Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và quản lý dự trữ nguồn ngoạ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế góp phần hỗ trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hà tĩnh (Trang 65)

Chương 2 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN

3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và quản lý dự trữ nguồn ngoạ

ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế

Thúc đẩy phát triển tín dụng xuất nhập khẩu có vai trị quan trọng trong việc mở rộng hoạt động TTQT tại Vietinbank. Vì thế ngân hàng cần phải làm tốt cơng tác tín dụng xuất nhập khẩu.

Phân loại khách hàng để đưa ra các ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu các tiêu chuẩn như: khả năng tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường xuất khẩu. Với ngân hàng có khả năng tài chính tốt, kim ngạch xuất nhập khẩu cao, có uy tín thì sẽ được ưu đãi tốt hơn. Đối với các món vay thanh tốn xuất nhập khẩu cần có sự ưu dãi hơn do khách hàng ngồi trả lãi vay cịn cần phải trả các loại phí TTQT như phí mở L/C, phí thơng báo, phát hành,… Đối với khách hàng thường xuyên có quan hệ mở L/C bằng vốn vay ngân hàng, có kết quả kinh doanh tốt, bộ phận tín dụng nên có hạn mức riêng trong từng kỳ hạn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hoạt động TTQT ngày càng tăng cùng với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Vì vậy việc quản lý dự trữ và kinh doanh nguồn ngoại tệ là điều cần thiết để cung cấp nguồn ngoại tệ trong nước tránh bị thiếu hụt. Với tình hình kinh tế biến động hiện nay, sự chênh lệch giữa lãi suất huy động bằng VND và ngoại tệ nên có nhiều thời điểm ngân hàng bị thiếu hụt ngoại tệ, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cần mở rộng các kênh huy động ngoại tệ để tăng nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lí, thu hút lượng khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn. Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn ngoại tệ nước ngồi thơng qua việc kí kết hợp đồng vay vốn từ nước ngoài để đầu tư dự án trong nước.

3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt, đảm bảo an tồn trong hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động TTQT ngày càng phát triển kèm theo đó là các rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro trong hệ thống ngân hàng thường mang tính dây chuyền nên việc phịng tránh các rủi ro là điều cần thiết. Ngân hàng cần hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro của mình.

- Phải có bộ phận xử lý, phịng ngừa rủi ro, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này trong TTQT. Cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các quy trình TTQT, phát hiện sai sót nhằm xử lý kịp trời để giảm thiểu rủi ro. Ứng dụng các chương trình quản lý tín dụng, thông tin dữ liệu và các thông tin khác để phục vụ quản lý.

• Cần chú ý việc giao dịch của khách hàng với ngân hàng nước ngoài tránh xảy ra sai sót. Nhắc nhở khách hàng chú ý việc giao nhận hàng trịn suốt q trình thực hiện hợp đồng tránh bị lừa đảo bởi các đối tác nước ngoài.

- Để giảm thiểu các rủi ro về tỉ giá, ngân hàng thường xuyên theo dõi biến động tỉ gía trên thị trường để cân đối nguồn ngoại tệ hợp lí, dữ trữ đa dạng các loại ngoại tệ.

3.3.6 Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng

Để ngân hàng phát triển thì nhân tố quyết định là khách hàng, hay nói cụ thể là các doanh nghiệp. ,Hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ ngoại thương, về thông lệ và tập quán quốc tế trong TTQT. Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng trong hợp đồng với doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và mang lại hiệu quả trong hoạt động TTQT thì ngân hàng cần phải có dịch vụ tư vấn cho khách hàng khi ký kết các hợp đông ngoại thương.

Cán bộ TTQT nên tư vấn cho khách hàng đưa ra các điều khoản hợp đồng đem lại lợi ích cho khách hàng theo các điều kiện như lựa chọn hình thức giao nhận hàng, các giấy tờ cần thiết kèm theo từng mặt hàng, hình thức thanh tốn phù hợp.

Dịch vụ tư vấn khách hàng vừa nâng cao sự hiểu biết, nghiệp vụ của khách hàng trong hoạt động ngoại thương vừa nâng cao hình ảnh ngân hàng trong mắt khaacsh hàng. Giúp nâng cao uy tín của ngân hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

3.4. Kiến nghị

3.4.1 Đối với cơ quan quản lí nhà nước

- Cơ quan quản lí nhà nước cần tạo mơi trường kinh tế thuận lợi, có chính sách phù hợp khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu.

Những năm vừa qua, nhà nước đã tạo điều kiện, đưa ra nhiều chính sách phát triển hoạt động ngoại thương, thúc đẩy hoạt động TTQT. Tuy nhiên các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhà nước cần phải bổ sung, sửa đổi để hồn thiện các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế, khuyến khích hoạt động xuất, nhập khẩu. Hiện nay, các loại hàng hóa Việt Nam đã được xuất khẩu nhiều nới trên thế giới nhưng mặt hàng chính chủ yếu vẫn là nơng sản và nguyên liệu thô. Nước ta chủ yếu chuộng các mặt hàng nhập khẩu nên lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, vì vậy nước ta cần phải thúc đẩy nhập khẩu để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn, sức lao động động dồi dào. Nhà nước phải điều tra , nghiên cứu thị trường nước ngoài để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Để nâng cao cạnh tranh với thị trường thế giới, cần giảm tỷ trọng xuất khẩusản phẩm thô và sơ chế, tăng các mặt hàng chế biến tinh, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, cơng nghệ cao.

Chính phủ cần đẩy mạnh mở rộng quan hệ đối ngoại , hoạt động thương, thị phần hàng hóa với các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc,…Bên canh đó, nhà nước cần tìm hiểu, tạo mối quan hệ với các thị trường tiềm năng mới.

- Hồn thiện mơi trường pháp lý

Hoạt động TTQT liên quan đến luật pháp trong nước và nước ngồi, các thơng lệ, tập quán quốc tế. Nhà nước cần phải bổ sung, soạn thảo các văn bản pháp luật về hoạt động TTQT sao cho phù hợp với các nguyên tắc, công ước quốc tế, không trái ngược với luật TTQT, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT. Nhà nước câng có văn bản quy định rõ rang, cụ thể về trách nhiêm, nghĩa vụ, quyền hạn của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng trong nghiệp vụ TTQT.. Ngồi ra, Chính phủ cần rút gọn các thủ tục hành chính rườm rà, tránh rườm rà, mất chi phí và thời gian, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước cần có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép NK, quản lý bằng hạn ngạch, tăng cường công tác chống buôn lậu, trốn thuế.

3.4.2 Đối với ngân hàng nhà nước

NHNN phải xây dựng dựng tiêu chuẩn chung cho hoạt động TTQT đối với NHTM. Tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế bằng những quy định cho vay, lãi suất thỏa thuận, tỷ giá thị trường...phù hợp thị trường trong nước. NHNN cần có chính sách phù hợp phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm cung ứng nguồn ngoại tệ cho NHTM. NHNN nên đa hạng hóa các loại ngoại tệ và các hình thức giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại hối giúp thi trường sôi động hơn. Xây dựng cơ chế tỷ giá hợp lý và thường xuyên giám sát, quản lý hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường.

NHNN cần tăng cường kiểm tra, xây dựng hệ thống thanh tra để kiểm sốt độ an tồn, bảo mật của hệ thống, giảm rủi ro cho các hoạt động của NHTM đặc biệt là hoạt động TTQT và các hoạt động khác như tín dụng nhập khẩu, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu…

3.4.3 Đối với ngân hàng Vietinbank

Đẩy mạnh hoạt động Marketing để thu hút khách hàng mới. Thực hiện những chính sách ưu tiên cho từng phân loại khách hàng. Xây dựng hình ảnh, tạo niềm tin cho khách hàng

Quan tâm đến đội ngũ CBCNV, tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ để nâng cao năng lực nghiệp vụ, trình độ chun mơn.

Mở rộng quan hệ đại lý trên khắp thế giới vì có quan hệ đại lý rộng sẽ giảm được các chi phí khi thanh tốn qua ngân hàng trung gian. Vì vậy để mở rộng quan hệ đại lý, Vietinbank cần phải:

• Ln phải tuân theo các thông lệ và tập quán quốc tế trong quá trình giao dịch khơng làm ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín của ngân hàng mình.

• Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an tồn trong thanh tốn, thống nhất các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh tốn.

• Ngân hàng phải chủ động mở rộng và xây dựng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới.

- Ngân hàng phải xây dưng các chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và các lĩnh vực liên quan đến thanh toán quốc tế. Phải cập nhật các công nghệ mới nhất để ứng dụng vào lĩnh vực TTQT của ngân hàng.

Tóm lại qua phân tích và đánh giá số liệu, chúng ta nhận thấy rằng:

Một là, các NHTM đều nhận thức rõ về việc thực hiện đề án TTKDTM theo quyết định

của Thủ tướng Chính phủ, về vai trị, lợi ích của việc phát triển dịch vụ thẻ đem lại, không chỉ hạch toán đơn thuần của nghiệp vụ thẻ, mà cho phép thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng mới, bán chéo các sản phẩm khác, từ huy động vốn, thấu chi, cho vay tiêu dùng, chuyển tiền và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, thế mạnh vẫn thuộc về 4 NHTM NN, bao gồm cả 3 NHTM NN đã cổ phần hóa. Vì vậy, NAPAS, Hiệp hội Ngân hàng, NHNN,…cần có có biện pháp cụ thể hỗ trợ, trợ giúp cho các NHTM CP quy mô nhỏ trong phát triển dịch vụ thẻ.

Hai là, khó khăn lớn nhất trong q trình triển khai đó là thói quen sử dụng tiền mặt của

người dân. Bởi vậy, về phía Chính phủ cần chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan tăng cường cơng tác tun truyền sử dụng dịch vụ TTKDTM; đồng thời có các giải pháp đồng bộ, chuyển động thực sự trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, như: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thơng, học phí, viện phí, nước sạch, cước phí giao thơng, truyền hình cáp, thu thuế… phối hợp với các NHTM triển khai mạnh mẽ các biện pháp TTKDTM.

Bộ Giao thông vận tải cần quyết liệt trong triển khai thu phí khơng dừng trong giao thông đường bộ theo chủ trương của Chính phủ. Tập đồn điện lực Việt Nam cần chỉ đạo mở rộng việc phối hợp với các NHTM trong việc triển khai thu hộ tiền điện. Tổng cục thuế cần triệt để trong thực hiện thu thuế của hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… về việc thu thuế không dùng tiền mặt; thường xuyên kiểm tra, thanh tra các chủ kinh doanh thanh toán bằng tiền mặt nhằm dấu doanh thu, trốn thuế.

Ba là, về quản lý, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên có… đề xuất ban hành, có chế

tài cụ thể, mạnh hơn về việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với các cơ quan, đơn vị thụ hưởng nguồn ngân sách nhà nước, thanh toán qua Kho bạc nhà nước, hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp, quy định về giải ngân vốn vay không được sử dụng tiền mặt. Cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành chế tài đối với các nơi bán hàng và cung ứng dịch vụ từ chối thanh toán thẻ, hay thu thêm phí thanh tốn thẻ của khách hàng.

Bốn là, do tâm lý sử dụng tiền mặt trong dân cư còn lớn, doanh nghiệp cũng muốn

thanh toán bằng tiền mặt để trốn thuế và không tốn các chi phí khác, do đó các NHTM cần phải kiên trì và có nhiều giải pháp tiếp thị, đưa ra các sản phẩm thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, như: sinh viên, giới trẻ, công nhân, viên chức, người làm kinh doanh,… với đa dạng các kênh tiếp thị khác nhau

KẾT LUẬN

Cơng nghệ đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Xu thế phát triển mạnh mẽ về TTQT đặt ra yêu cầu cần thiết cho các ngân hàng trong việc đổi mới quy trình, sản phẩm trên cơ sở ứng dụng nên tảng công nghệ số.

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, hoạt động thanh tốn quốc tế đóng vai trị khơng thể thiếu trong các Ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình giao dịch hợp đồng ngoại thương. Trong những năm vừa qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank ngày càng phát triển, nâng cao uy tín ngân hàng trên thị trường trong và ngoài nước.

Chuyên đề “Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” đã đưa ra những kết quả đạt được về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng trong giai đoạn 2020- 2021.

Sau khi tìm hiểu về thực trạng thanh tốn quốc tế tại ngân hàng Vietinbank, ngân hàng đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trước mắt là cần dựa vào nội lực để cải tiến kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ trong TTQT, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các chương trình phần mềm nghiệp vụ với nhiều tiện ích hơn trên cơ sở phần mềm hiện đại để áp dụng cho tồn hệ thống, ứng dụng cơng nghệ thong tin hiện đại để quản lý nhân viên, số liệu, nối mạng tồn hệ thống, giảm chi phí hoạt động như giảm cước phí điện thoại, cước phí tín…

Chuyên đề đã nêu lên thực trạng của Vietinbank chi nhánh Hà Tĩnh, phân tích các kết quả đạt được và nêu ra các hạn chế nguyên nhận. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao và hồn thiện chất lượng thanh tốn quốc tế của chi nhánh như: tăng cường chính sách Marketing, hồn thiện ứng dụng cơng nghệ vào hệ thống thanh tốn quốc tế và nhiều giải pháp khác. Đưa ra một số kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước nhà nước, nâng cao sự phát triển của hoạt động Thanh tốn quốc tế của các ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank nói riêng.

Do thời gian thực tập có hạn, điều kiện nghiên cứu chưa sâu, kiến thức chun mơn cũng như thực tế cịn hạn chế, chủ yếu dựa trên những số liệu, tài liệu thu thập trong suốt quá trình làm việc của Ngân hàng. Vì vậy, tơi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tư (2005), “Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ”, Nhà xuất bản Thống kê.

2. TS. Nguyễn Ninh Kiều (2007), “Thị trường ngoại hối và thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê.

3. GS, TS Nguyễn Văn Tiến (2018), “Giáo trình thanh tốn quốc tế và tài trợ ngoại thương”, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Thị Thu Thảo (2009), “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Tài Chính.

5. Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương Việt Nam (2009) - Các quy trình, quy định về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.

6. Trần Thị Xuân Hương (2013), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Kinh tế

7. Website Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

http://www.vietinbank.vn

8. VietinBank Hà Tĩnh: Năng động, chuyên nghiệp, hiệu quả

https://baohatinh.vn/kinh-te/vietinbank-ha-tinh-nang-dong-chuyen-nghiep-hieu- qua/166369.htm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế góp phần hỗ trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh hà tĩnh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)