- Tính các giá trị trung bình và một số thống kê cơ bản bằng chương
4.1. Điều kiện thời tiết khí hậu vụ Đông năm 2011 tại Thái Nguyên
Điều kiện ngoại cảnh có liên quan chặt chẽ đến đời sống cây trồng nói chung và cây ngơ nói riêng, do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý sinh hóa của cây. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngồi chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và điều kiện môi trường. Cây ngơ là cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ song đã thích nghi nhanh với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, mặc dù vậy nó cũng rất nhạy cảm với đó là khí hậu, đất đai và các chất dinh dưỡng khống. Điều kiện thời tiết khí hậu là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng. Nhu cầu nhiệt độ của cây thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng phát triển. Theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu vụ ngơ đơng năm 2011 chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ ngơ Đơng 2011 tại Thái Ngun
Chỉ tiêu 9 10 11 12 1 2
Nhiệt độ (0C) 27,1 24,0 22,9 16,8 14,2 15,6
Ẩm độ TB (%) 83 81 79 68 84 84
Lượng mưa (mm) 284,7 103,8 4,3 5,2 48,8 18,6
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm 2011 - 2012)[27]
4.1.1. Nhiệt độ
Ngơ là cây ưa nóng, có u cầu tổng nhiệt độ cao hơn cây trồng khác. Để hồn thành chu kì sống từ gieo đến chín, theo Velican (1956), cây ngơ cần tổng nhiệt từ 1700 - 37000C tùy thuộc vào giống vùng sinh thái của ngơ được trồng. Ngồi ra ở các vĩ độ địa lý khác nhau thì nhu cầu về tổng tích nhiệt của cây ngô cũng khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng yêu cầu nhiệt độ của cây ngô thay đổi. Nhiệt độ cần cho cây ngô nảy mầm được giới hạn trong khoảng 9 - 460C, nhiệt độ tối thiểu 9 - 120C, tối thích là 30 - 350C, tối đa là 40 - 460C, nhiệt độ thấp kéo dài thời gian nảy mầm của hạt.
Ở thời kì cây con, nhiệt độ tăng cây ngô phát triển nhanh hơn, nhiệt độ tối thích 250C - 300C, dưới 120C cây ngô không sinh trưởng được. Trong các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngơ thì giai đoạn trỗ cờ rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ khơng khí thấp có thể làm cho bơng cờ bị khơ và ngăn cản quá trình thụ phấn thụ tinh. Hạt phấn sau khi rời khỏi bao phấn sức sống bị giảm nhanh, nếu gặp nhiệt độ 450C hạt phấn và râu ngơ có thể chết. Nhiệt độ thích hợp ở thời kì trỗ cờ là 200C - 220C. Tuy nhiên ở thời kì sau trỗ ít bị ảnh hưởng điều kiện nhiệt độ. Ở thời kì tích lũy vật chất khơ nhiệt độ thích 220C - 240C.
Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình ở các tháng 9, 10 là 27,10C và 240C thích hợp cho sinh trưởng phát triển cây con. Sang đến cuối tháng 11 và đầu tháng 12, 1 (là giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu, hình thành hạt) nhiệt độ giảm dần từ 22,90C xuống 16,80C và 14,20C nên ảnh hưởng lớn đến q trình thụ phấn thụ tinh và q trình chín. Đây cũng chính là khó khăn khi trồng ngơ vụ Đơng vậy nên cần chú ý các biện pháp kĩ thuật như cung cấp đủ nước cho cây.
4.1.2. Độ ẩm
Độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ phấn thụ tinh. Nếu độ ẩm quá cao kết hợp với nhiệt độ cao sẽ làm cho hạt phấn mất sức sống. Độ ẩm thích hợp cho thời kì trỗ khoảng 80%.
Qua bảng thời tiết diễn biến khí hậu ta thấy độ ẩm tương đối thuận lợi cho q trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ. Tháng 12 có ẩm độ thấp nhất chỉ đạt 68% cùng với lượng mưa không cao nên chúng tôi phải tưới nước bổ sung cho cây ngô sinh trưởng và phát triển.
4.1.3. Lượng mưa
Ngô là cây trồng cạn, nhưng nhu cầu về nước rất lớn vì sinh khối của cây ngơ rất lớn, bộ rễ phát triển mạnh. Các nhà khoa học đã cho biết, một cây ngô trưởng thành trong một ngày đêm hút và thốt 2 - 4 lít nước. Trong q trình sinh trưởng, phát triển ngơ đã hút và thốt khoảng 1800 tấn nước/ha, tương đương lượng mưa 175mm.
Lượng mưa cần cho ngơ cịn phụ thuộc vào sản lượng mà nó tạo ra. Nhu cầu nước thay đổi phụ thuộc từng giai đoạn sinh trưởng phát triển. Giai đoạn từ khi cây ngơ mọc cho đến khi ngơ có 7 - 8 lá thì nhu cầu nước ít vì tích lũy ít chất xanh nên khơng cần thiết nhiều nước, lượng nước cần ở giai đoạn
này tương đương lượng mưa 60 - 80mm. Giai đoạn 7 - 8 lá đến sau trỗ 15 ngày là giai đoạn phát triển mạnh nhất của thân lá nên nhu cầu nước rất lớn tương đương với lượng mưa là 100 - 130 mm. Giai đoạn sau trỗ 15 ngày đến chín, thân lá đã ổn định, vật chất khô được vận chuyển từ các bộ phận của cây về hạt nên cây hút ít nước chỉ cần lượng nước tương đương lượng mưa 20 - 60mm.
Qua bảng 4.1 cho thấy những ngày đầu sau trồng thường xuyên có mưa rào và dơng, khả năng thoát nước của ruộng kém nên đã gây khó khăn cho q trình nảy mầm của hạt nên chúng tôi phải tiến hành trồng dặm khi cây được 1 - 2 lá thật. Vào tháng 11 và tháng 12 lượng mưa rất thấp chỉ có 4,3mm và 5,2mm nên ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Vào giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu (3/11 - 21/11) lượng mưa chỉ có 4,3mm mặc dù đã có các biện pháp cung cấp nước cho ruộng ngơ nhưng q trình thụ phấn thụ tinh vẫn bị ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến năng suất ngô.