Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón trước trỗ 10 ngày đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của một số giống ngô lai, vụ Đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông năm 2011 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 38)

- Tính các giá trị trung bình và một số thống kê cơ bản bằng chương

4.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón trước trỗ 10 ngày đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của một số giống ngô lai, vụ Đông

trưởng chiều cao của một số giống ngô lai, vụ Đông 2011

Để thấy rõ hơn về khả năng sinh trưởng của cây ngô qua từng giai đoạn, chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây khi cây có 4 - 5 lá (khoảng 20 ngày sau trồng), sau đó 10 ngày tiến hành 1 lần cho tới khi cây đã đạt chiều cao gần tuyệt đối (lúc chuẩn bị trỗ cờ). Thông qua các lần đo chiều cao cây ở 20, 30, 40, 50, 60 ngày sau trồng sẽ xác định được tốc độ tăng trưởng của 2 giống ngơ lai trong thí nghiệm. Kết quả theo dõi thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón trước trỗ 10 ngày đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của một số giống ngô lai, vụ Đông năm 2011

(ĐVT: cm/ngày)

Công thức

Giai đoạn sau gieo.........ngày

Gieo - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 50 - 60 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 LVN99 LVN14 1 (Đ/C) 1,38 1,59 3,09 3,91 5,58 4,40 5,31 5,47 1,99 1,99 2 1,33 1,52 3,41 3,47 5,21 4,73 5,04 5,37 2,19 2,14 3 1,52 1,49 3,13 3,61 5,34 5,14 5,34 5,45 2,39 2,34 4 1,69 1,59 3,93 3,63 4,92 3,87 4,92 4,55 2,48 2,82

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón trước trỗ 10 ngày đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai, vụ Đông năm 2011

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngơ thay đổi theo từng thời kì sinh trưởng. Thời kì đầu thân phát triển rất chậm, khi cây được 3 - 5 lá điểm sinh trưởng thân vẫn còn nằm ở dưới mặt đất. Giai đoạn sau thân phát triển nhanh dần, đặc biệt là thời kì trước trỗ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm có thể tăng 5 - 8 cm. Sau đó thân phát triển chậm dần và dừng hẳn sau khi thụ tinh. Đây chỉ là chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của quần thể, từ đó có thể áp dụng những biện pháp kĩ thuật hợp lý, kịp thời để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 cho thấy 2 giống ngơ lai tham gia thí nghiệm đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng dần và đạt cao nhất là giai

đoạn 40, 50 ngày sau gieo, sau đó giảm dần. Ở giống LVN99 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở 40 ngày sau trồng 5,58cm/ngày ở công thức 1 và giống LVN14 tốc độ tăng trưởng cao nhất ở giai đoạn sau trồng 50 ngày với 5,47cm/ngày ở công thức 1. Từ 20 đến 50 ngày sau gieo, các công thức chiều cao cây biến động không theo quy luật rõ ràng là vì chưa có sự tác động của nhân tố thí nghiệm. Giai đoạn 50 - 60 ngày sau gieo tốc độ tăng trưởng chiều cao rất chậm nhưng có xu hướng tăng theo lượng đạm bón. Các cơng thức đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn hơn đối chứng ở cả 2 giống. Công thức 4 có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất là 2,48cm/ngày, lớn hơn đối chứng là 0,49cm/ngày (giống LVN99); 2,82cm/ngày, lớn hơn đối chứng 0,83cm/ngày (giống LVN14).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lượng đạm bón ở thời kỳ trước trỗ 10 ngày đến sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ đông năm 2011 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w