Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT.
* Mật độ và khoảng cách: Gieo trồng 7 hàng/ơ với khoảng cách 70 × 25 cm
(mật độ 57.000 cây/ha)
* Phân bón:
+ Lượng phân bón: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + N theo các cơng thức thí nghiệm + 90P2O5 + 90K2O/ha.
- Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: 100% phân lân + 100% phân vi sinh. + Bón thúc: chia làm 3 lần:
• Lần 1: khi ngơ được 3- 5 lá thật: 50kg N + 1/2 K2O ( rạch rãnh sâu 3-5 cm theo hàng ngô cách gốc 5 -7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với vun nhẹ).
• Lần 2: khi ngơ được 7-9 lá: 50kg N + 1/2 K2O+ N (rạch rãnh sâu 3-5
cm theo hàng ngô cách gốc 10-12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với vun cao)
• Lần 3: trước trỗ 10 - 15 ngày: Bón đạm theo cơng thức thí nghiệm (rạch rãnh sâu 7- 10 cm theo hàng ngô cách gốc 13 -15 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp với vun cao).
* Chăm sóc:
- Vun xới và bón thúc.
- Khi ngơ từ 4 đến 5 lá: Xới vun, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc - Khi ngơ từ 8 đến 9 lá: Xới vun, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ - Tưới nước: Nếu đất khơ thì phải tưới nước cho ngơ. Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa. Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thốt hết nước đọng trong ruộng ngơ.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.
* Thu hoạch:
Thu hoạch khi ngơ chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi bị khơ), tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn.