2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc111704012577321298374 1320873 141
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận
4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại địa phương, với số liệu điều tra và kết quả thu được từ các thí nghiệm chun đề, trong khn khổ giới hạn của đề tài, chúng tơi có một số kết luận ban đầu như sau:
- Tỷ lệ diện tích trồng các giống chè mới có chất lượng cao ở Mỹ Bằng cịn thấp, chỉ chiếm 9,81%; các giống cũ chiếm tới 76,19%; không đảm bảo nguyên liệu để chế biến các sản phẩm chè cao cấp.
- Việc sử dụng phân bón cho chè, nhất là đối với các giống chè mới chưa hợp lý, thiếu cân đối, mang tính tự phát, chưa theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên mơn. Nhiều hộ gia đình sử dụng q nhiều phân hóa học (nhất là phân đạm); phân hữu cơ, phân vi sinh chưa được sử dụng nhiều; đây là điểm hạn chế và tồn tại trong thực tế ở địa phương.
Giống chè PH1 trồng ở xa Mỹ Bằng sinh trưởng, phát triển tốt,năng suất tương đối cao (15-20 tấn búp/lứa/ha), chất lượng tốt; số lứa hái chính dao động từ 7-10 lứa/năm. Tuy nhiên địi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật thâm canh nghiêm ngặt; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiến người trồng chè ngại thay các giống chè cũ để trồng các giống mới này.
- Trong cùng điều kiện thí nghiệm, cùng nền phân bón như nhau, khi sử dụng phân tăng lên để bón(CT3) cho chè PH1 cho kết quả mật độ búp, trọng lượng búp, năng suất lứa hái cao hơn so với công thức (CT1).
4.2. Đề nghị
Do thời gian thực tập ngắn, năng lực bản thân cịn hạn chế, chúng tơi đề nghị:
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn, nghiên cứu nhiều lần để rút ra được kết luận chắc chắn và chính xác hơn. Có thể bố trí thí nghiệm bón tăng lượng phân bón lên 30%, 50% ,70% so với quy trình.
- Cần tiến hành thêm các thí nghiệm nghiên cứu về phân bón trên các giống chè mới, làm căn cứ khoa học để xây dựng được một quy trình bón phân phù hợp cho các giống chè này; có như vậy mới tạo ra được sản phẩm chè có chất lượng tốt nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng chè.
- Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè cần có sự đầu tư, hỗ trợ một mức thích hợp cao hơn nữa về giống mới, về vốn đầu tư thâm canh để người trồng chè có điều kiện thay thế các giống cũ bằng các giống mới dễ dàng cho việc áp dụng cơ giới hóa. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả sản xuất chè tạo ra được sản phẩm chè nguyên liệu sạch; bảo vệ được môi trường theo hướng sản xuất bền vững.