Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 37)

2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc111704012577321298374 1320873 141

2.3.3. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

* Lịch sử phát triển và quá trình sản xuất:

Việt nam có lịch sử trồng chè từ lâu đời, nhưng cây chè chỉ mới được trồng và phát triển trên quy mô lớn từ khoảng trên 100 năm nay. Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè có thể phát triển tự nhiên ở vùng núi cao tuyết Shan), hay được trồng tập trung ở các vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu Bốn cũ và các tỉnh Tây Nguyên. Quá trình phát triển sản xuất chè ở Việt Nam có thể chia làm bốn thời kỳ sau đây:

+ Năm 1890 một số đồn điền chè được thành lập đầu tiên: Tình Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha.

+ Năm 1925 - 1940 người Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung Bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lượng 6.100tấn chè khô. Cây chè được trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của người Việt, khoảng 25% diện tích là của người Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lượng chè của Việt Nam là 10.900tấn, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia. Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lạc hậu, sơ sài với phương thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dưới 1,5t búp tươi/ha.

Các cơ sở nghiên cứu về cây chè được thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).

- Thời kỳ thứ hai 1945 - 1955:

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Pháp, nên các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số cịn lại khơng được đầu tư chăm sóc; do vậy diện tích và sản lượng chè trong thời kỳ này giảm sút dần.

- Thời kỳ thứ ba từ năm 1954 - 1990:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, với phương châm xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện và vững chắc, nghề trồng chè đã được chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong những năm từ 1958 - 1960 hàng loạt các nơng trường quốc danh được thành lập, trong đó có nhiều nơng trường sản xuất chè của quân đội, sản xuất với quy mơ lớn, diện tích chè được tăng lên rõ rệt. Tiếp đến trong suốt những năm 1960 - 1970 sản xuất chè được phát triển mạnh trên cả 3 thành phần kinh tế là Quốc doanh, tập thể, hộ gia đình; tuy vậy, việc sản xuất và cung cấp chè chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 1977 cả nước có 44.330 ha chè với tổng sản lượng là 17.896 tấn chè khô.

Khu vực tập thể (do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý): Đã phục hồi cải tạo các vườn chè cũ, đồng thời khơng ngừng mở rộng diện tích trồng chè mới. Hình thành nhiều hợp tác xã chuyên trồng chè (25 hợp tác xã ở Định Hóa - Bắc Thái) hoặc trồng chè là chủ yếu (các hợp tác xã ở Sông Lô - Vĩnh Phú). Các hợp tác xã trồng chè đang áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong quá trình trồng trọt như thiết kế nương chè mới, kỹ thuật gieo trồng, đốn tạo hình, quản lý chăm sóc và hái chè san trật. Diện tích trồng chè trong khu vực tập thể năm 1977 là 22.205 ha.

Khu vực quốc doanh: Từ năm 1960 ta đã xây dựng những nông trường quốc doanh trồng chè. Có 43 nơng trường quốc doanh với diện tích 17.932 ha. Ngồi hai khu vực hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh ở miền Bắc, ở các tỉnh phía nam diện tích trồng chè của các đồn điền tư nhân cũng đạt khoảng trên 5.000 ha.

Từ sau giải phóng miền Nam đến những năm 1990, ngành chè được chú trọng và phát triển mạnh. Diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng được nâng cao; các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chú trọng áp dụng mạnh mẽ, nhiều giống mới được nhập nội và chọn tạo được đưa vào sản xuất; nhiều cơ sở nghiên cứu, chế biến chè được thành lập và hoạt động rất hiệu quả; chè của Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước trên khắp các châu lục.

- Thời kỳ thứ tư từ năm 1990 đến nay:

Trong những năm cuối thập niên của thế kỷ XX, do có sự biến động lớn về thị trường tiêu thụ (thị trường tiêu thụ chè Việt Nam là Liên Xô và các nước Đông Âu bị mất) nên sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, có phần chững lại. Mặt khác với mơ hình sản xuất tập trung bao cấp, cơ chế quản lý không phù hợp của các cơ sở Quốc doanh, đời sống của những người trồng chè gặp nhiều khó khăn, hàng loạt các nơng trường chè của nhà nước, các cơ sở sản xuất của tập thể dần bị giải tán, chuyển sang hình thức các cơng ty cổ phần hoặc tư nhân hóa. Trước thực trạng đó, việc thành lập Tổng cơng ty chè Việt nam, thống nhất quản lý ngành chè được tiến hành; một số mơ hình liên doanh, liên kết với nước ngồi được thành lập; quy trình cơng nghệ từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến được chú trọng đầu tư và đổi mới; thị trường xuất khẩu tiêu thụ chè được mở rộng sang các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản… ngành chè được khởi sắc trở lại như tiềm năng vốn có của nó. Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất Thế Giới (WTO), trước sự cạnh tranh mạnh mẽ và đòi hỏi khắt khe của thị trường tiêu thụ, sản phẩm chè của Việt Nam ngày càng đòi hỏi phát triển theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và thị hiếu của người tiêu dùng; do vậy, việc mở rộng diện tích sản xuất chè ở giai đoạn này có phần chậm lại mà tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm chè “sạch, an tồn”, đổi mới cơng nghệ chế biến, đa dạng hóa các loại sản phẩm và mẫu mã hàng hóa. Đi kèm theo đó, hàng loạt các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, đổi mới quy trình sản xuất từ khâu kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hái đến gia cơng chế biến tạo các sản phẩm mới từ chè. Thương hiệu chè của Việt Nam trên thị trường quốc tế dần được khẳng định và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhìn chung, việc trồng chè của ta cịn một số tồn

tại như: Khả năng mở rộng diện tích chè ở vùng trung du và miền núi còn nhiều, nhưng ta chưa có điều kiện để giải quyết tốt. Tốc độ phát triển trồng chè chậm, các vùng chè mới trồng không đồng đều, cịn nhiều diện tích xấu và đến thời hạn chưa đưa vào sản xuất kinh doanh. Việc quy hoạch sử dụng đất trồng chè chưa hợp lý, cịn lãng phí đất đai. Năng suất sản lượng chè hàng năm có tăng nhưng tăng rất chậm, chất lượng sản phẩm có khá hơn trước nhưng không đồng đều ở các cơ sở và không ổn định.

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam từ năm 2006 - 2010 Năm Diện tích chè kinh doanh (1000ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng (1000 tấn khô) Xuất khẩu (1000 tấn khô) 2006 120.8 14,789 597,5 99,31 2007 126.2 15,270 706,9 87,92 2008 125.6 15,947 746,2 105,12 2009 127.1 16,670 771,0 131,00 2010 129.4 17,532 843,7 135,00

Nguồn: theo FAO statistics Division 2012

Việt Nam - nước có ngành sản xuất chè truyền thống hàng trăm năm với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng, có 34/63 tỉnh, thành phố trồng chè, tập trung chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc và cao nguyên Lâm Đồng với gần 130.000 ha. Hiện có khoảng 690 nhà máy chế biến chè (cơng suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) trong đó chỉ có 31 nhà máy có quy mơ sản xuất lớn, 103 nhà máy có quy mơ vừa, cịn lại là các cơ sở sản xuất chế biến nhỏ và hàng vạn các lị thủ cơng chế biến do các hộ gia đình tự chế. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè.

Xuất khẩu chè cả nước tháng 9/2007 đạt 10.161 tấn với trị giá 13,53 triệu USD, giảm 8,53% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 8/07; giảm 10% về lượng nhưng tăng 10,27% về trị giá so với tháng 9/06. Tổng lượng chè xuất khẩu sau 9 tháng năm 2007 đạt 80.813 tấn với trị giá 86,87 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 9,96% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.

Tháng 9/2007, chè đen và chè xanh vẫn là những chủng loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể tháng 9 lượng chè đen xuất khẩu được là 5.224 tấn với trị giá 6,4 triệu USD, giảm 18,75% về lượng và giảm 7,95% về

trị giá; chè xanh đạt 4.090 tấn với trị giá 6,186 triệu USD, tăng 1,32% về lượng và tăng 9,27% về trị giá so với tháng 8/2007.

Thị trường tiêu thụ chính loại chè đen là Nga (967 tấn), Trung Quốc (961 tấn), Ả Rập Xê út (711 tấn) và Đài Loan (449 tấn). Còn Pakistan là thị trường chủ yếu tiêu thụ chè xanh của Việt Nam đạt 2.253 tấn (chiếm 55% lượng chè xanh xuất khẩu tháng 9/2007).

Ngồi ra, tháng 9/2007, nước ta cịn xuất khẩu 662 tấn chè khô sơ chế với trị giá 490.131 USD sang các thị trường Trung Quốc và Đài Loan.

Theo số liệu của cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu chè của cả nước đạt 31.092 tấn, trị gia 38.956.011 USD tăng 13,8% về sản lượng và tăng 12,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo quý I năm 2009, ngành hàng chè Việt Nam của trung tâm thông tin. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGROINFO) xuất khẩu chè của Việt Nam trong năm 2008 và quý I năm 2009 đều tăng về giá trị so với năm 2007. Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý 1, Nga đã vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất, tăng 85,99% về lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất 3,4 nghìn tấn chè sang thị trường Nga với trị giá hơn 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ hai với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1 nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với tháng đầu năm 2010.

Lượng chè xuất khẩu cả năm 2009 ước đạt 133 nghìn tấn, với kim ngạch 178 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 21,27% về giá trị so với năm 2008. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 30 triệu USD so với năm 2008, nhưng tăng chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, chứ khơng phải do cải thiện về giá. Ước tính hiện nay có khoảng 2-3 triệu người Việt Nam có nguồn thu nhập chính

phụ thuộc một phần hoặc hồn tồn vào cây chè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chiếm đến 70% sản lượng chè cả nước.

Năm 2009 đã kết thúc, ngành chè đã đạt kết quả vượt kế hoạch đề ra.

Đây sẽ là một tiền đề và cơ hội cho ngành chè phát triển hơn nữa. Theo số

liệu thống kê, trong tháng 1/2010 lượng chè của Việt Nam xuất khẩu đạt 10.580 tấn với kim ngạch 14,55 triệu USD; so với tháng 12/2009 giảm cả lượng và kim ngạch là 5,6% và 12,4%, song so với cùng kỳ năm trước lại tăng 72,2% về lượng và tăng 82,1% về kim ngạch.

Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý 1/2010, Nga đã vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất, tăng 85,99% về lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất 3,4 nghìn tấn chè sang thị trường Nga với trị giá hơn 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ hai với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1 nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với tháng đầu năm 2010.

Trong tháng 2/2010 xuất khẩu chè sang Tiểu Vương Quốc ả rập Thống nhất chỉ đạt 354 tấn chè các loại, trị giá 704,2 nghìn USD, giảm 17,59% về trị giá và 20,81% về lượng so với tháng 1/2010. Nhưng nếu so sánh 2 tháng đầu năm 2010 với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng lẫn trị giá, với 801 tấn chè các loại, trị giá 1,55 triệu USD, tăng 4.527,64% về trị giá và 2.706,71% về lượng so với cùng kỳ năm ngối. Năm 2010, ngành chè Việt Nam đã có những đột phá về giá nhờ chất lượng được cải thiện và giá tăng trên thị trường thế giới. Giá chè xuất khẩu năm qua đạt bình qn 1.450 đơ la Mỹ/tấn, giúp giá chè Việt Nam từ chỉ bằng 50% leo lên mức 70% so với giá chè trung bình của thế giới.

Hai tháng đầu năm 2011, sản lượng xuất khẩu chè Việt Nam đạt 14 nghìn tấn với kim ngạch đạt 20 triệu USD, đơn giá bình quân đạt 1,45 USD/kg, giảm 17% về lượng nhưng tăng 13% về giá so với cùng kỳ năm 2010, trong đó chè đen chiếm 67%, chè xanh 30%, cịn lại là các loại chè khác với các thị trường lần lượt là: Pakistan, Nga, Đài Loan, Afganistan. Chè đen hiện chiếm 80% tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, đối với loại sản phẩm này thì Đài Loan là thị trường lớn nhất, chiếm 17%, tiếp đến là Nga, Irắc, Pakistan, Đức và Singapore. Năm 2011 giá chè ở thị trường trong nước cũng đã tăng 30% lên bình quân 70.000 đồng/kg. Giá chè nước ta sẽ tiếp tục tăng nhờ chất lượng tiếp tục được cải thiện và nhu cầu cao từ phía khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm nay được Hiệp hội Chè dự đoán sẽ tăng 20% so với mức 197 triệu đô la Mỹ của năm 2010, lên trên 200 triệu đô la Mỹ.

Khối lượng chè xuất khẩu năm nay có thể ổn định ở quanh mức 135.000 tấn như năm ngoái. Để đạt mục tiêu ngành chè ngày càng phát triển, nâng cao giá trị và quảng bá thương hiệu chè Việt đến toàn cầu, trước hết phải đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và hướng đển việc tăng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chè chất lượng cao, sau nữa là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành chè.

Hiện tại, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu chè của nước ta còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá trị chung của thế giới.

Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, Hiện chỉ có thương hiệu CHEVIET của nước ta là mới được biết đến và đăng ký bảo hộ ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để xứng danh với vị trí đứng thứ 5 về xuất khẩu chè, vấn đề đặt ra cho ngành chè hiện nay là phải

tăng cường sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất, tạo dựng thêm một số thương hiệu chè có truyền thống và quảng bá rộng rãi ra thị trường thế giới.

Việt Nam có điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng trọt ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, có tới 34 tỉnh thành phố trồng chè với gần 130 ngàn ha, nhưng tập trung ở một số vùng chính như ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và cao nguyên Lâm Đồng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w