1.4.1.2. Địa hình

Địa hình ở Nam Định tương đối bằng phẳng, có xu thế dốc dần ra biển và có thể phân làm 3 vùng địa hình tự nhiên là vùng chiêm trũng, vùng đồng bằng ven biển và vùng bãi bồi ven biển [65].

Đặc điểm địa hình cụ thể của 4 huyện ven biển Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng như sau:

Khu vực Xuân Trường và Giao Thủy được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Phía Bắc: có cao trình bình quân (+0,6) đến (+0,7m). Những vùng cao nằm ven sơng Hồng và sơng Ninh Cơ với cao trình (+0,9) đến (+1,1m). Khu vực lịng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)