.6CHIẾU SÁNG BOONG THƯỢNG TẦNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nạn cướp biển và công tác phòng chống (Trang 50 - 55)

2 .4LẬP PASSAGE PLAN

2.5.6CHIẾU SÁNG BOONG THƯỢNG TẦNG

Những đèn sau đây cần phải trang bị và kiểm tra:

Đèn chiếu sáng xung quanh cabin và phía sau boong lái phù hợp với Quy tắc 20(b) của Quy tắc Quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển.

Đèn chớp sẵn sàng để sử dụng khi cần.

Tuy nhiên khi chạy tàu vẫn chỉ sử dụng đèn hành trình, cịn những lại đèn như mơ tả ở trên chỉ bật sáng khi phát hiện hoặc khi có cướp biển tấn công để cảnh báo cho chúng là đang bị theo dõi.

Đèn hành trình khơng được tắt vào ban đêm.

2.5.7 CAMERA QUAN SÁT (CLOSED CIRCUIT TELEVISION-CCTV)

Khi có một cuộc tấn cơng đang được tiến hành và bọn cướp biển đang dùng vũ khí bắn lên tàu, rất khó khăn và nguy hiểm để quan sát xem những tên cướp biển đang hành động như thế nào để leo lên tàu.

Việc sử dụng vùng phủ sóng của CCTV cho phép giám sát tiến độ của cuộc tấn cơng từ một vị trí tương đới an toàn.

Cần lưu ý mợt sớ điểm sau :

Cân nhắc việc lắp đặt camera quan sát ở nơi dễ bị tấn cơng , thường là sau lái.

Cân nhắc việc lắp đặt camera quan sát ở phía sau Buồng Lái, nơi cần được tăng cường bảo vệ.

Lắp đặt thêm một camera quan sát ở Nơi Tập Trung/Nơi Trú ẩn An Tồn.

Cuộn băng ghi hình của camera quan sát có thể là bằng chứng của cuộc tấn công.

2.5.8 NGĂN CHẶN SỬ DỤNG THIẾT BỊ CỦA TÀU VÀ BẢO VỆ CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ TRÊN BOONG THƯỢNG BỊ LƯU TRỮ TRÊN BOONG THƯỢNG

-Không cho sử dụng thiết bị của tàu

Bọn cướp biển thường mang rất ít thiết bị ngồi vũ khí cá nhân khi leo lên tàu. Điều quan trọng là cố gắng không cho chúng sử dụng dụng cụ, thiết bị

để leo lên tầng trên của tàu. Những dụng cụ, thiết bị có thể sẽ được cướp biển sử dụng phải được cất giấu ở nơi an tồn.

-Bảo vệ thiết bị tích trữ trên boong thượng.

Cướp biển có thể sử dụng vũ khí hạng nhẹ và các loại vũ khí khác để tấn cơng tàu, thông thường chúng tập trung tấn công vào Buồng Lái, khu vực buồng ở và phía sau lái.

Cần phải tính đến việc sử dụng những vật liệu phịng chống như xếp các bao cát hoặc chăn chống cháy, nổ (Kevlar blankets) để bảo vệ các bình gió đá (oxy- acetylene) hay là các thùng chứa chất dễ cháy tích trữ ở khu vực trên.

Phải bảo đảm rằng những bình gas dư thừa hoặc vật liệu dễ cháy phải mang khỏi tàu trước khi hành trình.

CHÚ Ý : Đối với những trang thiết bị trên tàu chưa sẵn có, thiếu hoặc đã hư hỏng cần yêu cầu chủ tàu cung cấp ngay khi tàu đang ở cảng .Nếu có thể, bố trí một số thùng phi rỗng hoặc lưới đánh cá cũ để có thể sử dụng ngay khi cần thiết.

2.6 BÁO ĐỘNG

Chng báo động / cịi tàu được sử dụng để phát thông báo cho thủy thủ đồn của tàu biết rằng một cuộc tấn cơng cướp biển đã bắt đầu và, chứng tỏ cho bất kỳ kẻ tấn công nào biết rằng con tàu đã phát hiện được cuộc tấn cơng và đối phó với nó. Phải đảm bảo rằng:

Báo động cướp biển phải khác biệt để tránh nhầm lẫn với hệ thống báo động khác, có khả năng dẫn đến việc thủy thủ đồn tập trung ở sai vị trí bên ngồi chỗ ở.

Thuyền viên phải quen thuộc với mỗi loại báo động, bao gồm tín hiệu cảnh báo về một cuộc tấn cơng và tất cả đều phải rõ ràng, để có phản ứng thích hợp.

Cần thực hiện thực tập trước khi đi vào Khu vực nguy cơ cao.

2.7 NƠI TẬP TRUNG AN TOÀN/NƠI TRÚ ẨN

Mọi quyết định đưa tàu vào vùng bị đe dọa an ninh cần phải tính tốn kỹ càng và có kế hoạch chi tiết để bảo đảm tốt nhất an toàn cho tàu và thuyền

viên. Cân nhắc việc thiết lập trong tàu hoặc là nơi tập trung an toàn hay là nơi trú ẩn. Hướng dẫn cho từng nơi cụ thể như sau:

- Nơi tập trung an tồn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một Nơi tập trung An tồn là một khu vực được lựa chọn để cung cấp sự bảo vệ tối đa cho thủy thủ đoàn, tốt nhất là nên chọn tầng dưới bên trong tàu.

Khi tàu bị cướp biển tấn công các thuyền viên không cần phải ở trên Buồng Lái hoặc phòng điều khiển Buồng Máy sẽ tập trung về đây.

Một nơi tập trung an toàn là nơi trú ẩn trong thời gian ngắn. Là nơi có thể tránh được khi bọn cướp biển sử dụng vũ khí hạng nhẹ hoặc súng phóng lựu đạn.

-Nơi trú ẩn:

Nơi trú ẩn là một nơi được lên kế hoạch và tính tốn trước bên trong tàu, là nơi mà tất cả thuyền viên tìm sự bảo vệ trong trường hợp cướp biển tấn công lên tàu. Nơi trú ẩn được thiết kế và xây dựng nhằm chống lại âm mưu xâm nhập của cướp biển trong một thời gian nhất định. Các hướng dẫn và tư vấn chi tiết của việc xây dựng và sử dụng các Nơi trú ẩn được đăng trên trang web của Trung tâm Vận chuyển NATO và MSCHOA .

Khái niệm toàn bộ các phương pháp tiếp cận Nơi Trú ẩn bị mất nếu có thuyền viên cịn lại bên ngồi trước khi nó được đóng lại .

Các nhà khai thác tàu và Thuyền Trưởng nên kiểm tra trang web MSCHOA, để xem các chi tiết liên quan đến lời khuyên và hướng dẫn về việc xây dựng và sử dụng của các Nơi trú ẩn, bao gồm các tiêu chí mà các lực lượng Hải quân / Quân sự sẽ áp dụng trước khi xem xét việc xâm nhập lên tàu để giải phóng thuyền viên ra khỏi Nơi Trú ẩn.

Cần lưu ý rằng các lực lượng Hải quân / Quân sự sẽ áp dụng các tiêu chí sau đây trước khi lên tàu để giải phóng những thuyền viên đang ở trong một Nơi Trú ẩn:

100% thuyền viên đang trú ẩn trong Nơi trú ẩn

Thủy thủ đồn của con tàu phải tự tập trung, độc lập, đáng tin cậy và có thơng tin liên lạc 2 chiều với bên ngồi (duy nhất phụ thuộc vào thơng tin liên lạc VHF là khơng đủ).

Các tên cướp biển phải bị ngăn cản vào khu vực động lực của tàu.

-Nên sử dụng một Nơi Trú ẩn, kể cả khi các tiêu chí trên được áp dụng mà khơng thể đảm bảo có một phản ứng Hải quân / Quân sự.

-Cần cho sẵn vào phòng trú ẩn một số thực phẩm và nước uống (mỳ ăn liền, bánh quy, nước đóng chai…)

2.8 NHÀ THẦU TƯ NHÂN AN NINH HÀNG HẢI CHỐNG CƯỚP BIỂN 2.8.1 NHÀ THẦU TƯ NHÂN AN NINH HÀNG HẢI KHÔNG TRANG BỊ VŨ 2.8.1 NHÀ THẦU TƯ NHÂN AN NINH HÀNG HẢI KHÔNG TRANG BỊ VŨ

KHÍ

Việc sử dụng các nhà thầu tư nhân an ninh hàng hải khơng có vũ khí là một vấn đề cho các nhà khai thác tàu cá nhân đặt ra, sau khi đánh giá nguy cơ chuyến đi của tàu. Khi triển khai người lên tàu còn phụ thuộc pháp luật của quốc gia mà tàu treo cờ. Việc sử dụng kinh nghiệm và năng lực nhà thầu tư nhân an ninh Hàng hải khơng có vũ khí có thể là một biện pháp bổ sung có giá trị cho BMP.

2.8.2 NHÀ THẦU TƯ NHÂN AN NINH HÀNG HẢI CÓ TRANG BỊ VŨ KHÍ

Việc sử dụng hay không, các nhà thầu tư nhân an ninh hàng hải vũ trang trên tàu buôn là một vấn đề cho các nhà khai thác tàu cá nhân quyết định , sau khi đánh giá nguy cơ chuyến đi, với sự chấp thuận của Quốc gia tàu mang cờ tương ứng. Lời khuyên này không phải là một đề nghị hoặc sự chứng thực của việc sử dụng các nhà thầu tư nhân an ninh hàng hải vũ trang nói chung . Sau khi phân tích rủi ro, lập kế hoạch cẩn thận và thỏa thuận việc cung cấp , các Đội bảo vệ tàu (VPDs) sẽ được triển khai để bảo vệ tàu vận chuyển dễ bị cướp biển tấn công .

Nếu Nhà thầu tư nhân an ninh hàng hải vũ trang được sử dụng thì biện pháp này phải như một biện pháp bảo vệ bổ sung chứ không phải là một giải pháp thay thế cho BMP.

Nếu đội an ninh hàng hải vũ trang có mặt trên một tàu bn, thì thông tin về việc này nên được bao gồm trong các báo cáo cho UKMTO và MSCHOA.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đưa ra hướng dẫn trong các thông tư của IMO cho các nhà khai thác tàu và Thuyền Trưởng và cho các Quốc gia mà các tàu mang cờ, về việc sử dụng các Nhà thầu tư nhân an ninh hàng hải trên tàu trong Khu vực có nguy cơ cao.

IMO hiện đã có Hướng dẫn về việc sử dụng các Nhà thầu tư nhân an ninh Hàng hải vũ trang trên trang web của MSCHOA.(www.mschoa.org)

2.9 TIẾN HÀNH CÁC CÔNG TÁC DIỄN TẬP CHỐNG CƯỚP BIỂN TRƯỚC KHI ĐI VÀO VÙNG CÓ NGUY CƠ CAO KHI ĐI VÀO VÙNG CÓ NGUY CƠ CAO

-Tóm lược cho thủy thủ đoàn và tiến hành diễn tập :

Trước khi đi vào Khu vực Nguy cơ cao khuyến cáo rằng thủy thủ đồn nên được thơng báo đầy đủ về công tác chuẩn bị và tiến hành diễn tập. Kế hoạch này cần được xem xét và tất cả mọi người trên tàu phải hiểu biết về nhiệm vụ của mình, bao gồm cả việc quen thuộc với báo động khi có một cuộc tấn cơng cướp biển, tất cả phải rõ ràng và phản ứng phù hợp với từng vụ việc. Việc diễn tập cũng nên xem xét những điều sau đây:

Thử nghiệm tất cả các biện pháp bảo vệ của tàu biển, bao gồm kiểm tra an ninh của tất cả các lối tiếp cận .

Kế hoạch an ninh tàu biển nên được xem xét một cách toàn diện .

-Thực hành điều động tàu trước khi đi vào Khu vực nguy cơ cao sẽ đảm bảo

cho Thuyền Trưởng và Sỹ quan boong nắm vững đặc tính điều động của con tàu, để có thể điều động tốt nhất khi có cướp biển tấn công (Chờ cho đến khi con tàu đi vào Khu vực có nguy cơ cao mới thực hành, điều này là quá muộn!).

Phải tiến hành điều động tàu sao cho cản trở được sự tiếp cận của tàu cướp biển mà không ảnh hưởng tới tốc độ của tàu.Đã có những khuyến nghị điều động tàu theo kiểu zic zăc để tạo ra điều kiện biển khó khăn cho x̀ng nhỏ tấn công của cướp biển. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ dẫn tới nguy cơ tốc độ tàu bị giảm nhiều.Việc này sẽ tạo điều kiện cho cướp biển tiếp cận tàu dễ dàng hơn.Do vậy, cần thận trọng khi điều động tàu theo phương pháp zic zắc này.Theo kinh nghiệm thì không nên bẻ lái quá nhiều, góc bẻ lái cũng không nên lớn quá (nhỏ hơn 10°). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi chuyển hướng để tăng cường ảnh hưởng của sóng gió tới xuồng tấn công của cướp biển cũng không nên thay đổi hướng đi lớn.

Trên đây là công tác chuẩn bị để phòng chống cướp biển khi quá cảnh qua

Khu vực có nguy cơ cao. Công việc chuẩn bị phải được hoàn tất trước khi tàu đi vào khu vực có nguy cơ cao. Bất kỳ sự chủ quan nào trong công tác chuẩn bị đều có thể làm tăng nguy cơ bị cướp biển tấn công và/hoặc bắt giữ và đặt con tàu cũng như thuyền viên trên tàu vào tình thế nguy hiểm .

CHƯƠNG 3

ĐIỀU ĐỘNG TÀU PHÒNG CHỐNG CƯỚP BIỂN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nạn cướp biển và công tác phòng chống (Trang 50 - 55)