Thực trạng về trình độ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ (Trang 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA

3.2.1. Thực trạng về trình độ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý

3.2.1.1. Thực trạng về trình độ chun mơn nghiệp vụ

Kể từ ngày đƣợc nâng cấp từ Trƣờng Trung cấp Kinh tế và Kỹ nghệ thực hành Phú Thọ lên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ, nhà trƣờng đã tập trung vào các khâu: Tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ về cả chun mơn và cả trình độ lý luận chính trị.

Trƣớc khi nâng cấp từ trƣờng Trung cấp Kinh tế và Kỹ nghệ thực hành lên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ nhà trƣờng có 78 cán bộ viên chức, trong đó có 53 giảng viên. Trong đó có 12 ngƣời có trình độ thạc sỹ, khơng có trình độ tiến sỹ.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, trong 7 năm học gần đây số lƣợng giảng viên đã tăng lên song tốc độ tăng còn chậm chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ tăng của học sinh, sinh viên trong trƣờng. Đội ngũ giảng viên, công nhân viên của nhà trƣờng đến tháng 1/2013 nhƣ sau (nguồn: phịng Tổ chức – Hành chính năm 2013):

• Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên: 113 ngƣời. Trong đó: - Trong biên chế : 95 ngƣời;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hợp đồng : 18 ngƣời.

• Tổng số giảng viên: 86 ngƣời. Trong đó:

- Giảng viên biên chế: 76 ngƣời, kể cả 4 cán bộ quản lý là giáo viên kiêm giảng;

- Giáo viên hợp đồng: 10 ngƣời. • Về trình độ giảng viên: Bảng 3.1: Trình độ giảng viên Trình độ đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Cao cấp LLCT Đang NCS Đang học Cao học Đang học Cao cấp LLCT 86 37 01 26 03 19 02 100% 43% 1,16% 30,23% 3,49% 22,09% 2,33% (Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính đến tháng 4/2013)

- Giảng viên trong nhà trƣờng 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó: có 01 giảng viên có trình độ Tiến sỹ (chiếm 1,16%), 37 giảng viên có trình độ Thạc sỹ (chiếm 43%); 19 giảng viên đang theo học cao học (chiếm 22,09%) và 03 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh.

Thạc sỹ 43% Tiến sỹ 1% Đang học cao học 22% Đại học 34% Thạc sỹ Tiến sỹ Đang học cao học Đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng 3.1 tơi minh họa trình độ của đội ngũ giảng viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ nhƣ biểu đồ trên. Qua đó ta thấy hiện tại đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý kiêm nhiệm công tác giảng dạy tại trƣờng có tới 43% có trình độ thạc sỹ và trong khoảng 1-2 năm tới thì con số này là 65%, đây là một con số đáng mơ ƣớc của một trƣờng cao đẳng tại tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên với mục tiêu có khoảng 5%-10% giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sỹ thì cịn hơi khó vì hiện tại nhà trƣờng mới đạt 1% trình độ tiến sỹ, và kể cả 3 ngƣời đang làm nghiên cứu sinh thì con số này trong vong 2 năm tới cũng chỉ là 4,7%.

- Giáo viên hợp đồng: 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó có 01 giáo viên có trình độ thạc sỹ và 03 giảng viên đang học cao học.

- 100% giảng viên có chứng chỉ sƣ phạm bậc II, 100% có trình độ ngoại ngữ và tin học.

- Trong số giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trƣờng có 26 ngƣời có trình độ cao cấp về lý luận chính trị (chiếm 27,08%); 42 ngƣời có trình độ trung cấp về lý luận chính trị (chiếm 43,75%); cịn lại đạt trình độ sơ cấp về lý luận chính trị (chiếm 29,17%).

Trong năm học vừa qua, mặc dù cịn nhiều khó khăn song tập thể nhà trƣờng đã không ngừng phấn đấu vƣơn lên, công tác đào tạo bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giáo viên mà nhà trƣờng đặc biệt quan tâm. Để đào tạo trình độ Cao đẳng và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhà trƣờng đã xét chọn, cử nhiều cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ chun mơn và nhận thức lý luận chính trị nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.1.2. Thực trạng về trình độ ngoại ngữ, tin học

Theo kết quả điều tra thực tế tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ ngày 02 tháng 4 năm 2013, kết quả cho thấy:

+ Về khả năng ngoại ngữ của các giảng viên qua điều tra cho thấy: 13 ngƣời đọc và dịch thành thạo chiếm 15,1%; 20 ngƣời có khả năng giao tiếp đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với ngƣời nƣớc ngồi chiếm 23,3%; 53 ngƣời khơng đọc, dịch và khơng giao tiếp đƣợc với ngƣời nƣớc ngồi chiếm 61,6%.

Bảng 3.2 : Kết quả điều tra trình độ ngoại ngữ của các giảng viên

TT Nội dung điều tra Số phiếu trả lời Số phiếu đồng ý Cơ cấu

(%) 1 Trình độ ngoại ngữ được cấp chứng chỉ Trình độ A 86 6 7 Trình độ B 86 38 44,2 Trình độ C 86 26 30,2 Trình độ trên C 86 16 18,6 2 Khả năng thực tế về trình độ ngoại ngữ Đọc và dịch thành thạo 86 13 15,1

Giao tiếp đƣợc với ngƣời nƣớc

ngoài 86 20 23,3

Không đọc, không dịch, không giao

tiếp đƣợc với ngƣời nƣớc ngoài 86 53 61,6

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)

+ Trên thực tế thì số giảng viên của nhà trƣờng rất hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chỉ có một số giảng viên thuộc tổ ngoại ngữ và một số ít giảng viên ở khoa quản trị kinh doanh là có khả năng đọc, dịch và giao tiếp đƣợc, cịn lại hầu hết là khả năng ngoại ngữ còn chƣa tốt.

+ Về khả năng ứng dụng tin học của các giảng viên thì hầu hết đều sử dụng thành thạo máy tính vào soạn thảo văn bản, ứng dụng Powerpoint vào giảng dạy, một số ứng dụng Excel vào tính tốn. Ngồi ra việc ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy và làm việc thì nhìn chung cịn nhiều hạn chế nhƣ: Sử dụng các hàm kinh tế để nghiên cứu, tính tốn phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học hầu nhƣ chƣa đƣợc sử dụng đƣợc, hoặc sử dụng với các hàm đơn giản.

3.2.2. Thực trạng về công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường

Từ khi đƣợc nâng cấp từ trƣờng Trung cấp lên trƣờng Cao đẳng nhà trƣờng đã chú trọng việc nghiên cứu khoa học của cán bộ, viên chức nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣờng, của học sinh, sinh viên toàn trƣờng. Kết quả từ năm học 2007 - 2008 đến nay nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc những đề tài nghiên cứu ở các cấp nhƣ sau:

Bảng 3.3.: Kết quả nghiêu cứu khoa học từ năm 2007 đến 2013

TT Năm học Đề tài Cấp tỉnh Đề tài Cấp trường Đề tài cấp khoa, tổ bộ môn 1 2007- 2008 0 2 1 2 2008- 2009 1 0 5 3 2009- 2010 0 3 16 4 2010- 2011 0 2 5 5 2011- 2012 0 2 5 6 2012 -2013 0 6 1 Cộng 1 15 33

(Nguồn: Phòng đào tạo cung cấp tháng 5/2013)

Trong vòng 6 năm học nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc 49 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm, trong đó có 01 đề tài cấp tỉnh (cũng là một đề tài duy nhất kể từ ngày thành lập trƣờng đến nay); 15 đề tài và sáng kiến kinh nghiệm cấp trƣờng, trong đó có 4 sáng kiến kinh nghiệm và 11 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng; 33 sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu cấp phịng, khoa, tổ bộ mơn.

Trong tổng số 49 đề tài đã thực hiện trong 6 năm học vừa qua, có tới 32 đề tài cấp trƣờng và cấp phịng, khoa, bộ mơn là các đề tài biên soạn giáo trình, đề cƣơng bài giảng và các loại đề thi, còn lại 17 đề tài, ngoài 1 đề tài cấp tỉnh, 06 sáng kiến kinh nghiệm chỉ có 10 đề tài mang tính chất nghiên cứu.

Năm học 2011- 2012 đã có 3 đề tài nghiên cứu cấp trƣờng do sinh viên các khoa thực hiện dƣới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, nhƣng kết quả thực hiện đề tài Hội đồng nghiệm thu đánh giá chƣa cao, tuy nhiên đây là bƣớc đầu học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣ vậy từ khi trƣờng đƣợc nâng cầp từ Trung cấp lên Cao đẳng đến nay, tuy nhà trƣờng đã có nhiều quan tâm đến cơng tác nghiên cứu khoa học xong kết quả chƣa cao. Các đề tài nghiên cứu của các khoa, bộ môn chủ yếu là biên soạn giáo trình và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. Những sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu là các quy chế đƣợc xây dựng trên cơ sở những quy định đã đƣợc nhà nƣớc, bộ ngành đã thông qua. Những nghiên cứu tìm cái mới, cái chƣa có để ứng dụng vào q trình giảng dạy và học tập và cuộc sống thì cịn nhiều hạn chế.

Mặc dù là một trƣờng cao đẳng nhƣng trong suốt thời gian từ khi đƣợc nâng cấp đến nay, với gần 100 giảng viên nhƣng nhà trƣờng chƣa có một bài viết trên một tạp chí hoặc báo nào mang tính chất nghiên cứu (ngồi những bài viết mang tính bắt buộc của các nghiên cứu sinh là giảng viên của nhà trƣờng).

Những hạn chế trong nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhƣng nhìn chung là do chế độ chi trả cho công tác nghiên cứu khoa học không tạo nên động lực thu hút cho giảng viên, cán bộ quản lý. Để có một đề tài nghiên cứu khoa học phải trải qua nhiều hội đồng phản biện và nghiệm thu, ngƣời nghiên cứu phải đầu tƣ nhiều thời gian và công sức, nhƣng với các đề tài cấp trƣờng hoặc cấp khoa thì ngƣời làm nghiên cứu khoa học khơng đƣợc thanh tốn tiền mặt mà tính vào giờ nghĩa vụ. Một đề tài thƣờng đƣợc thực hiện trong thời gian kéo dài khoảng 10 tháng ví dụ đơn giản nhƣ biên soạn một bài giảng, một tín chỉ đƣợc tính 15 tiết, nhƣ vậy thơng thƣờng với học phần 2 tín chỉ sẽ đƣợc tính 30 tiết nghiên cứu khoa học. Nếu giảng viên đó khơng đủ giờ thì tính vào giờ nghĩa vụ trong năm, cịn giả sử giảng viên đó vƣợt giờ, với mức chi trả của nhà trƣờng nhƣ hiện nay khoảng 20 nghìn đồng/giờ thì một đề tài biên soạn bài giảng sẽ đƣợc thanh toán khoảng 600 nghìn đồng. Chính vì chế độ tài chính chi trả không cao nên hầu hết giảng viên không muốn làm nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3. Thực trạng công tác chi trả cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản

Kể từ khi đƣợc nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng, nhà trƣờng đã xây dựng kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực cho nhà trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trƣờng hết sức quan tâm tới công tác chi trả cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Số liệu thực tế chi trả cho cán bộ, giảng viên tại trƣờng từ năm 2008 đến năm 2012 nhƣ sau:

Bảng 3.4: Kết quả chi cho con ngƣời tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ

Đơn vị tính: 1000 đồng

Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lƣơng, phụ cấp 2 021 613 2 960 039 3 397 802 4 246 584 5 624 662 Đào tạo lại

GV, CB 126 862 374 000 217 523 485 207 323 965 NCKH 150 500 178 500 203 680 208 000 220 560 Chuyên môn,

nghiệp vụ 198 280 217 560 714 420 535 480 1 225 260

( Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn tháng 3/2013)

Qua bảng số liệu trên tôi minh họa bằng biểu đồ các khoản chi cho con ngƣời tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ nhƣ sau:

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Lương, phụ cấp Đào tạo lại GV, CB NCKH

Chuyên môn, nghiệp vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.2: Các khoản chi cho con ngƣời

Qua biểu đồ trên ta thấy khoản chi về lƣơng và phụ cấp tăng lên theo các năm, lý do là vì đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng tăng theo từng năm, hầu nhƣ năm nào nhà trƣờng cũng ký thêm hợp đồng với giảng viên, giáo viên mới. Thứ hai là do lƣơng của giảng viên tăng theo quy định của Nhà nƣớc. Thứ ba là từ năm 2011 giáo viên đƣợc trả thêm phụ cấp thâm niên, vì vậy tiền lƣơng và phụ cấp của giảng viên tăng lên theo các năm.

Chi cho đào tạo lại giảng viên, cán bộ nhìn chung tăng theo các năm do số lƣợng giảng viên, cán bộ quản lý đi học tăng theo từng năm. Đặc biệt năm 2011 cao nhất vì số lƣợng cán bộ, giảng viên năm 2011 đi học tập nhiều nhất.

Chi cho NCKH cịn rất thấp, lý do nhƣ tơi đã trình bày ở phần trên, vì hoạt động NCKH trong trƣờng chƣa đƣợc đẩy mạnh. Nhà trƣờng có ít đề tài NCKH. Hơn nữa chế độ chi trả cho NCKH đƣợc tính theo giờ nghĩa vụ nên số tiền chi cho NCKH rất thấp.

Chi cho chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên cũng tăng theo từng năm. Theo Quyết định chi trả và chế độ giáo viên hiện tại của Nhà trƣờng thì với giảng viên, cán bộ quản lý đi học cao học theo quyết định cử đi học của nhà trƣờng sẽ đƣợc chi trả tiền học phí. Với hình thức học tập trung thì mỗi tháng sẽ đƣợc hỗ trợ 300 nghìn đồng tiền nhà ở, với hình thức bán tập trung thì mỗi tháng đƣợc hỗ trợ 150 nghìn tiền nhà ở. Với giảng viên, cán bộ nữ nuôi con nhỏ đi học sẽ đƣợc hỗ trợ tiền gửi trẻ là 150 nghìn đồng/ tháng. Tiền tài liệu học tập cũng đƣợc chi trả theo quyết định. Khi bảo vệ luận văn sẽ đƣợc nhà trƣờng hỗ trợ 15 triệu đồng. Và bên cạnh đó giảng viên đi học cao học sẽ đƣợc trừ giờ nghĩa vụ theo số tuần đi học thực tế.

Mặc dù Ban giám hiệu rất coi trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý nhƣng vì nguồn thu của nhà trƣờng từ học sinh, sinh viên còn hạn hẹp nên nhà trƣờng cũng chỉ hỗ trợ đƣợc phần nào kinh phí cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý khi học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA NHÀ TRƢỜNG

3.3.1. Thực trạng chất lượng đào tạo ở các trường đại học trong và ngoài nước

Theo số liệu điều tra ngày 02 tháng 04 năm 2013, với 86 phiếu trả lời, số giảng viên đƣợc đào tạo ở những trƣờng đại học, cao đẳng trong nƣớc nhƣ sau:

Bảng 3.5: Giảng viên, Cán bộ quản lý đƣợc đào tạo đại học ở một số trƣờng đại học

TT Tên trường được đào tạo

Số lượng (người) %/ tổng giảng viên Hình thức đào tạo Chính quy Khác

1 Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân 15 17,4 12 3

2 Học viện Tài chính 9 10,5 8 1

3 Đại học Thƣơng mại Hà Nội 8 9,3 6 2 4 Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 2,3 2

5 Trƣờng Đại học Sƣ phạm I Hà Nội 7 8,1 6 1 6 Trƣờng Đại học Sƣ phạm II Hà Nội 6 6,9 6

7 Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên 4 4,7 2 2 8 Đại Học Kinh tế - QTKD Thái

nguyên

4 4,7 4

9 Đại học Kỹ Thuật CN Thái Nguyên 3 3,5 2

10 Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội 6 6,9 2 4 12 Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên 2 2,3 2

13 Đại học Tổng hợp Hà Nội 2 2,3 2 14 Đại học Kinh doanh và CN Hà Nội 1 1,2 1 15 Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên 3 3,5 2

16 Đại học Bách khoa Hà Nội 2 2,3 1 1

10 Đại học Mở Hà Nội 1 1,2 1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)