6. Kết cấu của báo cáo
1.2. Lý luận chung về hiệu quả hoạt động xuất khẩu
21
Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò của kinh tế đối ngoại đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng. Vậy nên, không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Hiệu quả xuất khẩu chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là kết quả phản ánh qua mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra từ hoạt động của Cơng ty tại các thị trường xuất khẩu. Trong thực tế cũng có người cho rằng hiệu quả hoạt động xuất khẩu chính là lợi nhuận thu được thơng qua xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu là tập hợp các phương pháp, cách thức mà doanh nghiệp áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cả về kim ngạch xuất khẩu, giá trị, thị trường xuất khẩu dựa trên khả năng của doanh nghiệp. Hoạt động này thực chất là làm cho việc xuất khẩu hàng hóa đó được đẩy mạnh hơn trước. Đối với mỗi doanh nghiệp, thì họ có những cách thức triển khai khác nhau tùy vào chiến lược kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường cho những chủng loại hàng hóa nhất định, tức là doanh nghiệp đang tăng cung cho thị trường hàng hóa. Việc tác động tới cung nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng qua đó cũng tác động tới cầu. Bởi vì khi lượng hàng hố trên thị trường đa dạng thì nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng cao hơn. Còn nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng thị phần tại những thị trường nhất định, doanh nghiệp sẽ hướng vào các chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt; bằng cách tìm kiếm những nguồn cung ổn định, có chí phí nhỏ; doanh nghiệp đã tác động tới cầu hàng hóa, do đó nhu cầu của người tiêu dùng cũng được đáp ứng tốt hơn. Bằng cách tăng cung cho thị trường hàng hóa thơng qua việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, cung cấp đến người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng, giá thành rẻ. Đồng thời sẽ tác động tới cầu hàng hóa thơng qua các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng,… để khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình.
Vậy nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của
22
mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu khơng thể hiện được dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu là:
- Khả năng thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác nguồn hàng cho xuất khẩu,… Các kết quả này chính là những thuận lợi q trình mà doanh nghiệp có thể tận dụng khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu tới độ thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lớn hơn.
- Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng, những mặt hàng xuất khẩu phải là những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
* Chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu, tỷ suất doanh thu xuất khẩu:
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp ở nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trên thị trường buộc các doanh nghiệp sản xuất phải tiêu thụ được sản phẩm của mình.
- Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng cơng thức: TR = P x Q
- Tỷ suất doanh thu xuất khẩu theo vốn kinh doanh là khi bỏ ra 100 đồng vốn thì Công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, nó được tính theo cơng thức:
23 TTR = TR
Vbq * 100%
Trong đó:
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu. P: Giá cả hàng xuất khẩu.
Q: Số lượng hàng xuất khẩu.
Vbq: Tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu).
* Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu:
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Là tiền đề để duy trì và tái sản xuất, mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
- Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng cơng thức sau:
Lợi nhuận xuất khẩu = TR – TC Trong đó:
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu.
TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
- Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối; nó có thể tính theo: vốn kinh doanh và doanh thu xuất khẩu.
+ Cơng thức tính tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo vốn kinh doanh: Tsv = P
Vbq * 100%
Trong đó:
Tsv: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo vốn. P: Lợi nhuận xuất khẩu trong kỳ.
Vbq: Tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu).
24
+ Cơng thức tính tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu xuất khẩu: Tst = P
TR * 100%
Trong đó:
Tst: Tỷ suất lợi nhuậnxuất khẩu theo doanh thu xuất khẩu. P: Lợi nhuận xuất khẩu.
TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu.
Nếu Tst > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu.
Nếu Tst < 1 thì doanh nghiệp khơng đạt hiệu quả trong xuất khẩu. * Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
Tỷ suất ngoại tệ = Doanh thu xuất khẩu
Chi phí xuất khẩu
Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu lớn hơn tỷ giá do ngân hàng Nhà nước cơng bố thì nên xuất khẩu và ngược lại.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu
Khi một Công ty tham gia vào thị trường quốc tế thì hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty đều chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan. Nhưng nếu xét dưới góc độ chi phí thì hiệu quả xuất khẩu chịu ảnh hưởng các nhân tố sau:
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Mỗi một hàng hóa khi được xuất khẩu thì sẽ tạo ra mức lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: thuế suất, chi phí kinh doanh, mức độ cạnh tranh,… Cho nên khi cơ cấu hàng hóa thay đổi sẽ làm thay đổi lợi nhuận của Cơng ty. Nếu kinh doanh mặt hàng có lãi suất lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng xuất khẩu thì hiệu quả hoạt động xuất khẩu cũng cao và ngược lại.
Nhân tố giá
Khi tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nhân tố giá sẽ bao gồm: giá hàng hóa xuất khẩu, giá chi phí lưu thơng và tỷ giá hối đoái. Đây là 3 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty.
25
Giá bán hàng hóa sản phẩm cao trong điều kiện khơng có cạnh tranh thì lợi nhuận cũng sẽ cao. Nhưng khi định giá cao trong điều kiện có sự canh tranh thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ bị giảm khiến lợi nhuận Công ty giảm. Vậy nên khi xuất khẩu trên một thị trường cần phải nắm vững thị trường để có một chính sách giá thích hợp nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đẩy mạnh sản lượng bán hàng, chiếm lĩnh thị trường và tăng lợi nhuận.
Việc giảm giá chi phí ln là một bài tốn nan giải đối với mọi Cơng ty trong đó giá chi phí lưu thơng cũng là một loại chi phí tác động trực tiếp đến giá bán hàng hóa. Giá chi phí lưu thơng càng ít thì lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại.
Tỷ giá hối đoái đồng ngoại tệ và đồng nội tệ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Công ty xuất khẩu. Khi đồng nội tệ mất giá thì sẽ khuyến khích xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ, tăng khả năng tích lũy cho ngân sách nhà nước và phát triển sản xuất và ngược lại. Vì vậy, các Cơng ty xuất khẩu luôn phải theo dõi những diễn biến của tỷ giá để kịp thời có những biện pháp cho hoạt động xuất khẩu của mình sao cho có hiệu quả nhất.