- Tính các giá trị trung bình và một số thống kê cơ bản bằng chương
b. Chiều cao đóng bắp
4.5.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón trước trỗ 10 ngày đến khả năng chống chịu sâu bệnh của một số giống ngô lai, vụ Đông năm
chống chịu sâu bệnh của một số giống ngô lai, vụ Đông năm 2011
Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ đô la bằng 13 - 14% sản lượng, do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đô la bằng 11 - 12% năng suất. Ngô là một trong những cây trồng bị phá hoại bởi nhiều loài sâu bệnh, từ khi gieo đến thu hoạch. Mỗi thời kì sinh trưởng của cây có những loại sâu bệnh khác nhau gây hại ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt.
Diễn biến và tác hại của các loại sâu bệnh luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào diễn biến thời tiết khí hậu, chế độ canh tác và đặc điểm của từng giống ngô. Vì vậy để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp bảo vệ ngơ. Biện pháp này có tác dụng vừa có hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường và sức khỏe của con người. Mục tiêu quan trọng là xác định được mức bón phân đạm thích hợp nhằm giảm sự tác động của sâu bệnh đến cây trồng.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón trước trỗ 10 ngày đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của một số giống ngô lai, vụ Đông năm 2011
Công thức Sâu đục thân (%) Sâu cắn râu (%) Bệnh khô vằn (%)
LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 1(đ/c) 8,29 8,64 8,82 8,99 1,70 1,94 2 8,12 8,99 9,34 9,17 3,17* 2,64* 3 8,12 9,17 9,52 9,69 3,52* 2,82* 4 8,99 9,52 9,87 9,87 4,58* 3,87* PG <0,05 >0,05 <0,05 LSD05(G) 0,31 - 0,24 PCT <0,05 <0,05 <0,05 LSD05(CT) 0,43 0,33 0,35 CT*G ns ns <0,05
(Ghi chú: G: giống; CT: công thức; ns: khơng có ý nghĩa;
o Sâu đục thân ngơ (Ortrinia Furnacalis)
Sâu đục thân là loại sâu hại rất phổ biến. Sâu phá hại trên tất cả các bộ phận của ngô từ thân, lá, bắp... khi còn nhỏ sâu đục thân vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Sâu non cắn lá non tạo thành lỗ thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Khi lớn thì sâu đục vào thân ngơ ở nửa dưới mỗi lóng sát với đốt thân cây gây cản trở cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng. Sâu đục vào thân cây, bơng cờ và bắp non làm cây cịi cọc hoặc gẫy ngang thân khi gặp gió bão làm năng suất giảm.
Theo số liệu theo dõi ở bảng 4.7 có thể thấy: giống LVN14 bị hại cao hơn chắc chắn giống LVN99 từ 0,35 - 1,05%. Tương tác giữa giống và cơng thức khơng có ý nghĩa chứng tỏ ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến tỷ lệ sâu đục thân hại hai giống là tương tự nhau.
Giống LVN99 có tỷ lệ sâu đục thân biến động từ 8,29 đến 8,99%. Tất cả các cơng thức đều có tỷ lệ sâu đục thân cao hơn cơng thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Giống LVN14 có tỷ lệ sâu đục thân biến động từ 12,70 đến 19,75%. Tất cả cơng thức đều có tỷ lệ sâu đục thân cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
o Sâu cắn râu
Sâu cắn râu gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng ngô. Lồi sâu này có thể gây hại suốt trong q trình sinh trưởng của cây, khi ngơ phun râu, sâu non ăn hết râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa. Sâu cắn râu có 2 loại:
- Loại sâu có màu xanh (heliothis armigera): sâu này thường cắn râu rồi đục hẳn vào trong bắp.
- Loại sâu có màu xám (heliothis zea): loại này cắn râu nhưng chỉ chui một nửa mình vào bắp.
Qua bảng 4.7 cho thấy: giống LVN99 có tỷ lệ sâu cắn râu sai khác có ý nghĩa thống kê so với giống LVN14. Có nghĩa là các giống khác nhau cho tỷ lệ sâu cắn râu khác nhau chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tương tác giữa giống
và cơng thức khơng có ý nghĩa chứng tỏ ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến hai giống là tương tự nhau.
Giống LVN99 có tỷ lệ sâu cắn râu biến động từ 19,40 đến 24,51%. Tất cả các cơng thức đều có tỷ lệ sâu cắn râu cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Giống LVN14 có tỷ lệ sâu cắn râu biến động từ 17,81 đến 23,10%. Tất cả các cơng thức đều có tỷ lệ sâu cắn râu cao hơn cơng thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
o Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
Là loại bệnh hại chính trên ngơ thí nghiệm của vụ Đơng năm 2011. Vết bệnh hình da báo, lúc mới bị vết bệnh có màu xám xanh hay xám bạc ở giữa, sau thành nâu hay vàng rơm, có viền nâu đậm, cuối cùng vết bệnh chuyển sang màu nâu xám. Bệnh này hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây song biểu hiện rõ và nặng khi ngô bắt đầu trỗ cờ đến làm hạt. Bệnh lan truyền từ gốc đến ngọn. Bệnh hại nặng nhất khi các sợi nấm phát triển và lan tới bắp gây chín ép.
Qua bảng 4.7 ta thấy: giống LVN99 có tỷ lệ bệnh khơ vằn sai khác có ý nghĩa thống kê so với giống LVN14. Có nghĩa là các giống khác nhau cho tỷ lệ bệnh khô vằn khác nhau chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tương tác giữa giống và cơng thức có ý nghĩa chứng tỏ ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến hai giống là khác nhau.
Giống LVN99 có tỷ bệnh khô vằn biến động từ 1,70 đến 4,58%. Tất cả các cơng thức đều có tỷ lệ bệnh khơ vằn cao hơn cơng thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Giống LVN14 có tỷ lệ bệnh khơ vằn biến động từ 1,94 đến 3,87%. Tất cả các cơng thức đều có tỷ lệ bệnh khơ vằn cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Bón q nhiều đạm ở thời kì trước trỗ, bệnh khô vằn sẽ nhiều hơn. Như vậy cần phải bón cân đối hợp lý phân đạm ở thời kì trước trỗ.