Thang đo yếu tố nhận thức kiểm soát hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 38)

Được phát triển từ các thuộc tính đo lường nhận thức kiểm soát hành vi đã được xác định trong chương 2 (mục 2.3.4): (1) hành vi sử dụng phương tiện giao thông để thay thế các phương tiện khác là dễ dàng; (2) hành vi sử dụng phương tiện giao thông để thay thế các phương tiện khác là do người sử dụng tự quyết định; kết hợp tham khảo thang đo thành phần này của Borith et al (2010); của Chen, C.F. & Chao, W.H. (2010).

Thang đo yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi ký hiệu Kshv, gồm 02 biến quan sát Kshv1 và Kshv2:

Kshv1 Việc sử dụng xe buýt đối với bạn là hoàn toàn dễ dàng Kshv2 Việc lựa chọn xe buýt là hoàn toàn do bạn tự quyết định

e. Thang đo ý định lựa chọn xe búyt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM

Được phát triển từ khái niệm về ý định thực hiện hành vi của Ajzen & Fishbein (1975) trong thuyết hành động hợp lý và của Ajzen (1991) trong thuyết hành vi dự định, theo đó ý định (Behavior Intention) thực hiện hành vi là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi; là một yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi; là thể hiện sự nỗ lực cá nhân hướng đến thực hiện hành vi. Nghĩa là, ý định là tiền đề gần nhất trước khi và cho việc thực hiện hành vi, thể hiện sự chuẩn bị, sự cam kết và nỗ lực thực hiện hành vi khi có đủ điều kiện. Việc xây dựng thang đo này cịn được nhóm tác giả tham khảo thang đo ý định của Aoife, A. (2001); Chen, C.F. & Chao, W.H. (2010). Borith et al (2010).

Thang đo ý định lựa chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM ký hiệu Ydlc, gồm 3 biến quan sát từ Ydlc1 ÷ Ydlc3:

Ydlc1 Bạn đã lên kế hoạch sử dụng phương tiện xe buýt trong thời gian tới

Ydlc2 Bạn có ý định sử dụng phương tiện xe buýt thay thế phương tiện cá nhân trong thời gian tới

Ydlc3 Bạn cam kết với gia đình và bạn bè sẽ sử dụng phương tiện xe buýt trong thời gian tới

Thang đo nháp 2

Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm tập trung đã trình bày trên đây, thang đo nháp 2 được phát triển từ thang đo nháp 1 sau khi bổ sung các biến quan sát sau đây vào thang đo các yếu tố: Nhận thức tính hữu dụng của phương tiện xe buýt (Nthd); Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân (Ptcn); Chuẩn chủ quan (Ccqa); Nhận thức kiểm soát hành vi (Kshv).

Nthd7: Sử dụng xe buýt là góp phần xây dựng cảnh quan, văn minh đơ thị Ptcn5: Sử dụng phương tiện cá nhân là đáp ứng nhu cầu thể diện

Ccqa4: Sử dụng xe buýt là do hoạt động truyền thông (Public Relation - PR) của công ty VTHKCC bằng xe buýt

Kshv3: Việc sử dụng phương tiện cá nhân đang gặp nhiều rào cản.

3.3 Nghiên cứu chính thức3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện đối với sinh viên đang học tại các trường đại học đại diện cho các trường đại học tại TP. HCM đã xác định ở chương 1 (mục 1.3). Đó là trường đại học Kinh tế TP. HCM; trường đại học Tài chính - Marketing; trường đại học Hoa Sen. Những sinh viên được phỏng vấn được chia làm 2 nhóm: (1) là sinh viên năm thứ nhất; (2) là sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư.

Về kích thước của mẫu nghiên cứu, tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và qui luật phân phối của tập các lựa chọn (trả lời) của người được phỏng vấn. Chẳng hạn:

- Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell, kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mơ hình19; trong khi đó, theo Harris RJ. Aprimer (1985): n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 38)