Đánh giá chung về quá trình phát triển và sản xuất ở nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc111704012577321298374 1320873 141

2.3.4. Đánh giá chung về quá trình phát triển và sản xuất ở nước ta

* Những thành tựu đạt được:

- Phát triển sản xuất cây cơng nghiệp nói chung và cây chè nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh việc phát triển sản xuất và xuất khẩu chè. Theo đó chúng ta đã phát triển cây chè với tốc độ nhanh cả về diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm; tổ chức làm ăn theo lối công nghiệp, làm tập trung, quy mơ lớn, có kỹ thuật tiên tiến, năng suất chè tăng cao, sản lượng nhiều, chất lượng ngày càng đảm bảo, thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường quốc tế ngày càng được khẳng định.

- Cơ cấu giống chè đã được thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ diện tích chè được trồng bằng các loại giống mới tăng nhanh; diện tích chè trồng bằng hạt giảm tối đa.

- Phương thức sản xuất và quản lý đã chuyển biến phù hợp với xu thế và mang lại hiệu quả cao như: Cổ phần hóa các doanh nghiệp, liên doanh liên kết với nước ngồi, khuyến khích phát triển sản xuất theo kiểu trang trại tư nhân sản xuất chè sạch an toàn, chè cao cấp theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh; quản lý dịch hại theo IPM.

- Đổi mới các quy trình cơng nghệ chế biến, tạo đa dạng các sản phẩm chè; củng cố và phát triển thương hiệu chè Việt Nam.

- Hiệu quả của nghề sản xuất chè ngày càng được khẳng định, mang lại thu nhập cao cho người lao động.

* Những điểm yếu còn tồn tại:

- Năng suất cịn thấp, khơng đồng đều, khơng ổn định giữa các vùng miền. - Chất lượng sản phẩm chưa cao.

- Đầu tư thâm canh còn hạn chế.

- Tỷ trọng cơ giới hóa trong q trình sản xuất cịn q thấp.

- Cơng nghệ chế biến còn chậm đổi mới, chưa theo kịp được với yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

* Những giải pháp góp phần phát triển ngành chè bền vững:

- Quy hoạch phát triển vùng chè phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây chè, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội.

- Đầu tư thâm canh ngay từ đầu, phát triển sản xuất bền vững

- Chuyển đổi cơ cấu giống, tăng nhanh tỷ lệ diện tích trồng giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Quản lý và áp dụng triệt để quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tạo ra các sản phẩm chè “sạch, an toàn” đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Khai thác và phát huy triệt để lợi thế về khí hậu, đất đai, kinh nghiệm truyền thống trong việc phát triển sản xuất chè.

- Đổi mới công nghệ chế biến, tạo đa dạng các sản phẩm được chế biến từ chè.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của Việt Nam. Theo tinh thần các giải pháp nêu trên, ngày 6/5/2011 vừa qua tại Viện khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Bộ Nơng Nghiệp & PTNT đã tổ chức cuộc hội thảo “Bàn về kế

hoạch sản xuất kinh doanh chè năm 2011 và diễn đàn phát triển chè bền vững lần thứ IV”. Tại hội nghị, đã thống nhất đề xuất định hướng phát triển

dài hạn cho ngành chè Việt Nam với các nội dung cơ bản sau:

- Các doanh nghiệp cần tập trung đa dạng hoá sản phẩm. Tập trung vào sản xuất các loại chè có chất lượng cao, đặc sắc và tìm kiếm những thị trường, tránh đối đầu bằng giá và hạ thấp chất lượng như hiện nay. Tập trung sản xuất các loại chè xanh cao cấp theo mơ hình của Trung Quốc, Nhật Bản.

- Các doanh nghiệp nên gom lại với nhau thành các tập đoàn lớn, ưu tiên phát triển các tập đoàn của người Việt, hạn chế số đầu mối xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp nên nghĩ đến sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như trà đóng hộp hoặc trà chiết xuất, trà đóng lon…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến nương chè hái bằng máy tại yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w