Tổng hợp các đợt điều tra khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 67)

TT Thời gian điều tra Mục đích điều tra

1 Đợt 1

Từ 11/6 - 15/6/2012

- Thu thập số liệu thứ cấp và tham vấn Delphi vòng 1 lựa chọn kịch bản NBD;

- Xác định sơ bộ khu vực, đối tượng bị tác động của BĐKH, NBD tại tỉnh Nam Định bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu.

2

Đợt 2 Từ 18/12 - 24/12/2014

- Rà soát các điểm “nghi ngờ” trong bản đồ nguy cơ ngập;

- Khảo sát nhanh xâm nhập mặn tại một số khu vực trên sông Hồng, Ninh Cơ, sông Đáy và sơng Sị; - Tác đợng của BĐKH, NBD đến nhóm ĐNN.

3 Đợt 3

Từ 5/3 - 10/3/2015

- Thu thập số liệu bổ sung, tham vấn Delphi vòng 2 và điều tra khảo sát tác động của BĐKH, NBD đến nhóm ĐNN bằng phỏng vấn sâu và phiếu điều tra. - Tham vấn ý kiến cộng đồng về các giải pháp thích ứng.

4 Đợt 4

Từ 9/3 - 12/3/2016

- Tham vấn ý kiến cợng đồng, chun gia về các giải pháp thích ứng bằng phiếu điều tra;

- Thu thập số liệu về chi phí, lợi ích trong trong các mơ hình ni trồng thủy sản.

b) Phương pháp thực hiện với 2 nội dung chính như sau:

(1) Điều tra khảo sát thực tế thu thập dữ liệu hiệu chỉnh bản đồ

Bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của NBD đến ĐNN tại tỉnh Nam Định được xây dựng dựa trên kịch bản BĐKH, NBD năm 2016 của Bợ TNMT với dữ liệu từ mơ hình số đợ cao (DEM) tỷ lệ 1:10.000 do Cục Đo đạc Bản đồ cung cấp 2015; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 tỉ lệ 1:50.000 tại Tổng cục Quản lý đất đai [48,49,51,52]. Tuy nhiên, khi xây dựng bản đồ nguy cơ ngập, kịch bản BĐKH, NBD năm 2016 không xem xét đến hệ thống đê. Vì vậy, luận án đã khắc phục nhược điểm này bằng việc

điều tra khảo sát những điểm nghi ngờ có nguy cơ ngập thực tế tại Nam Định (hình 2.2). Với hệ thống đê biển và sông khá kiên cố nên nguy cơ ngập đối với khu vực trong đê chỉ xảy ra do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự phát của người dân từ đất canh tác nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, hoặc một số trường hợp thiên tai như nước dâng do bão có thể vượt qua hệ thống đê hoặc do triều cường cao ở khu vực ngoài đê trùng với mưa lớn kéo dài làm cho quá trình tiêu thốt nước khơng kịp...

Điểm điều tra, khảo sát

Hình 2.2. Tuyến điều tra khảo sát hiệu chỉnh bàn đồ

Qua việc kiểm tra thực địa, bản đồ nguy cơ ngập được xây dựng đã giải quyết các vấn đề sau:

+ Phương pháp thành lập bản đồ nguy cơ ngập khơng dựa vào mơ hình thủy đợng lực học. Thực tế đây là cơng việc phức tạp, địi hỏi kinh phí và thời gian rất lớn. Điều này đã được kiểm chứng tại Giao Thủy và Xuân Trường, nơi có hệ thống thủy nông kiên cố, nhưng nguy cơ ảnh hưởng mặn vẫn rất cao;

+ Mơ hình xói lở khơng được xét đến trong phạm vi của luận án. Thực tế tại Hải Hậu, khu vực nhà thờ đang bị xói lở trong q trình biển tiến;

Bên cạnh đó, để kiểm chứng mức đợ tác đợng của NBD đến q trình xâm nhập mặn, luận án đã sử dụng thiết bị đo nhanh để xác định độ mặn ở mợt số vị trí tại sơng Đáy, Ninh Cơ, sơng Sị và sơng Hồng.

b) Điều tra thu thập dữ liệu xác định mức độ tác động của nước biển dâng đến đất nơng nghiệp và các giải pháp thích ứng tại địa phương

Việc điều tra được thực hiện bằng bảng hỏi nhằm kiểm chứng thông tin thứ cấp đã thu thập được và bổ sung những thơng tin cịn khuyết thiếu trong quá trình thu thập. Đồng thời đánh giá được nhận thức của cán bộ địa phương cũng như người dân khu vực nghiên cứu về BĐKH, NBD, những tác động của chúng đến sản xuất nông nghiệp và xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD đang được thực hiện, phục vụ đề xuất các giải pháp ứng phó và thích ứng chủ đợng, hiệu quả ở chương 3.

Cỡ mẫu điều tra được xác định theo công thức sau:

n = N

1+N.e2 (2.1)

Trong đó:

n: số mẫu;

N: Tổng số đối tượng điều tra; e: Sai số chấp nhận (e=0,1).

Với N là tổng số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... tại 4 huyện nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn nên luận án chỉ điều tra đại diện tại 4 huyện với tổng phiếu điều tra là 201 phiếu cho 2 nhóm đối tượng gồm các hợ gia đình và cán bợ quản lý các cấp (huyện, xã). Bảng 2.3. tổng hợp phiếu điều tra khảo sát phân bố theo các huyện với đối tượng là cán bộ quản lý và hợ gia đình.

Bảng 2.3. Phiếu điều tra phân bố theo khu vực và đối tượng điều tra

TT Khu vực điều tra Đối tượng điều tra (phiếu)

Hộ gia đình Cán bộ xã/huyện 1 Nghĩa Hưng Nghĩa Hải 7 7 Nam Điền 14 Nghĩa Hồng 13 Nghĩa Phúc 14

TT Khu vực điều tra Đối tượng điều tra (phiếu) Hộ gia đình Cán bộ xã/huyện Nghĩa Thắng 12 2 Hải Hậu Hải Quang 12 5 Hải Lý 14 Hải Châu 10 3 Giao Thủy Giao Xuân 13 5 Giao Lạc 13 Giao Thiện 12 Giao Thịnh 10 4 Xuân Trường Xuân Châu 14 4 Xuân Phú 12 Thọ Nghiệp 10 5 Tổng 180 21

Quy trình điều tra bằng phiếu được thực hiện như sau:

1. Xây dựng mẫu phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lý, cán bộ nuôi trồng thủy sản để thu thập, kiểm chứng thông tin: nhận thức của cộng đồng về BĐKH, NBD; tác động của BĐKH, NBD; các giải pháp thích ứng với BĐKH cợng đồng đang áp dụng...

2. Tổ chức điều tra thực tế: Nhóm nghiên cứu gồm 6 thành viên trong đó có lựa chọn 4 sinh viên năm thứ 3 ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành điều tra, phỏng vấn và thu thập xử lý thông tin. Việc tổ chức điều tra dựa trên các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chọn mẫu phiếu điều tra: về nguyên tắc, mẫu được chọn phải có tính đại diện, tức là thơng tin thu thập trên mẫu có thể suy rợng ra cho tổng thể, những câu hỏi trong phiếu điều tra là những câu hỏi mang tính đại diện phục vụ cho mục đích điều tra, thể hiện được mức đợ quan tâm và những hiểu biết, cũng như kinh nghiệm của người dân trong thích ứng với BĐKH. Ví dụ như những câu hỏi liên quan đến nhận thức của cộng đồng về BĐKH; ảnh hưởng của BĐKH, NBD đến hoạt động nuôi trồng thủy sản; đến sản xuất nông nghiệp và nguyên nhân của sự thay đổi năng suất hoặc ảnh hưởng của NBD đến RNM.

- Hình thức điều tra: Phương pháp PRA (Participatory Rural Appreisal) về tham vấn cộng đồng và đối thoại trực tiếp. Nhóm điều tra đã tổ chức họp nhóm

cợng đồng nhằm chia sẻ thơng tin về BĐKH, NBD, phân tích những ảnh hưởng, tác đợng của NBD… trong đó người dân đóng vai trị chủ đạo đưa ra những ý kiến phản hồi từ phiếu điều tra hoặc từ đối thoại giữa người điều tra với cộng đồng.

3. Xử lý kết quả điều tra: Từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ quản lý, tiến hành xử lý kết quả trong phiếu để nhận xét, đánh giá, phân tích các thơng tin thu thập được.

2.2.5. Phương pháp bản đồ

a) Mục đích sử dụng:

+ Xây dựng dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của NBD tới sử dụng ĐNN tại 4 huyện nghiên cứu với mực NBD từ 12 cm đến 32 cm tương ứng với kịch bản phát thải trung bình cao RCP6.0;

+ Xây dựng bản đồ biểu diễn kết quả thiệt hại kinh tế của NBD theo không gian và thời gian từ 2020 đến 2050 cho 2 khu vực trong và ngoài đê;

+ Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng ĐNN đến năm 2050 tại 4 huyện nghiên cứu có lồng ghép với kịch bản BĐKH và NBD.

b) Phương pháp thực hiện:

+ Sử dụng mơ hình số hóa độ cao (DEM)

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, 2015 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Nam Định

+ Sử dụng phần mềm MapInfor phiên bản 11.1; phần mềm ArcGis phiên bản 10.1

+ Chồng chập bản đồ phân tích khơng gian theo phương pháp cây quyết định bằng công nghệ GIS.

2.2.6. Phương pháp lượng giá giá trị kinh tế

Để đánh giá tác động của NBD đến sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam Định một cách định lượng, trong luận án này nghiên cứu sử dụng tổng hợp công thức liên quan tới lượng giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái đã trình bày tại mục 1.3 chương 1: tổng giá trị kinh tế (TEV) của Bolt, nnk (2005) và 3 nhóm phương pháp chính mà Babbier đã đề xuất (1997) về lượng giá với:

+ Xác định phương pháp để tính tốn các giá trị thành phần của nhóm ĐNN bị tác đợng. Bảng 2.4 Tổng hợp các phương pháp và dữ liệu cần sử dụng để xác định giá trị kinh tế của các đối tượng bị tác động của NBD như dưới đây:

Bảng 2.4. Phương pháp xác định giá trị kinh tế của đối tượng bị tác động

Đối tượng bị

tác động Phương pháp xác định Dữ liệu sử dụng Khu vực ngoài đê

A1.Các giá trị sử dụng trực tiếp

Diện tích đất ni trồng thuỷ sản phó

Phương pháp giá thị trường (MP - Market Price Method): Dựa trên giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện

Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010, huyện Nghĩa Hưng là 105,51 triệu đồng, huyện Hải Hậu 76,82 triệu đồng, huyện Giao Thủy 87,22 triệu đồng, huyện Xuân Trường 58,69 triệu đồng [53]

Diện tích RNM với giá trị nuôi ong lấy mật

Phương pháp giá thị trường

Kết quả nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2010) là 0,6 triệu đồng/ha/năm [56]

Diện tích đất làm muối

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Kết quả điều tra khảo sát và kế thừa số liệu thứ cấp về năng suất, sản lượng và giá bán, cũng như số liệu sản lượng, giá bán trung bình trong niên giám thống kê với năng suất trung bình của 3 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy là 110 tấn/ha và giá trị trung bình năm 2010 là 600 đồng/kg [53].

A2. Các giá trị sử dụng gián tiếp

Diện tích RNM với giá trị hỗ trợ sinh thái cho hoạt động nuôi trồng thủy sản

Sử dụng mơ hình hàm sản xuất (hàm số Cobb- Douglas) để xác định hiệu quả tính tối ưu của hàm mục tiêu.

Theo kết quả tính của Đinh Đức Trường, đã xác định được là 16,5 triệu đồng /ha/năm [56].

Diện tích RNM với giá trị du lịch sinh thái

Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM),

Kết quả trong luận án Đinh Đức Trường (2010) “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý đất ngập nước – áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định”, xác định được 2,4 tỷ đồng/năm.

Đối tượng bị tác động Phương pháp xác định Dữ liệu sử dụng Diện tích RNM với giá trị tích lũy hấp thụ các bon Sử dụng phương pháp giá thị trường

Nghiên cứu của Tateda (2005), trong đó việc ước lượng giá trị hấp thụ cacbon của RNM được thực hiện một số khu vực RNM Đông Nam Á bao gồm cả khu vực Xn Thủy. Kết quả tính tốn được RNM ở khu vực này có khả năng tích lũy đạt mức 2,5 tấn/ha/năm [103]. Diện tích RNM với

giá trị giảm nhẹ tác động thiên tai (bão, NBD)

Sử dụng phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (AC – Avoided Cost):

Kết quả của Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà trong “Nghiên cứu giá trị phịng hợ đê biển của RNM tại Xuân Thuỷ - Nam Định”. Xác định giá trị giảm nhẹ tác động khoảng 633.000 đồng/ha/năm để sửa chữa và tu bổ đê biển [33].

A3. Các giá trị phi sử dụng

Diện tích RNM bị mất kéo theo các giá trị phi sử dụng như: bảo tồn đa dạng sinh học

Sử dụng Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM)

Kết quả trong luận án “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý đất ngập nước – áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định” huyện Giao Thủy là 399 triệu đồng/năm và áp dụng với khu vực huyện Nghĩa Hưng là 280 triệu đồng/năm

Khu vực trong đê

B1. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng

Xây dựng nâng cấp đê biển

Sử dụng phương pháp giá thị trường:

Số liệu điều tra khảo sát thực tế và kế thừa số liệu thứ cấp về chi phí xây và nâng cấp đê phịng ngừa nước dâng do bão chi phí bảo dưỡng, di tu biển hàng năm. Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ của Nguyễn Khắc Nghĩa (2010) tính tốn chi phí nâng cấp đê với độ cao 5m dài 1km là 45,4 tỷ đồng. Như vậy tương ứng với 1cm tơn cao, dài 1km chi phí là 90,8 triệu đồng [28].

Xây dựng hệ thống cảnh báo mặn

Sử dụng phương pháp giá thị trường:

Số liệu điều tra khảo sát thực tế và kế thừa số liệu thứ cấp về chi phí để xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo mặn; Theo báo cáo của công ty TNHH một thành viên khai thác cơng trình thủy lợi Xuân Thủy, trung bình mợt trạm cảnh báo mặn khoảng 200 triệu đồng (2010)

Đối tượng bị

tác động Phương pháp xác định Dữ liệu sử dụng

và Công ty đã đầu tư 11 trạm cho khu vực Xuân Trường (7 trạm) và Giao Thủy (4 trạm) trong tổng số 29 cống lấy và thoát nước [60]

B2. Thiệt hại các loại đất theo mục đích sử dụng

Diện tích đất ni trồng thuỷ sản

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010: huyện Nghĩa Hưng là 105,51 triệu đồng, huyện Hải Hậu 76,82 triệu đồng, huyện Giao Thủy 87,22 triệu đồng, huyện Xuân Trường 58,69 triệu đồng [53]

Diện tích đất trồng lúa Sử dụng phương pháp giá thị trường

Số liệu điều tra khảo sát và kế thừa số liệu thứ cấp về năng suất, sản lượng và giá bán trong niên giám thống kê với năng suất lúa trung bình năm 2010 của các huyện Nghĩa Hưng 128,2 tạ/ha, Hải Hậu 127,2 tạ/ha Giao Thủy 129,03 tạ/ha, Xuân Trường 124,64 tạ/ha; Giá thóc năm 2010 của các huyện là 4.000 đồng/kg [53]

Diện tích đất làm muối

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Kết quả điều tra khảo sát và kế thừa số liệu thứ cấp về năng suất, sản lượng và giá bán, cũng như số liệu sản lượng, giá bán trung bình trong niên giám thống kê với năng suất trung bình của 3 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy là 110 tấn/ha và giá trị trung bình năm 2010 là 600 đồng/kg [53]

Diện tích rừng ngập mặn

+ Giá trị hỗ trợ sinh thái cho hoạt đợng ni trồng thủy sản; +Giá trị tích lũy hấp thụ các bon

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Theo kết quả tính của Đinh Đức Trường, đã xác định được là 16,5 triệu đồng /ha/năm [56].

Nghiên cứu của Tateda (2005), trong đó việc ước lượng giá trị hấp thụ cacbon của RNM được thực hiện một số khu vực RNM Đông Nam Á bao gồm cả khu vực Xn Thủy. Kết quả tính tốn được RNM ở khu vực này có khả năng tích lũy đạt mức 2,5 tấn/ha/năm [103].

+ Xác định giá trị trung bình của nhóm ĐNN bị tác đợng ở 2 khu vực trong và ngoài đê tại 4 huyện nghiên cứu bao gồm: đất nuôi trồng thủy sản, đất RNM, đất làm muối, đất trồng lúa và cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng khác như hệ thống thủy lợi, hệ thống đê biển sẽ được trình bày chi tiết tại mục 3.3

+ Xây dựng cơng thức tính giá trị thiệt hại kinh tế với diện tích bị tác đợng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)