ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nạn cướp biển và công tác phòng chống (Trang 31 - 33)

2 .CHUẨN BỊ MỘT KẾ HOẠCH THÔNG TIN LIÊN LẠC KHẨN CẤP

2.3ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Trước khi đưa tàu vào Khu vực có nguy cơ cao , Chủ tàu và Thuyền Trưởng phải tiến hành đánh giá rủi ro khả năng cướp biển xảy ra và hậu quả của việc cướp biển tấn công tàu dựa trên những thông tin mới nhất (địa chỉ liên lạc hữu ích bao gồm MSCHOA, Trung tâm vận tải biển NATO, UKMTO và MARLO).Việc đánh giá rủi ro phải đưa ra được các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm chống lại cướp biển .

Những yếu tố cần tính đến khi đánh giá rủi ro có thể khơng hạn chế bao gờm :

2.3.1 SỰ AN TỒN CỦA THUYỀN VIÊN :

Việc đầu tiên phải tính đến là đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn. Cần phải thận trọng khi thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa người leo lên tầu bất hợp pháp và theo lới ngồi vào cabin, thùn viên khơng nên ngăn chặn ở bên trong mà phải tìm lối thoát trong trường hợp khẩn cấp như bị bắn .

Nên xem xét cẩn thận khi chọn Vị Trí Tập Kết An Toàn hoặc Nơi Trú Ẩn .

Cướp biển có thể sử dụng các loại vũ khí từ hạng nhẹ tới hạng nặng để tấn công tàu.Chúng thường tăng cường tấn công vào Buồng Lái của một con tàu để cớ gắng dùng vũ lực buộc nó phải dừng lại.Thùn viên trên tàu có thể bị thương vong khi tàu bị cướp biển đột kích.Vì vậy cần trang bị thiết bị bảo vệ cho thuyền viên đặc biệt là những người có thể được u cầu ở lại trên B̀ng Lái trong khi có một cuộc tấn công của cướp biển. Một số Công ty trang bị áo và mũ chớng đạn cho thùn viên.

2.3.2 CHIỀU CAO MẠN KHƠ

Cướp biển thường cố gắng leo lên con tàu bị tấn công tại điểm thấp nhất phía trên đường nước, vì điều này làm cho chúng dễ dàng lên tàu hơn . Những vị trí này thường là ở bên mạn phía lái hoặc ở lái tàu .

Kinh nghiệm cho thấy rằng các tàu với một Mạn khô tối thiểu là lớn hơn 8 mét có nhiều cơ hội thành cơng thốt khỏi một vụ cướp biển tấn công hơn so với những tàu có mạn khơ thấp hơn .

Tàu có chiều cao mạn khô lớn nhưng có cấu trúc thuận lợi cho việc cướp biển tìm được chỗ để leo lên trên tàu cũng không phải là an toàn. Vì vậy , cần phải xem xét thêm các biện pháp bảo vệ an toàn .

Chỉ riêng mạn khơ lớn có thể khơng đủ để ngăn chặn một vụ cướp biển tấn cơng .

2.3.3 TỚC ĐỢ

Một trong những cách hiệu quả nhất để chống lại một vụ cướp biển tấn công là sử dụng tốc độ tàu để cố gắng vượt qua những kẻ tấn công và / hoặc gây khó khăn cho việc leo lên tàu của chúng.

Đến nay, đã khơng có báo cáo nào có các cuộc tấn công cướp biển lên một con tàu đang chạy với tốc đợ hơn 18 knots. Tuy nhiên, cướp biển có thể sẽ thay đởi chiến thuật và trang bị kỹ thuật để có thể cho phép chúng lên các tàu đang di chuyển với tốc đợ nhanh hơn .

Các tàu được khuyến cáo nên chạy với tớc đợ chạy biển tới đa, hoặc ít nhất là 18 knots ở những nơi có khả năng tốc độ cao nhất, trong suốt thời gian quá cảnh qua khu vực có nguy cơ cao.

Điều quan trọng là phải tăng tốc độ an toàn tối đa ngay sau khi xác định được bất kỳ tàu thuyền khả nghi nào, và càng nhanh càng tốt cố gắng tăng khoảng cách đến cận điểm (CPA-Closest Point Of Approach) từ bất kỳ kẻ tấn cơng nào có thể và / hoặc làm cho chúng lên tàu khó khăn.

Nếu tàu đang chạy theo đoàn trong Hành lang quá cảnh quốc tế khuyến nghị (IRTC), tốc độ có thể được điều chỉnh theo yêu cầu của tàu chỉ huy.

Cần tham khảo trên các trang web của MSCHOA, Trung tâm vận tải biển NATO và Marlo về những thông tin mới nhất được đăng tải liên quan đến khả năng tốc độ tấn công của cướp biển .

2.3.4 TRẠNG THÁI CỦA BIỂN

Cướp biển thường thực hiện các cuộc tấn công từ những thuyền rất nhỏ (skiffs), chúng được hỗ trợ bởi các tàu lớn hơn hoặc tàu mẹ (Mother ship) . Cướp biển có xu hướng hạn chế hoạt động của mình bởi yếu tớ thời tiết và trạng thái của biển.

Cướp biển sẽ gặp khó khăn hơn để vận hành x̀ng tấn công nhỏ có hiệu quả trong trạng thái biển cấp 3 và cao hơn.

Cướp biển hoạt động nói chung giảm tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam, và gia tăng trong giai đoạn sau gió mùa.

Khởi đầu của gió mùa Đơng Bắc nói chung thường ít ảnh hưởng đến hoạt động của cướp biển hơn gió mùa Tây Nam.

Cần lưu ý rằng khi hoạt động cướp biển giảm trong một khu vực của Vùng có nguy cơ cao, thì lại có khả năng tăng trong một khu vực khác (ví dụ như khu vực ngoài khơi Kenya và Tanzania, Vịnh Aden và Babal-Mandeb có thể nói là thực tế có sự gia tăng của hoạt động cướp biển trong gió mùa Tây Nam). Ngoài ra, hoạt động của Hải quân /Lực lượng quân sự cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cướp biển .

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nạn cướp biển và công tác phòng chống (Trang 31 - 33)