Kiểm định sự khác biệt về ýđịnh lựa chọn xe buýt của sinh viên theo vị trí các cơ sở đào tạo của các trường đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 56)

21 Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011, tr 39 1 395), phương pháp trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích

4.3.4.4Kiểm định sự khác biệt về ýđịnh lựa chọn xe buýt của sinh viên theo vị trí các cơ sở đào tạo của các trường đại học

cơ sở đào tạo của các trường đại học

Phương thức thực hiện là kiểm định có hay khơng sự khác biệt về ý định lựa chọn xe buýt của ba nhóm sinh viên phân loại theo vị trí cơ sở đào tạo của các trường đại học.

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) trên bảng 4.14 cho thấy, giá trị Sig = 0,035 < 0,05. Chứng tỏ có sự khơng đồng nhất có ý nghĩa thống kê về phương sai của các nhóm biến được xác định theo loại hình trường đại học. Vì thế, thay vì sử dụng ANOVA để kiểm định (do vi phạm giả định), nhóm tác giả sử dụng phép kiểm định KRUSKAL – WALLIS.

Bảng 4.14: Kiểm định sự đồng nhất phương sai của các nhóm biến

Thống kê Levene Bậc tự do của tử số Bậc tự do của mẫu số Mức ý nghĩa

3,359 2 549 0,035

(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)

Kết quả kiểm định KRUSKAL – WALLIS (bảng 4.15) có mức ý nghĩa quan sát (Sig) = 0,000, hạng trung bình (Mean Rank) của nhóm sinh viên đại học Kinh tế TP. HCM (đại diện cho các trường đại học có các cơ sở đào tạo nằm ở khu vực trung tâm TP. HCM) là 169.39; của sinh viên đại học Tài chính - Marketing (đại diện cho các trường đại học có các cơ sở đào tạo nằm ở các quận tiếp giáp khu vực trung tâm TP. HCM) là 277.98; của sinh viên đại học Hoa Sen (đại diện cho các trường đại học có các cơ sở đào tạo nằm ở các quận xa khu vực trung tâm TP. HCM) là: 427.04. Chứng tỏ, sinh viên các trường đại học có các cơ sở đào tạo nằm ở các quận xa khu vực trung tâm TP. HCM có ý định lựa chọn xe buýt cao nhất, thứ đến là sinh viên các trường đại học có các cơ sở đào tạo nằm ở các quận tiếp giáp khu

vực trung tâm TP. HCM và thấp nhất là sinh viên các trường đại học có các cơ sở đào tạo nằm ở khu vực trung tâm TP. HCM.

Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt ý định lựa chọn xe buýt của sinh viên theo vị trí các cơ sở đào tạo của các trường đại học bằng KRUSKAL – WALLIS

Vị trí các cơ sở đào tạo

của các trường đại học Số quan sát Hạng trung bình

Ydlc Khu vực trung tâm TP. HCM 245 169,39

Các quận tiếp giáp khu vực

trung tâm TP. HCM 134 277,98

Các quận xa khu vực trung

tâm TP. HCM 173 427,04

Chi bình phương Bậc tự do Mức ý nghĩa quan sát

Ydlc 267,668 2 0,000

(Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu)

Tóm lại, dựa trên các kết quả kiểm định trên đây cho phép kết luận có sự khác biệt về ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại TP. HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên. Nghĩa là, giả thuyết H5 cũng được chấp nhận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn xe buýt làm phương tiện đi lại của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 56)