Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27 - 28)

Beirao và Cabral (2007)11 cho rằng sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân thể hiện trên các phương diện: (1) tự do/không phụ thuộc; (2) có thể đi đến bất kỳ nơi nào; (3) thuận tiện; (4) nhanh chóng; (5) linh hoạt và (6) tự chủ.

Chen, C.F., & Chao, W.H. (2010) còn bổ sung thêm vào mơ hình của Beirao và Cabral (2007) yếu tố thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân ở thành phố (Kaohsiung, Đài Loan) có tỷ lệ sử dụng xe máy chiếm 65% và xe hơi chiếm 19%. Vì, ảnh hưởng của hành động thường xuyên trong quá khứ (thói quen) đối với ý định về hành vi trong tương lai đã được chứng minh và kiểm nghiệm trong nhiều nghiên cứu (Azjen, 1991; Bagozzi, 1981; Bentler & Speckart, 1979; Fredricks & Dossett, 1983)12.

Ngồi ra, giá vé (chi phí) và sự thay đổi giá vé là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện đi lại của người dân (Balcombe, R. et al., 2004).

Tại TP. HCM, với những ưu điểm của phương tiện cá nhân trong điều kiện VTHKCC bằng xe buýt tại TP. HCM cịn nhiều bất cập như đã phân tích ở phần đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt và đối tượng hành khách là sinh viên tại TP. HCM (mục 2.1.3), thì phương tiện 11 Theo Mehbub Anwar, A.H.M. (2009).

cá nhân là sản phẩm thay thế khơng thể thiếu được. Hơn nữa, như đã trình bày trong chương 1 (mục 1.1), hiện tại các phương tiện cá nhân chiếm tỉ trọng 93%, trong đó tỉ lệ sử dụng xe gắn máy là 78% và liên tục gia tăng qua các năm (Hình 1.2); ơ tơ con chiếm tỉ trọng 1,2%, phần còn lại chủ yếu là xe đạp (MVA Asia Limited, 2009); trong khi đó, tỷ lệ sử dụng xe buýt của người dân TP. HCM cịn rất thấp (10,613). Vì thế, tính hấp dẫn của phương tiện cá nhân đối với sinh viên (chủ yếu là xe gắn máy) cần được đo lường theo các khía cạnh: (1) thuận tiện; (2) chủ động, linh hoạt; (3) tiết kiệm thời gian; (4) thói quen sử dụng.

Về tính chất ảnh hưởng, phương tiện cá nhân là sản phẩm thay thế của xe buýt; là rào cản ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương tiện VTHKCC. Điều này cũng được kiểm định trong nghiên cứu của Beirao và Cabral (2007); Chen, C.F. & Chao, W.H. (2010); Balcombe, R. et al. (2004). Vì thế, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết H2.

H2: Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w