Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông năm 2011 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 35)

- Tính các giá trị trung bình và một số thống kê cơ bản bằng chương

4.2.1.Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Đây là khoảng thời gian sinh trưởng khá dài của cây ngô và được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ khác nhau, được đánh dấu bởi các giai đoạn V3, V5, V9, V12, V15,V18 (là các giai đoạn cây ngơ có 3, 5, 9, 12, 15, 18 lá). Thời kì đầu cây sinh trưởng rất chậm, hệ thống rễ mầm hoạt động chủ yếu trong thời gian mọc mầm sau đó yếu dần và thay vào đó là hệ thống rễ đốt. Rễ đốt được hình thành nhanh chóng, đảm nhận chức năng chính là hút nước và dinh dưỡng. Đến khi cây có 5 - 6 lá thì điểm sinh trưởng đã ở trên mặt đất, lúc này hệ rễ đốt phát triển rất nhanh và yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định. Đây là cơ sở cho việc bón thúc lần 1 (khi cây có 3 - 5 lá), kết hợp với xới xáo phá

váng để cây sinh trưởng tốt hơn. Sau thời kì 7 - 8 lá cây sinh trưởng nhanh dần, chồi bắp bơng cờ đã hình thành trong bẹ lá. Chiều cao cây và đường kính thân tăng dần, các lá lần lượt xuất hiện và tăng nhanh về diện tích. Kết thúc giai đoạn này bông cờ xuất hiện và đây cũng là lúc cây ngô chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Hầu hết các biện pháp kĩ thuật trồng trọt đều được áp dụng trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng như: bón thúc lần 1, 2 và lần 3 lúc ngơ xốy nõn, làm cỏ, phịng trừ sâu bệnh…

Ngày trỗ cờ được tính khi có >50% số cây/ơ xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ. Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian từ gieo đến trỗ cờ của công thức biến động khơng nhiều nhưng có xu hướng tăng theo lượng đạm bón. Giống LVN99 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ biến động từ 66 - 69 ngày còn giống LVN14 biến động từ 67 - 69 ngày. Công thức 2 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn đối chứng 1 ngày ở cả hai giống. Cơng thức 3 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài hơn đối chứng 2 ngày (giống LVN99); 1 ngày (giống LVN14). Cơng thức 4 có thời gian từ gieo đến trỗ cờ dài nhất, dài hơn đối chứng 3 ngày (giống LVN99); 2 ngày (giống LVN14).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông năm 2011 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 35)