Các nghiên cứu về rầy chổng cánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 38)

Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuway) thuộc họ Psyllidea, bộ

Homoptera thường hại chủ yếu trên cây có múi: cam, chanh, quýt, bưởi... và

là một trong những loại sâu hại nguy hiểm vì truyền bệnh vàng lá Greening. Tại Việt Nam, rầy chổng cánh cũng được ghi nhận hiện diện trên nhiều vùng trồng cây có múi ở cả miền Bắc lẫn miền Nam và tại đồng bằng sông Cửu Long rầy xuất hiện quanh năm.

Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening cho các cây thuộc nhóm cây có múi. Và chính do khả năng này mà rầy chổng cánh trở thành một đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất hiện nay cho nhiều vùng trồng cây có múi trên thế giới và cả Việt Nam. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó khi tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, rầy chổng

cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút và qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể tồn tại và gia tăng trong tuyến nước bọt của rầy chổng cánh .

Hình 1: rầy trưởng thành Hình 2: trứng rầy chổng cánh

Ấu trùng và rầy trưởng thành chích hút dinh dưỡng của lá và lộc non làm cho lộc non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn.

Hình 3: Ấu trùng rầy chổng cánh

Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành là 1 lồi rầy nhỏ, có thân dài 2-3 mm, tồn thân màu xám tro, hơi phớt màu xanh, cánh màu trong đục có nhiều đốm nâu nhỏ.

- Trứng mầu vàng, hình bầu dục, dài 0,3 mm, phía trên nhọn tạo thành một cuống nhỏ rất đặc biệt, thường được đẻ thành từng chùm ở trong nách lá hoặc trên các chồi lá non (lá còn xếp, chưa mở ra).

- Ấu trùng hình bầu dục dẹp, màu xanh lục ngả màu vàng ở các tuổi nhỏ. Ấu trùng tuổi 5 có màu nâu vàng và 2 mầm cánh nhỏ.

Đặc điểm sinh học và sinh thái:

* Vòng đời: Trứng: 4-6 ngày; Sâu non: 12-20 ngày; Trưởng thành: có thể sống trên 8 tuần.

Sau khi hóa trưởng thành 4-5 ngày thì bắt đầu giao phối và đẻ. Trứng được đẻ thành từng cụm trên các lộc non. Một con cái đẻ khoảng 200-800 quả trứng.

Trưởng thành thường chích hút trên các lá non, bánh tẻ hoặc dọc theo gân lá. Khi ăn, cánh của chúng thường xếp trên lưng, phần bụng như hình mái nhà, đầu chúc xuống, phần cuối bụng chổng lên cao tạo thành 1 góc 30-400 so với bề mặt lá. Trưởng thành thường bị hấp dẫn bởi màu vàng và màu nâu. Những cây ra lộc quanh năm thường bị gây hại nặng. Nhiệt độ thích hợp cho rầy chổng cánh phát sinh và gây hại là 28-300C, ẩm độ 80-85 %.

Rầy chổng cánh thường đậu ở các lộc non để chính hút nhựa cây, ít bay và thường bay gần. Ấu trùng thường di chuyển chậm chạp, sống tập trung ở lộc và lá non, chích hút nhựa cây và làm cho lá non quăn và ngừng sinh trưởng. Khi mật độ cao, trưởng thành và ấu trùng chích hút làm lộc bị khơ, rụng lá, gây hiện tượng khô cành làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây và quả. Dịch do rầy tiết ra có chứa đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở thường có mầu vàng tươi nhưng qua tuổi 1 và tuổi 3 ấu trùng thường có mầu xanh lục, tuổi 4 và tuổi 5 có mầu nâu vàng. Cơ thể mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm chạp, sống thành từng đám trên đọt non. Ấu trùng tuổi 1 thường tiết một sợi sáp mầu trắng, dài, dính ở phần đi cơ thể. Ấu trùng tuổi 5 dài khoảng 1,5 mm với 2 mắt mầu đỏ, các đốt cuối của râu đầu mầu đen.

Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,5- 3,0 mm, nâu xám, cánh có mầu nâu vàng, chân có mầu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gẫy về phía cuối cánh. Ðầu nhọn, mầu nâu nhạt. Mắt có mầu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có mầu đen. Bụng của con cái sắp đẻ và đang đẻ có mầu hồng, ống đẻ trứng nhọn, mầu đen, hiện diện rất rõ ở phần cuối bụng.

Bụng của con đực thon nhọn, có mầu xanh nhạt. Khi đậu, phần bụng và đuôi của rầy trưởng thành nâng cao một góc 300 với bề mặt nơi đậu nên được gọi là rầy chổng cánh. Rầy chổng cánh thường ít di chuyển hoặc di chuyển trong cự ly ngắn, ở các cây già, rầy trưởng thành thường đậu ở các lộc đã thành thục, ở cây non rầy thường đậu ở các lộc non, lá non chích hút dịch cây và làm cho lộc bị quăn và rụng .

Biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh:

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá greening trong vườn đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe.

- Trồng giống cây sạch bệnh

- Tỉa cành và bón phân thích hợp để điều khiển các đợt đọt non ra tập trung để dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của Rầy chổng cánh

- Nếu có thể nên trồng cây chắn gió chung quanh vườn để hạn chế sự lây lan của Rầy chổng cánh từ nơi khác đến.

- Không nên trồng các loại cây kiểng như Cần Thăng, Nguyệt quới, Kim Quít trong vườn.

- Nuôi Kiến Vàng Oecophylla smaragdina.

- Vào các đợt ra lộc non, sử dụng bẩy mầu vàng để phát hiện sự hiện diện của thành trùng nhằm kịp thời đối phó với Rầy chổng cánh. Cứ cách 5 cây (trên hàng) đặt 1 bẩy( IPM Thai-Germen Team,1996). Khi phát hiện thành trùng, có thể sử dụng các loại thuốc hố học hoặc dầu khoáng (Caltex- Oil/DCO Trion hoặc DC-Tron Plus (C24) ở nồng độ 0,5%) để phòng trị.

- Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển. - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu (chỉ sử dụng khi thật cần thiết) nhằm phát huy thiên địch trong điều kiện tự nhiên của các vườn Cam quít.

- Phun thuốc khi cây ra lộc non tập trung, có thể dùng các loại thuốc: Trebon, Actara, dầu DC - Tron Plus, Isoprocarb (Mipcide), Buprofezin (Applaud), Isoprocarb (Bassa ...). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiên địch:

- Trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng tại Ðông Nam Châu Á, thành phần thiên địch của Rầy chổng cánh rất phong phú, quan trọng nhất là các loại ong ký sinh Tamarixia radiata và các loài Diaphorencyrtus. T.radiata đã

được du nhập vào quần đảo Reunion vào năm 1978 và sau đó vào quần đảo Mauritius để phòng trị Rầy Chổng Cánh. Trên hai quần đảo này, T. radiata đã phát huy tác dụng tốt, đã khống chế được D. citrivà từ đó đã ngăn ngừa được bệnh Greening một cách rất có hiệu qủa. Tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trên thế giới, loại T.radiata thường bị ký sinh bởi một số loại ký sinh bậc 2, điều này đã làm hạn chế đáng kể vai trò ký sinh của T.radiata.

- Tại Ðồng Bằng Cửu Long, một số cơng trình nghiên cứu của Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ đã ghi nhận, Kiến vàng Oecophylla smaragdina có khả năng hạn chế cao sự bộc phát của Rầy chổng cánh. Rầy chổng cánh rất ít xuất hiện trên vườn có ni Kiến Vàng và tỷ lệ nhiễm bệnh Greening cũng rất thấp so với những vườn khơng có sự hiện diện của Kiến Vàng.

Phần 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 38)