Kinh nghiệm thực hiện thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh sử dụng hải quan điện tử trong hoạt động xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 35)

khẩu của một số tỉnh tại Việt Nam

1.5.1 Hải Phòng

Hải Phòng là địa bàn có hoạt động xuất nhập khẩu sôi động ở phía Bắc, số lượng doanh nghiệp, tờ khai lớn. Đồng thời cũng là một trong những đơn vị đầu tiên của trong Ngành thực hiện thí điểm hệ thống Hải quan số và mơ hình Hải quan thơng minh. Những năm qua Cục Hải quan Hải Phịng chú trọng cơng tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương, giảm thời gian thơng quan hàng hóa.

Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ chung của ngành Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng xây dựng và triển khai thực hiện nhiều phần mềm như: Quản lý sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin; quản lý container soi chiếu; quản lý nghiệp vụ tại Chi cục… nhằm đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, giảm thao tác, giảm thủ tục, giảm các giấy tờ, sổ sách theo dõi thủ công, để thời gian giải quyết công việc nhanh nhất và hiệu quả công việc cao nhất.

Đồng thời thành lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu các nội dung liên quan từ tài liệu của Tổng cục Hải quan để tham gia đóng góp nhiều ý kiến từ quy trình thủ tục, giải pháp cơng nghệ, mơ hình thực hiện, cách thức tổ chức triển khai… Đây là nền tảng quan trọng để Hải quan Hải Phòng tiếp tục thực hiện các nội dung cơng việc liên quan, thực hiện thí điểm thành cơng hệ thống Hải quan số và mơ hình Hải quan thơng minh. Cục Hải quan Hải Phịng đã chủ động nghiên cứu tồn bộ 115 bài toán nghiệp vụ thuộc 9 lĩnh vực trong tài liệu của Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở nghiên cứu, Cục đã tham gia ý kiến đóng góp với hơn 100 trang tài liệu.

Đến năm 2021, Cục Hải quan Hải Phòng đã làm thủ tục cho 25.653 doanh nghiệp; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa làm thủ tục tại Cục đạt hơn 105 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2020. Trong đó, kim ngạch các mặt hàng có thuế tăng trên 20%, một số mặt hàng có thuế suất cao, trị giá lớn tăng so với cùng kỳ năm 2020; một số mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu lớn, thuế suất lớn như: ô tô, sắt thép, xăng dầu, máy móc thiết bị... tăng 20%.

Để duy trì và lan tỏa các thành quả vừa qua, Cục Hải quan Hải Phòng đặt mục tiêu tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ và tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin để cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng tồn diện cơng nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi cấp Cục và phối hợp với các đơn vị khối cơ quan Tổng cục Hải quan.

1.5.2 Vũng Tàu

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, dịch vụ vận tải trung chuyển hàng hóa,… Bà Rịa – Vũng Tàu được biết đến như một vùng đất năng động, giàu tiềm năng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Vậy nên Vũng Tàu là tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế cửa khẩu nhất nhì trong khu vực. Hải quan tỉnh cũng đặc biệt chú trọng đến những giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử, cụ thể:

Một là, đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức trong điều kiện tinh giản biên chế theo yêu cầu của Chính phủ. Triển khai thực hiện phương thức quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm với tất cả các đơn vị trong toàn Cục. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, sắp xếp, bố trí những cán bộ, cơng chức có phẩm chất tốt, giỏi về chuyên môn, sắc sảo trong nghiệp vụ vào các khâu công tác quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Hải quan; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cán bộ cơng chức cố tình gây chậm trễ khi giải quyết thủ tục hải quan, gây phiền hà sách nhiễu cho doanh

nghiệp, kiên quyết khơng để tình trạng CBCC gây cản trở hoạt động XNK, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, tăng cường công tác phát triển đối tác giữa Hải quan – Doanh nghiệp, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp qua nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh việc công khai thủ tục hải quan qua website, hàng năm Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều tổ chức nhiều hội nghị nhằm nắm bắt và tháo gỡ vướng mắc cho DN theo từng chuyên đề cụ thể. Điển hình như trong năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song tranh thủ những thời điểm tình hình ổn định, Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã tổ chức hội nghị tham vấn. Việc tổ chức các hội nghị tham vấn là một trong những hoạt động được DN đánh giá rất cao của Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu do tính hiệu quả trong việc giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong q trình làm thủ tục của DN, đồng thời giúp cơ quan Hải quan nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó hỗ trợ cho cơng tác tham mưu chính sách của đơn vị.

Ba là, tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tiếp tục đề xuất Ngành Hải quan, Ủy ban nhân dân Tỉnh hỗ trợ các phương tiện thiết bị hiện đại để triển khai áp dụng tại đơn vị.

1.5.3 Bài học rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Qua việc triển khai và cho thi hành Hải quan điện tử tại tỉnh Hải Phòng và Vũng Tàu. Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cũng rút ra được một số bài học như sau:

- Đảng bộ Cục Hải quan Hà Tĩnh nên xây dựng lộ trình riêng, cụ thể, bám sát đường lối chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơng tác cải cách hiện đại hóa muốn đạt được hiệu quả trước hết phải tạo được sự thống nhất về mặt nhận thức từ lãnh đạo Cục đến từng cán bộ, công chức thừa hành.

- Tăng cường tổ chức công tác đối thoại, diễn đàn trao đổi thông tin giữa CBCC Hải quan và doanh nghiệp nhằm giải đáp những thắc mắc, khó khăn. Đồng thời tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Mọi thành quả của cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan đều hướng tới người dân và doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực thực hiện phải được bố trí phù hợp và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu từng vị trí cơng việc. Riêng đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan cần chú trọng xây dựng lực lượng chuyên gia giỏi, cử đi đào tạo trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh khác.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá trình độ chun mơn CBCC Hải quan thường xuyên nhằm đảm bảo tiến độ công việc luôn được đáp ứng kịp thời. Cán bộ cơng

chức phải có chun mơn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và thành thạo về công nghệ thông tin; cải cách phải gắn với kỷ cương, kỷ luật.

- Tăng cường triển khai thực hiện quản lý tuân thủ, áp dụng các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng. Nhằm cải thiện môi trường doanh nghiệp, nâng cao năng lực canh tranh của tỉnh, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu phát triển.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1 Khái quát chung

Tên gọi: Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

Địa chỉ: Số 154 Trần Phú, Phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: (023) 93 693 734

FAX: (023) 93 855 467

Website: https://hatinh.customs.gov.vn/

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Cục Hải quan Hà Tĩnh là cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, là đơn vị hành chính hoạt động theo nguyên tắc “Tập trung thống nhất”. Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có quyết định số 107/TCHQ-TCCB Ngày 06/6/1992, tách Hải quan nghệ Tĩnh thành lập Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh (Nay là Cục Hải quan Hà Tĩnh).

Ngày 10/05/1977, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại thương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh đã ban hành quyết định số: 960/QĐ-TCCB thành lập Hải quan cửa khẩu Cầu Treo và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/11/1977. Đến tháng 8/1997, cửa khẩu Cầu Treo được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và nay Hải quan Cầu Treo được đổi tên thành Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trực thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Sau hơn 30 năm thành lập, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cầu Treo ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch được giao, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả. Chi cục Hải quan CKQT Cầu Treo cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính đúng phương châm “Thuận lợi, Tận Tuỵ, Chính xác”, phù hợp với tốc độ phát triển chung của Hải quan khu vực và thế giới.

Năm 1992 về trước, Hải quan cảng Xuân Hải là một bộ phận của Hải quan cảng Nghệ Tĩnh. Đến tháng 06/1992, Tổng cục Hải quan ra quyết định tách Hải quan Nghệ Tĩnh để thành lập Cục Hải quan Hà Tĩnh và thành lập Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Xuân Hải trực thuộc Cục, có trụ sở đóng trên địa bàn xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Với đặc thù là một cảng sơng nhỏ có mực nước hạn chế nên cảng Xuân Hải chỉ đủ điều kiện an tồn đón những tàu có trọng tải dưới

2000 tấn chạy các tuyến gần đi các nước vùng ven biển đông và chủ yếu vận chuyển mặt hàng quặng khai thác trên địa bàn Hà Tĩnh xuất khẩu đi Trung Quốc với quy mơ vừa phải. Ngồi ra từ những năm 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, Cảng Xuân Hải đã làm tốt vai trò một cảng trung chuyển gỗ nhập khẩu từ Lào về tái xuất khẩu đi Trung Quốc.

Đến nay do sự thay đổi của tình hình kinh tế thế giới cũng như chính sách xuất khẩu trong nước, các mặt hàng này làm thủ tục xuất qua Cảng Xuân Hải giảm mạnh và chuyển sang xuất khẩu mặt hàng gỗ dăm của doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh xuất đi các nước trong khu vực là chính.

Đến ngày 04/4/2001, theo Quyết định 248/QĐ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Vũng Áng là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh được thành lập. Với chức nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn cảng biển và Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Chi cục Hải quan cảng Vũng Áng đã phục vụ tốt yêu cầu phát triển Khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh, nơi đang thu hút nhiều nhà đầu tư với nhiều dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, công suất 4.800MW; Dự án xây dựng khu liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) với số vốn đầu tư 7,8 tỷ USD; Dự án thép 500.000 tấn/năm của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh; Dự án Tổng kho xăng dầu và khí hố lỏng của Tập đồn dầu khí Việt Nam.

Mặc dù trong quá trình phát triển, Cục Hải quan Hà Tĩnh ln gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương và trực tiếp của Tổng Cục Hải quan, nhờ đó mà Cục Hải quan Hà Tĩnh đã vượt qua mọi khó khăn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Hiện nay, Cục Hải quan Hà Tĩnh có đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực và được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đủ điều kiện phục vụ tốt nhiệm vụ của ngành Hải quan Việt Nam. Trong sự nghiệp phát triển của mình, nhiều năm liền, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tặng nhiều phần thưởng cao quý.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

a) Vị trí và chức năng:

Cục Hải quan Hà Tĩnh là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Hải quan có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 1027/QĐ/BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan, thực thi Luật hải quan và các pháp luật khác liên quan.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn:

(1) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật;

- Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan;

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phịng chống ma t trong phạm vi địa bàn hoạt động;

- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bn lậu, phịng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phịng, chống ma t ngồi phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện Pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

-Thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

(2) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ đươc giao.

(3) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

(4) Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(5) Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục

trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

(6) Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh sử dụng hải quan điện tử trong hoạt động xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)