Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng tại công ty tnhh xây dựng và xuất nhập khẩu bảo cường (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu của báo cáo

1.1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

❖ Nhân tố khách quan

Nhân tố kinh tế

Kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển thu nhập của người dân tăng, họ sẽ có khả năng và nhu cầu chi trả cho các hàng hóa nhập khẩu. Ngược lại, khi một thị trường nào đó rơi vào tình trạng khủng hoảng thì việc xuất khẩu sang thị trường đó là rất khó khăn vì khi đó người dân sẽ khơng muốn chi tiêu cho những mặt hàng có giá trị cao, thậm chí trung bình, do đó giá trị xuất khẩu thu về sẽ khơng cao. Vậy nên, các nhân tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Hơn nữa các nhân tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các nhân tố dưới đây:

- Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu:

Tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này được biểu thị thông qua đồng tiền của một quốc gia khác. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hố quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế.

17

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tỷ giá chính thức) là tỷ giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, đài phát thanh, tivi… Do ngân hàng Nhà nước cơng bố hàng ngày. Tuy nhiên tỷ hối đối chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng. Vấn đề đặt ra đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hố cạnh tranh với các nhà xuất khẩu là có được hay khơng một tỷ giá chính thức, được điều chỉnh theo lạm phát trong nước và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ. Một tỷ giá hối đối chính thức được điều chỉnh theo các q trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế.

Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân cơng rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hố trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối.

- Thuế quan

Trong xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên khơng có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.

- Hạn ngạch

Đây là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có cơng cụ này vì khơng phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm sốt một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…

18 - Trợ cấp xuất khẩu

Trong một số trường hợp Chính phủ cần thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của quốc gia mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.

Nhân tố địa lý khí hậu

Xuất khẩu cũng chịu tác động của nhân tố địa lý, khí hậu tự nhiên. Chính nhân tố này mà thị trường xuất khẩu của một quốc gia, khu vực khác nhau có những yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn như loại vật liệu này có thể chịu nắng nóng, bức xạ mặt trời cao nhưng có vật liệu dễ hư hỏng trong mơi trường ẩm thấp,… Khoảng cách địa lý cũng là nhân tố cần được xem xét trong quá trình vận chuyển, bảo quản hàng hóa xuất khẩu.

Nhân tố pháp luật

Nhân tố này được thể hiện ở những ưu đãi hay hạn chế của Chính phủ các quốc gia đối với các hàng hóa được nhập khẩu từ quốc gia khác vào quốc gia này. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng hay khó khăn khi thâm nhập vào thị trường. Khi một quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng nhất quán và mở rộng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí luật pháp khơng rõ ràng, không nhất quán gây ra.

Nhân tố văn hóa xã hội

Khi xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thì khơng thể bỏ qua nhân tố văn hóa xã hội. Nhân tố này làm cho khách hàng ở các quốc gia khác nhau phản ứng khác nhau với cùng một loại sản phẩm. Tác động của nhân tố văn hóa xã hội đến thị trường xuất khẩu thực sự là một vấn đề rộng, phức tạp. Nhân tố văn hóa xã hội thường hình thành trên điều kiện tự nhiên, tơn giáo, lịch sử dân tộc,… Vậy nên, việc xuất khẩu cùng một loại hàng hóa vào các quốc gia khác nhau thì sẽ khác nhau. Do đó, việc có kiến thức về các quốc gia khác nhau sẽ giúp Cơng ty điều hành có hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Cơng ty mình.

19

Nhân tố cạnh tranh có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mỗi Công ty, đặc biệt Công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế. Nhân tố cạnh tranh bao gồm như số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty, chiến lược cạnh tranh, cơ cấu giá thành và chất lượng sản phẩm. Nhân tố cạnh tranh ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của tất cả các Công ty dù xuất khẩu tại bất kỳ quốc gia nào.

Những nhân tố chủ quan thuộc phạm vi doanh nghiệp

Cơ chế tổ chức quản lý Công ty

Nếu cơ chế nhân sự được tổ chức hợp lý sẽ giúp cho các nhà quản lý sử dụng tốt hơn nguồn lực của Công ty, giúp nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Cơng ty. Cịn nếu cơ chế cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn lực của Công ty và hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Nhân tố con người

Xét về tiềm lực của một Cơng ty thì con người ln là tài sản quý giá nhất. Để phát triển xuất khẩu thì trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong Công ty là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Các Cơng ty xuất khẩu nếu có các cán bộ có trình độ chun mơn cao, ngoại ngữ tốt, năng động, sáng tạo trong cơng việc thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Do đặc thù của kinh doanh quốc tế là phải giao dịch với đối tác nước ngoài nên cán bộ xuất nhập khẩu ngoài giỏi nghiệp vụ kinh doanh còn phải giỏi ngoại ngữ. Ngoại ngữ kém sẽ khiến việc giao dịch, đàm phán gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Nhân tố về vốn và trang bị vật chất kỹ thuật của Công ty

Vốn là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mỗi Công ty. Vốn của Cơng ty càng lớn thì sức mạnh, năng lực cạnh tranh của Cơng ty trên thị trường càng cao và cơ hội dành được những hợp đồng hấp dẫn trong kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cịn cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện tốt các công cụ marketing trên thị trường về giá cả, cách thức xuất khẩu,… tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài vốn tự có thì nguồn vốn huy động cũng có vai trị rất lớn trong hoạt động xuất khẩu của Cơng ty.

Máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thực chất cũng là nguồn vốn của Công ty (vốn bằng hiện vật). Nếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp

20

lý sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nhân tố công nghệ

Nhân tố công nghệ là cũng là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh sản xuất. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ hủy diệt công nghệ trước đó và một khi doanh nghiệp không chủ động kịp thời nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo thì sẽ có nguy cơ tụt hậu và khó có thể tồn tại lâu trên thị trường. Nếu hàng hóa được sản xuất trên các dây truyền cơng nghệ tiên tiến, tự động hóa sẽ giúp các Cơng ty nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới đa dạng, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào,… Nhờ đó giúp các Cơng ty tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là nhân tố thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu bao gồm: sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn. Ví dụ như vật liệu xây dựng xuất khẩu phải đảm bảo được chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế và phải được các tổ chức quốc tế phê duyệt và cấp chứng chỉ ISO; có như vậy vật liệu xây dựng mới giữ được thị phần, vị thế trên thị trường và đảm bảo độ tin cậy cho người tiêu dùng. Để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa, điều quan trọng hơn là hàng hóa phải đa dạng đem lại cho người tiêu dùng những ấn tượng. Bên cạnh đó, vấn đề khơng chỉ là việc đảm bảo chất lượng chuẩn mực của hàng hóa mà là ở việc phấn đấu một chất lượng vượt trội thể hiện ở sự khác biệt của hàng hóa đó so với các loại hàng hóa cùng loại trên thế giới. Vì vậy, liên tục đổi mới sản phẩm là để đón đầu các đối thủ cạnh tranh và cũng là cách để tự mình cạnh tranh với chính mình. Để thực hiện quan điểm này, chiến lược phát triển của các ngành hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu khơng phải tìm mọi cách để kéo dài vòng đời của sản phẩm mà là rút ngắn vịng đời đó và thay thế bằng một chu kì sống khác. Đây chính là một bí quyết để phát triển xuất khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu vật liệu xây dựng tại công ty tnhh xây dựng và xuất nhập khẩu bảo cường (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)