Phương pháp lượng giá giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 71)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.6. Phương pháp lượng giá giá trị kinh tế

Để đánh giá tác động của NBD đến sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam Định một cách định lượng, trong luận án này nghiên cứu sử dụng tổng hợp công thức liên quan tới lượng giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái đã trình bày tại mục 1.3 chương 1: tổng giá trị kinh tế (TEV) của Bolt, nnk (2005) và 3 nhóm phương pháp chính mà Babbier đã đề xuất (1997) về lượng giá với:

+ Xác định phương pháp để tính tốn các giá trị thành phần của nhóm ĐNN bị tác đợng. Bảng 2.4 Tổng hợp các phương pháp và dữ liệu cần sử dụng để xác định giá trị kinh tế của các đối tượng bị tác động của NBD như dưới đây:

Bảng 2.4. Phương pháp xác định giá trị kinh tế của đối tượng bị tác động

Đối tượng bị

tác động Phương pháp xác định Dữ liệu sử dụng Khu vực ngoài đê

A1.Các giá trị sử dụng trực tiếp

Diện tích đất ni trồng thuỷ sản phó

Phương pháp giá thị trường (MP - Market Price Method): Dựa trên giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo huyện

Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010, huyện Nghĩa Hưng là 105,51 triệu đồng, huyện Hải Hậu 76,82 triệu đồng, huyện Giao Thủy 87,22 triệu đồng, huyện Xuân Trường 58,69 triệu đồng [53]

Diện tích RNM với giá trị nuôi ong lấy mật

Phương pháp giá thị trường

Kết quả nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2010) là 0,6 triệu đồng/ha/năm [56]

Diện tích đất làm muối

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Kết quả điều tra khảo sát và kế thừa số liệu thứ cấp về năng suất, sản lượng và giá bán, cũng như số liệu sản lượng, giá bán trung bình trong niên giám thống kê với năng suất trung bình của 3 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy là 110 tấn/ha và giá trị trung bình năm 2010 là 600 đồng/kg [53].

A2. Các giá trị sử dụng gián tiếp

Diện tích RNM với giá trị hỗ trợ sinh thái cho hoạt động nuôi trồng thủy sản

Sử dụng mơ hình hàm sản xuất (hàm số Cobb- Douglas) để xác định hiệu quả tính tối ưu của hàm mục tiêu.

Theo kết quả tính của Đinh Đức Trường, đã xác định được là 16,5 triệu đồng /ha/năm [56].

Diện tích RNM với giá trị du lịch sinh thái

Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM),

Kết quả trong luận án Đinh Đức Trường (2010) “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý đất ngập nước – áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định”, xác định được 2,4 tỷ đồng/năm.

Đối tượng bị tác động Phương pháp xác định Dữ liệu sử dụng Diện tích RNM với giá trị tích lũy hấp thụ các bon Sử dụng phương pháp giá thị trường

Nghiên cứu của Tateda (2005), trong đó việc ước lượng giá trị hấp thụ cacbon của RNM được thực hiện một số khu vực RNM Đông Nam Á bao gồm cả khu vực Xn Thủy. Kết quả tính tốn được RNM ở khu vực này có khả năng tích lũy đạt mức 2,5 tấn/ha/năm [103]. Diện tích RNM với

giá trị giảm nhẹ tác động thiên tai (bão, NBD)

Sử dụng phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (AC – Avoided Cost):

Kết quả của Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà trong “Nghiên cứu giá trị phịng hợ đê biển của RNM tại Xuân Thuỷ - Nam Định”. Xác định giá trị giảm nhẹ tác động khoảng 633.000 đồng/ha/năm để sửa chữa và tu bổ đê biển [33].

A3. Các giá trị phi sử dụng

Diện tích RNM bị mất kéo theo các giá trị phi sử dụng như: bảo tồn đa dạng sinh học

Sử dụng Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM)

Kết quả trong luận án “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý đất ngập nước – áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định” huyện Giao Thủy là 399 triệu đồng/năm và áp dụng với khu vực huyện Nghĩa Hưng là 280 triệu đồng/năm

Khu vực trong đê

B1. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng

Xây dựng nâng cấp đê biển

Sử dụng phương pháp giá thị trường:

Số liệu điều tra khảo sát thực tế và kế thừa số liệu thứ cấp về chi phí xây và nâng cấp đê phòng ngừa nước dâng do bão chi phí bảo dưỡng, di tu biển hàng năm. Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ của Nguyễn Khắc Nghĩa (2010) tính tốn chi phí nâng cấp đê với độ cao 5m dài 1km là 45,4 tỷ đồng. Như vậy tương ứng với 1cm tôn cao, dài 1km chi phí là 90,8 triệu đồng [28].

Xây dựng hệ thống cảnh báo mặn

Sử dụng phương pháp giá thị trường:

Số liệu điều tra khảo sát thực tế và kế thừa số liệu thứ cấp về chi phí để xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo mặn; Theo báo cáo của công ty TNHH một thành viên khai thác cơng trình thủy lợi Xuân Thủy, trung bình mợt trạm cảnh báo mặn khoảng 200 triệu đồng (2010)

Đối tượng bị

tác động Phương pháp xác định Dữ liệu sử dụng

và Công ty đã đầu tư 11 trạm cho khu vực Xuân Trường (7 trạm) và Giao Thủy (4 trạm) trong tổng số 29 cống lấy và thoát nước [60]

B2. Thiệt hại các loại đất theo mục đích sử dụng

Diện tích đất ni trồng thuỷ sản

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010: huyện Nghĩa Hưng là 105,51 triệu đồng, huyện Hải Hậu 76,82 triệu đồng, huyện Giao Thủy 87,22 triệu đồng, huyện Xuân Trường 58,69 triệu đồng [53]

Diện tích đất trồng lúa Sử dụng phương pháp giá thị trường

Số liệu điều tra khảo sát và kế thừa số liệu thứ cấp về năng suất, sản lượng và giá bán trong niên giám thống kê với năng suất lúa trung bình năm 2010 của các huyện Nghĩa Hưng 128,2 tạ/ha, Hải Hậu 127,2 tạ/ha Giao Thủy 129,03 tạ/ha, Xuân Trường 124,64 tạ/ha; Giá thóc năm 2010 của các huyện là 4.000 đồng/kg [53]

Diện tích đất làm muối

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Kết quả điều tra khảo sát và kế thừa số liệu thứ cấp về năng suất, sản lượng và giá bán, cũng như số liệu sản lượng, giá bán trung bình trong niên giám thống kê với năng suất trung bình của 3 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy là 110 tấn/ha và giá trị trung bình năm 2010 là 600 đồng/kg [53]

Diện tích rừng ngập mặn

+ Giá trị hỗ trợ sinh thái cho hoạt động nuôi trồng thủy sản; +Giá trị tích lũy hấp thụ các bon

Sử dụng phương pháp giá thị trường

Theo kết quả tính của Đinh Đức Trường, đã xác định được là 16,5 triệu đồng /ha/năm [56].

Nghiên cứu của Tateda (2005), trong đó việc ước lượng giá trị hấp thụ cacbon của RNM được thực hiện một số khu vực RNM Đông Nam Á bao gồm cả khu vực Xn Thủy. Kết quả tính tốn được RNM ở khu vực này có khả năng tích lũy đạt mức 2,5 tấn/ha/năm [103].

+ Xác định giá trị trung bình của nhóm ĐNN bị tác đợng ở 2 khu vực trong và ngoài đê tại 4 huyện nghiên cứu bao gồm: đất nuôi trồng thủy sản, đất RNM, đất làm muối, đất trồng lúa và cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng khác như hệ thống thủy lợi, hệ thống đê biển sẽ được trình bày chi tiết tại mục 3.3

+ Xây dựng cơng thức tính giá trị thiệt hại kinh tế với diện tích bị tác đợng và mức đợ bị ảnh hưởng khác nhau theo không gian và thời gian chi tiết tại Chương 3.

b) Phương pháp thực hiện:

+ Xác định các giá trị sử dụng của nhóm ĐNN bị tác đợng

+ Sử dụng số liệu từ niên giám thống kê, số liệu từ các cơng trình đã cơng bố để tính tốn giá trị trung bình

+ Tính tốn và xác định giá trị thiệt hại kinh tế theo sự thay đổi diện tích bị tác đợng và mức thiệt hại theo thời gian..

2.2.7. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng

a) Mục đích sử dụng: Xác định mơ hình tối ưu từ điều tra, khảo sát thực tế 4 mơ

hình ni tại huyện Nghĩa Hưng.

“Phân tích lợi ích – chi phí là mợt phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội” [77].

Trong trường hợp sử dụng phân tích chi phí – lợi ích cho phân tích BĐKH, về cơ bản Giá trị hiện tại rịng (NPV) vẫn được sử dụng:

b) Phương pháp thực hiện:

Luận án sẽ tính tốn giá trị hiện tại ròng và giá trị hiện tại rịng có tính tới chi phí bảo vệ mơi trường để so sánh các mơ hình ni trồng thủy sản, trong đó:

Giá trị hiện tại rịng (NPV)

Chỉ tiêu hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV). Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dịng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất). Công thức được sử dụng:

Trong đó:

Lợi ích của mơ hình tại năm t; Chi phí của mơ hình tại năm t; Tỷ suất chiết khấu (r=8%);

Số năm nuôi trồng.

Phương án được quyết định là phương án có NPV dương; trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án có NPV lớn nhất sẽ được ưu tiên.

Tính NPV có xét đến chi phí khắc phục thiệt hại gây ra cho môi trường

Lợi nhuận được tính theo cơng thức:

Trong đó:

Lợi ích của mơ hình tại năm t; Chi phí của mơ hình tại năm t;

: Chi phí khắc phục và xử lý môi trường tại năm t;

Tỷ suất chiết khấu (r=8%); Số năm ni trồng.

Để phân tích chi phí - lợi ích mở rợng với kinh phí dành cho việc bảo vệ môi trường chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng doanh thu của các hình thức ni (2 trường hợp, kinh phí dành cho mơi trường là 5 và 10% tổng doanh thu). Lợi nhuận thu được bằng sản lượng thu được nhân (x) với giá bán thị trường sau khi trừ tất cả khoản chi phí sẽ được giá trị hiện tại rịng NPV. Để đơn giản tính tốn, luận án lựa chọn tỷ suất tính tốn r = 8% (tính theo tỷ suất vay của ngân hàng NN&PTNT thời gian gần đây). Đồng thời quy lợi nhuận và chi phí tính tốn về cùng một thời điểm năm 2010 để thuận tiện cho việc hạch tốn. Từ đó, lựa chọn mơ hình ni trồng thủy sản vừa tối ưu thích ứng với BĐKH vừa đảm bảo về mặt kinh tế. Việc tính tốn sẽ được trình bày tại phần đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD tại Chương 3.

Kết luận chương 2

Luận án đã xác định được nhóm ĐNN gồm 4 loại: đất trồng lúa, đất ni trồng thủy sản, đất rừng ngập mặn và đất làm muối bị có nguy cơ tác động bởi

NBD với các mức độ khác nhau theo 2 khu vực trong và ngoài đê tại 4 huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường.

Trình tự nghiên cứu thực hiện luận án được xây dựng từ việc: Tổng hợp cơ sở dữ liệu trên thế giới và trong nước; Tham vấn ý kiến chuyên gia; Và điều tra khảo sát thực tế và tham vấn cộng đồng nhằm giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án đã đặt ra.

Luận án đã ứng dụng 6 phương pháp chủ yếu nhằm hoàn thành các mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Nhìn chung, trong 6 phương pháp sử dụng đã kết hợp được tính truyền thống (thu thập tài liệu thứ cấp, điều tra khảo sát thực địa...) và hiện đại (phương pháp lượng giá giá trị kinh tế, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng). Phương pháp bản đồ và phương pháp lượng giá giá trị kinh tế có vai trị quan trọng và được sử dụng nhiều trong nghiên cứu với những nội dung sau:

+ Phương pháp bản đồ: được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập, bản đồ tác động của NBD đến sử dụng ĐNN và bản đồ thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo kịch bản BĐKH, NBD với sự biến động của phương án sử dụng đất khác nhau;

+ Phương pháp lượng giá giá trị kinh tế: để tính tốn mức độ tác động của NBD đến ĐNN cùng hệ thống cơ sở hạ tầng là đê biển và hệ thống cơng trình ngăn mặn tại 4 huyện nghiên cứu cho các năm 2020 đến 2050, tương ứng với sự thay đổi mực NBD lần lượt là 12, 18, 24 và 32 cm (theo kịch bản phát thải trung bình cao RCP6.0);

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án khá đa dạng, có độ tin cậy cao, giải quyết được vấn đề nghiên cứu, cho kết quả phù hợp với mục tiêu luận án đã đặt ra.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Để xây dựng được quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD, việc xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là rất cần thiết. Luận án đã tổng hợp, tham khảo nhiều tài liệu trên thế giới và trong nước về NBD; Sử dụng phương pháp Delphi nhằm thu thập ý kiến đánh giá từ các nhóm chuyên gia về lựa chọn kịch bản đánh giá, các tác động của NBD tới sản xuất nông nghiệp; Kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế và tham vấn cợng đồng tại địa phương với mục đích xác định đối tượng và khu vực có khả năng bị tác đợng của NBD. Chi tiết của cơ sở dữ liệu để xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại do NBD được trình bày như dưới đây:

3.1.1. Cơ sở dữ liệu xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế do nước biển dâng biển dâng

3.1.1.1.Tài liệu, số liệu đã thu thập: liên quan tới luận án gồm 3 nhóm chính sau:

a) Tài liệu về BĐKH, NBD

Nhóm tài liệu này bao gồm: Báo cáo lần I, III của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC); Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của BĐKH và khả năng thích ứng; Kịch bản BĐKH, NBD năm 2012, 2016 của Bộ TNMT; Số liệu về dao động mực nước biển từ Trung tâm thông tin và Dữ liệu KTTV; Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng (Viện KHKTTVBĐKH); Kế hoạch hành đợng ứng phó với BĐKH của UBND tỉnh Nam Định; Quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;...

b) Số liệu về đất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định

Là số liệu Niên giám thống kê của tỉnh Nam Định từ năm 2010 – 2015 (tổng cục thống kê); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015; Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (Tổng cục Quản lý đất đai); Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 4 huyện nghiên cứu: Báo cáo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2030 ở tỉnh Nam Định; Các nghiên cứu, luận án liên quan đến sử dụng ĐNN tại địa phương...

Nhóm tài liệu này là lý thuyết về tổng giá trị kinh tế (TEV), lý thuyết các phương pháp sử dụng trong lượng giá giá trị kinh tế thường sử dụng; Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới, khu vực và trong nước về tác động của BĐKH, NBD đến tài nguyên đất, đặc biệt là sử dụng ĐNN; Các cơng trình về lượng giá giá trị kinh tế của các đối tượng liên quan đã được thực hiện tại Việt Nam và tỉnh Nam Định...

Đặc biệt, luận án đã tham khảo các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan như luận án tiến sĩ, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở đã được thực hiện liên quan tới khu vực Nam Định chi tiết đã trình bày bảng 1.6.

3.1.1.2. Kết quả tham vấn Delphi

Từ việc gửi bảng tham vấn với 2 vịng đợc lập, luận án đã tổng hợp được kết quả tham vấn như sau:

a) Lựa chọn kịch bản BĐKH, NBD

Kịch bản BĐKH, NBD cho khu vực Nam Định với mức phát thải KNK trung bình cao RCP 6.0 để đánh giá ảnh hưởng của NBD đến sử dụng ĐNN tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh nam định (Trang 71)