2.5 Đánh giá chung về tình hình khai báo Hải quan điện tử đối với hàng hóa
2.5.4 Những hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cũng như mang lại nhiều lợi ích khơng nhỏ cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Việc áp dụng hải quan điện tử vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
- Tính nhất quán, phối hợp, đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước và giữa các Chi cục chưa chặt chẽ. Việc đối chiếu, kết nối thông tin giữa Kho bạc Nhà nước với
cơ quan HQ cịn chậm, gây khó khăn nhiều cho DN. Cụ thể là, thời gian từ khi DN nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước đến khi cập nhật lên Website của HQ có thể phải mất 03 - 04 ngày khiến cho trong thời gian này xem như DN vẫn cịn bị nợ thuế và khó khăn khi làm thủ tục cho lô hàng tiếp theo.
- Hệ thống mạng, đường truyền chưa ổn định. Các doanh nghiệp cũng chỉ rõ
rằng trở ngại lớn nhất mà DN vướng phải khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử chính là hệ thống đường truyền. Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng đường truyền của cơ quan Hải quan đặc biệt là vào ngày cuối tuần hay bị lỗi, nghẽn mạng, gây khó khăn với những lơ hàng cần thông quan gấp. Những lúc trục trặc đường truyền, hệ thống báo lỗi mà không rõ nguyên nhân trong khi phần mềm khơng có chế độ lưu tự động nên mỗi lần như thế lại phải làm lại từ đầu, gây lãng phí thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Và nếu rơi vào hoàn cảnh này Doanh nghiệp chỉ cịn cách chờ đợi và khơng thể làm gì khác để lấy hàng về cũng như gửi hàng đi. Có những bộ tờ khai doanh nghiệp chỉ mất khoảng 5 phút là có ngay kết quả thơng quan để lấy hàng nhưng nếu hệ thống đường truyền bị lỗi thì các lơ hàng khơng thể hồn thành thủ tục mở tờ khai trong ngày. Lỗi đường truyền còn khiến một bản khai hải quan nhưng lại có nhiều số tiếp nhận khiến doanh nghiệp phải làm công văn xin hủy tờ khai theo quy định, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Có trường hợp DN đã chấp
hành nghĩa vụ nộp thuế đúng và đầy đủ, nhưng do hệ thống mạng của cơ quan Hải quan bị nghẽn nên việc xác nhận tiền nộp thuế của doanh nghiệp còn chậm trễ dẫn đến việc bị cưỡng chế thuế. Điều này đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín và quyền lợi của DN. Bởi DN không chỉ thiệt hại trong việc chậm thời gian thơng quan hàng hóa mà khi DN bị đưa vào danh sách vi phạm pháp luật thì sẽ khó được đưa vào diện xem xét là DN ưu tiên. Các doanh nghiệp còn cho biết nếu khi phát hiện những sai sót trong nhập liệu và đến cuối tháng phát hiện những chênh lệch thì phải làm cơng văn xin điều chỉnh lên Cục hải quan thay vì ở cấp Chi cục nên mất nhiều thời gian hơn.
- Mức độ điện tử hóa và mức độ tự động của hệ thống chưa cao. Thực tế thì
ngồi tờ khai hải quan được điện tử hóa và các chứng từ khác được chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, còn lại một số chứng từ khác như: Giấy phép của các Bộ, ngành; Chứng từ nộp thuế; Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng…vẫn chưa được điện tử hóa hồn tồn. Điều này khiến các DN cảm thấy còn phải mất thời gian kiểm tra, đối chiếu hồ sơ như cách làm thủ tục hải quan thơng thường. Ngồi ra, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mới kiểm tra được sự hợp lệ, hợp chuẩn thông tin khai báo, đối chiếu các thông tin giữa tờ khai điện tử và hồ sơ hải quan được scan lên mạng rồi gửi đến, đối chiếu với chế độ quản lý hải quan, tự động kiểm tra cảnh báo được 1 số danh mục hàng hóa nhất định theo chính sách mặt hàng…cịn lại vẫn chưa tự động tính thuế, hồn thuế được cho doanh nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa phát triển. khi nói đến HQĐT
là phải nói đến cơ sở vật chất (máy tính, mạng, đường truyền...) nhưng việc đầu tư của Nhà nước cho công tác này cũng chưa đồng bộ. Hạ tầng công nghệ thông tin viễn thơng của nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng vẫn chưa tốt; phần cứng được trang bị rất nhiều đợt, nhiều chủng loại khác nhau; phần mềm chưa hồn thiện; hệ thống dự phịng cho HQĐT cũng còn hạn chế... DN chưa thực sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên làm thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục HQĐT đạt hiệu quả.
- Nguồn nhân lực về công nghệ thơng tin cịn hạn chế. Cán bộ công chức Hải
quan tỉnh Hà Tĩnh đa phần là cơng chức có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên và trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chỉ chiếm tỷ lệ ít nên khi áp dụng thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào ngành Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đa số vẫn khó thích ứng được với sự thay đổi mới và chưa được đào tạo và thực hành nhiều trước khi áp dụng sử dụng toàn hệ thống nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc thực hiện đảm bảo chính xác, dễ bị nhầm lẫn, sai hoặc thiếu thông tin.
Qua thực tế cho thấy một số cán bộ công chức hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa nắm rõ thuần thục tất cả các quy trình nghiệp vụ thực hiện. Trong
quá trình thực hiện có thể gây sai sót, nhầm lẫn cho doanh nghiệp. Nguồn lực để triển khai của đơn vị Hải quan Hà Tĩnh còn hạn chế và chưa có đầy đủ kinh nghiệm để bao quát hết tất cả các nội dung nghiệp vụ trong thủ tục hải quan điện tử. Số lượng cơng chức đủ trình độ triển khai cịn hạn chế trong khi số lượng cơng việc ngày càng tăng nên đơi khi cịn vướng mắc, chậm chạp chưa kịp thời xử lý công việc được giao. Công tác triển khai, thu thập thơng tin, phân tích và xử lý dữ liệu vẫn cịn gặp nhiều cản trở khó khăn, cán bộ cơng chức hải quan vẫn gặp rất nhiều lúng túng trong công tác thực hiện.
- Công tác kiểm tra thanh tra chưa được chú trọng. Việc triển khai công tác
thanh tra kiểm tra tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh chưa được tận dụng triệt để, kịp thời. Chưa tổ chức kiểm tra thanh tra giám sát công tác thực hiện thủ tục hải quan thường xuyên, minh bạch. Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại qua các cửa khẩu tại Hà Tĩnh lợi dụng việc tạo điều kiện thuận lợi thơng quan kiểm tra nhanh chóng trong bối cảnh dịch Covid 19 kéo dài của Cục Hải quan mà khai sai lệch số lượng thật của hàng hóa nhằm trốn thuế, bn lậu hàng hóa trái phép, số lượng vượt quá quy định trong tờ khai.
b) Nguyên nhân
Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Hà Tĩnh đều ủng hộ việc thực hiện thủ tục Hải quan điện tử. Tuy nhiên, mức độ tham gia của doanh nghiệp thực hiện hải quan điện tử hiện nay vẫn còn khiêm tốn bởi một số nguyên nhân cũng như nhận thức của doanh nghiệp, dư luận xã hội, điều kiện của doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật,... Cụ thể là:
- Hệ thống pháp luật hải quan quy định về thủ tục hải quan điện tử còn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ hoặc cịn chồng chéo. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các địa phương với hải quan, giữa ngành Hải quan với các đơn vị khác trong và ngồi ngành Tài chính chưa thật tốt. Tại Cục Hải quan Hà Tĩnh các văn bản hướng dẫn về quy trình vận hành hệ thống, sử dụng chương trình được Phịng Nghiệp vụ - Bộ phận tin học cập nhật và phổ biến đến các Chi cục, tuy nhiên hiện nay việc hệ thống hóa quy trình vận hành hệ thống CNTT thống nhất, đồng bộ từ Cục đến các Chi cục vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả tối đa. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử trong thời gian qua.
- Các đơn vị đang triển khai hải quan điện tử thuộc Cục Hải Quan Hà Tĩnh chủ yếu ở các địa bàn có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng viễn thơng cịn một số khó khăn nhất định, thiết bị dễ hư hỏng chưa có dự phịng do đó khi xảy ra sự cố hệ thống hải quan điện tử phải ngừng hoạt động. Hơn thế nữa, đường truyền, máy chủ còn thiếu và yếu cũng là một trong những vấn đề lớn tại các Chi cục thuộc Cục Hải
quan Hà Tĩnh gây nhiều khó khăn khi đường truyền của nhà cung cấp gặp sự cố vì khơng có đường truyền dự phịng. Điển hình là tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng đã hai lần bị đứt cáp quang, làm tê liệt đường truyền, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Chi cục và các doanh nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc chưa được trang bị đầy đủ và phù hợp với yêu cầu cải cách hiện đại hóa. Hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý công việc theo phương pháp hiện đại. Hệ thống mạng, tốc độ đường truyền, phần mềm hệ thống triển khai thủ tục hải quan điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến việc triển khai mở rộng đối với các loại hình và đối tượng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử địi hỏi khối lượng cơng việc triển khai rất lớn trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống mạng, đội ngũ cán bộ trong thực tế còn hạn chế về cả chất và lượng. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng phần mềm hệ thống đối với thủ tục hải quan điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng đến việc triển khai mở rộng đối với các loại hình xuất nhập khẩu cũng như đối với các đối tượng doanh nghiệp. Phần mềm khai báo HQĐT dù được nâng cấp rất nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Gây cản trở lớn trong xử lý file nguồn, phải tham chiếu, hiệu chỉnh bằng tay mới đóng gói được dữ liệu.
- Thực tế cho thấy, thay đổi một tư duy, một cách làm, nhất là khi chúng đã trở thành lối mịn, thì vơ cùng khó khăn. Tham gia và thực hiện thủ tục hải quan điện tử không chỉ đơn thuần là thay đổi phương thức thực hiện thủ tục hải quan mà còn là sự thay đổi cả về tư duy và nhận thức của doanh nghiệp. Vì vậy, trong giai đoạn đầu triển khai thủ tục hải quan điện tử, khơng ít doanh nghiệp cịn nhiều bất cập. Một mặt là do doanh nghiệp chưa ý thức được nhiều lợi ích khi tham gia thủ tục hải quan điện tử. Mặt khác, một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa mặn mà tham gia vì ngại tốn kém bởi khi tham gia thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp phải đảm bảo một số yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo lại cán bộ am hiểu về thủ tục hải quan. Đối với doanh nghiệp có quy mơ và kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thì vấn đề này có thể đầu tư được. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây cũng khơng phải là vấn đề đơn giản. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cịn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kim ngạch xuất nhập khẩu không lớn nên tính tn thủ, sự nhiệt tình tích cực tham gia thủ tục Hải quan điện tử cịn yếu và nhiều hạn chế. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại một số doanh nghiệp hoạt động XNK không thường xuyên, dẫn đến kỹ năng khai báo của doanh nghiệp cịn hạn chế.
- Bên cạnh đó một số doanh nghiệp vẫn chưa hình dung đầy đủ hình thức, hoạt động, vận hành... của HQĐT như thế nào, chưa có sự tin tưởng tuyệt đối vào loại hình thủ tục hải quan này nên đã hình thành tâm lý sợ rủi ro. Vì từ trước đến nay, các thủ tục XNK được giải quyết theo phương thức quản lý hải quan truyền thống, tất cả hồ sơ là giấy tờ, nhìn bằng mắt thường. Ngay cả việc khai báo hải quan từ xa, các DN cũng phải đến hải quan để nộp các hồ sơ, chứng từ bằng giấy. Nhưng khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tất cả hồ sơ toàn là những dữ liệu điện tử, nằm hoàn toàn trên mạng... Một đặc điểm của khai báo điện tử mà đối với một số DN có thể coi là hạn chế đó là việc khai báo điện tử yêu cầu doanh nghiệp phải nhập tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến lơ hàng vào máy tính và truyền các dữ liệu đó qua mạng đến cơ quan hải quan. Đây là điều mà doanh nghiệp e ngại nhất bởi vì họ khơng muốn việc làm ăn của mình bị lộ bí mật cho nhiều người biết.
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một nội dung mới và khó cho cả ngành Hải quan và doanh nghiệp. Trong khi đó, đại đa số bộ phận cán bộ hải quan hiện nay đang quen với phương pháp quản lý thủ công, ngại thay đổi. CBCC ở các bộ phận nghiệp vụ nhiều đồng chí chưa thơng thạo về việc vận hành các chương trình ứng dụng của ngành. Các công chức sử dụng hệ thống tại các khâu nghiệp vụ thường xuyên thay đổi, luân chuyển cũng gây khó khăn trong việc xử lý các khâu nghiệp vụ trên máy. Bên cạnh đó, theo ý kiến của một số nhân viên hải quan nơi đây thì thủ tục Hải quan điện tử thực ra chỉ thêm công việc cho các cán bộ công chức của ngành Hải quan địa phương, trong khi lương và các chế độ đãi ngộ vẫn giữ nguyên. Đối với những nhân viên Hải quan đã quen với thủ tục Hải quan điện tử thì đã thành thạo thuần thục trong các thao tác, nhưng đối với những nhân viên mới tiếp xúc với thủ tục Hải quan điện tử thì sẽ lúng túng và mắc sai sót rất nhiều. Với chế độ tiền cơng, và tiền lương như hiện tại ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng khơng thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao và một bộ phận nhỏ cán bộ công chức hải quan đã có những biểu hiện tiêu cực, vụ lợi và chưa có quyết tâm trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Tình hình bến bãi quá tải, địa điểm cách xa, khối lượng DN và hàng hóa quá nhiều, trong khi lực lượng cán bộ kiểm hàng hóa của Hải quan còn mỏng, bố trí chưa kịp thời đã khiến việc kiểm tra mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra thực tế hàng hóa ở Cục Hải quan Hà Tĩnh và các đơn vị trực thuộc hiện vẫn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ cơng, chưa có nhiều sự hỗ trợ của máy móc hiện đại… nên đối với những lô hàng nhạy cảm CBCC của Cục Hải quan Hà Tĩnh phải mất nhiều thời gian để hồn thành cơng tác kiểm tra thực tế, khiến thời gian thông quan chậm làm gián đoạn quá trình sản xuất của DN.
- Việc tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa còn thấp, một bộ phận các doanh nghiệp chưa nghiên cứu sâu, đầy đủ về hệ thống các quy định mới của pháp luật hải quan, một số doanh nghiệp lợi dụng sự thơng thống và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại, gây nhiều khó khăn cho cơng tác cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử là điều không thể tránh khỏi. Nhưng thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một xu thế tất yếu và