Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc111704012577321298374 1320873 141

2.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè

Chè cây cơng nghiệp dài ngày có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Nhu cầu phân bón đối với cây chè phụ thuộc nhiều vào tuổi cây và năng suất thu hái hàng năm. Thành phần các chất dinh dưỡng trong phân bón, tỷ lệ, loại phân bón khơng chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất, mà cịn góp phần quyết định quan trọng đến chất lượng sản phẩm chè.

Đối tượng cho thu hoạch trên cây chè là búp và lá non, mỗi năm cho thu từ 50 - 100 tạ búp/ha hoặc hơn nữa. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các nguyên tố có trong búp và lá non của chè là rất lớn: N: 3,4 - 3,9%; P: 0,4 - 0,9%; K: 1,3 - 1,7%...Theo kết quả nghiên cứu của khoa học Trung Quốc cho thấy: Muốn đạt sản lượng chè cao 7500 kg/ha thì cây chè lấy đi từ đất một nguồn dinh dưỡng là: 375 kg N, 75 kgP2 O5 112 - 150 kg K2O.

Ngoài lượng dinh dưỡng mà cây chè lấy đi, đất cịn bị rửa trơi xói mịn mất đi một lượng dinh dưỡng nữa. Vì vậy cần bổ sung một lượng phân bón tích hợp và kịp thời cho cây chè. Chè là cây cho sản phẩm búp và lá, nên cần có sự phát triển sinh khối nhanh; do đó vai trị của các ngun tố dinh dưỡng chính là hết sức quan trọng:

- Phân đạm có vai trị đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích thích cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất, nếu bón đạm đầy đủ, cân đối, hợp lý sẽ làm tăng cả năng suất và phẩm chất của chè. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nếu bón đạm ở mức < 300 kg N/ha sẽ làm tăng hàm lượng

tanin, cafein và các chất hịa tan khác; nếu bón > 300 kg N/ha sẽ làm giảm chất lượng chè vì khi đó hàm lượng nước và alcaloit trong búp quá cao, chè sẽ có vị chát, đắng, khơng thơm ngon; mặt khác hàm lượng NO3 dư thừa tồn đọng trong sản phẩm rất khơng có lợi và gây nguy hại cho người sử dụng.

- Phân lân P2O5: Có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân chủ yếu là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, kiến tạo năng suất cao, bền vững và nâng cao chất lượng chè thương phẩm. Đặc biệt, đa số diện tích chè của nước ta đều được trồng trên các loại đất có địa hình tương đối cao, dốc, độ chua cao nên dễ bị rửa trơi xói mịn mất chất dinh dưỡng, trong đó có lân; hàm lượng lân dễ tiêu thấp, chủ yếu tồn tại dưới dạng khó tiêu nên đất trồng chè của ta thiếu lân là phổ biến.

- Phân kali K2O: Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi đất thiếu kali nếu bón đầy đủ Kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt, tăng tính chống chịu, năng suất có thể tăng từ 28-35%, hàm lượng tanin tăng 6,7% và các chất hịa tan 8 %. Cây chè thiếu kali có hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%. Thiếu kali ở cây chè ban đầu thường có biểu hiện lá vàng, giịn và lá chè thường bị khô đầu lá và cháy hai bên rìa lá. Khi phát hiện có triệu chứng thiếu kali cần phải bón phục hồi ngay vì phục hồi sinh trưởng của cây khó khăn hơn so với thiếu các nguyên tố khác.

- Phân hữu cơ là loại phân có tác dụng rất tốt cho cây chè, vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây làm tăng năng suất, chất lượng vừa có tác dụng cải tạo và bảo vệ đất bền vững. Vì vậy, trong sản xuất, muốn có nương chè sinh trưởng phát triển tốt, năng suất chất lượng cao, ổn định, tuổi thọ cây kéo dài nhất thiết phải tăng cường bón đầy đủ phân hữu cơ, tiến tới thay thế dần phân hữu cơ cho các loại phân vơ cơ hóa học. Hiện nay ngồi các loại phân hữu cơ truyền thống đang được sử dụng như phân chuồng, phân rác,

phân xanh, phân chấp… các nhà khoa học còn nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh hữu cơ… rất có hiệu quả đối với cây chè; ngoài việc làm tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo sản phẩm chè sạch các loại phân này cịn góp phần bảo vệ và gia tăng sự hoạt động có lợi của hệ vi sinh vật đất, cải tạo và bảo vệ, nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng chè.

- Các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, S, Fe, B0, Zn,… có vai trị quan trọng với cây chè; bón bổ sung hợp lý, đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cho chè khơng những góp phần làm tăng năng suất mà còn làm tăng phẩm chất một cách rõ rệt. Vì các ngun tố này có trong thành phần của các men, tham gia vào các quá trình tổng hợp và trao đổi chất trong cây, tạo mùi, vị, tăng hàm lượng chất hịa tan trong búp chè, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tóm lại, nhu cầu dinh dưỡng của cây chè là rất lớn; để cây chè sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt cần có sự nghiên cứu, khảo nghiệm để xây đựng được một chế độ bón phân hợp lý và hiệu quả nhất, đáp ứng được các tiêu chí cho một sản phẩm sạch, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w