Tình hình sâu bệnh hại cam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 60)

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.6001.800 mm Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ.

4.3.Tình hình sâu bệnh hại cam.

Ngoài những yếu tố thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây cam như: đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, nhân lực phong phú, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, người dân cũng đã có kinh nghiệm sản xuất nhất định. Tuy nhiên trong q trình trồng và chăm sóc cam người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch hại gây ra. Sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cam, làm giảm khả năng sinh trưởng và khả năng cho năng suất, thậm chí làm cho vườn cam bị hỏng toàn bộ nếu mật độ sâu bệnh lớn, mức độ gây hại nặng như bệnh greening (vàng lá cam),

tristera…. Sâu hại cam quýt tại Hàm Yên xuất hiện và gây hại chủ yếu theo đợt lộc, giai đoạn quả và phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết, chủ yếu các loại sâu xuất hiện và gây hại từ tháng 7 đến tháng 9. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích cam ở Hàm Yên giảm.

Qua thời gian theo dõi tại vườn tôi phát hiện những loại sâu bệnh sau:

Bảng 4.11. Thành phần sâu hại cam sành tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Số

TT Tên sâu Bộ phận hại

Mức độ phổ

biến Thời gian hại

1 Sâu vẽ bùa Cành, lá, quả non ++ Tháng,7,9,10

2 Rệp cam Lá và chồi non ++ Tháng 7,9,10

4 Ruồi hại hoa và

ruồi hại quả Hoa, quả +++ Tháng 11,12

5 Ngài trích hút Quả chín ++ Tháng 11,12,

6 Rầy chổng cánh Lá và chồi non + Quanh năm

7 Sâu đục thân,

đục cành Thân, cành ++ Tháng 8,9

8 Nhện đỏ Lá non, qủa +++ Quanh năm

Sau 6 tháng theo dõi cho ta thấy: ruồi hại hoa, ruồi hại quả, sâu đục thân, đục cành và nhện đỏ là các lồi sâu hại chính. Các lồi sâu hại có thời gian xuất hiện khác nhau, phụ thuộc vào từng thời kì sinh trưởng, phát triển của cam như ruồi hại hoa và hại quả chỉ xuất hiện ở giai đoạn cam ra hoa đến khi quả bắt đầu chín và cho thu hoạch. Sâu đục thân, đục cành thường xuất hiện cam vào tháng 8 và tháng 9. Cịn nhện đỏ thì xuất hiện quanh năm.

Bảng 4.12. Thành phần bệnh hại cam sành tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

S TT Tên bệnh Bộ phận hại Mức độ phổ biến Thời gian hại

1 Bệnh loét Cành, lá non + + tháng 7,8 9

2 Bệnh chảy gôm Thân, cành, gốc +++ Quanh năm 3 Bệnh phấn trắng Lá, chồi non + tháng 7,8 9 4 Bệnh muội đen. Lá non, quả ++ Tháng 7,9,10 5 Bệnh ghẻ Cành, lá, quả non ++ tháng 7,9,10

Qua bảng 4.12 cho ta thấy được thành phần bệnh hại trên cây cam trong 6 tháng theo dõi bao gồm 5 loại bệnh. Trong đó bệnh chảy gơm là bệnh rất phổ biến nhất và xuất hiện quanh năm. Bệnh loét và bệnh phấn trắng thường xuất hiện vào tháng 7,8,9. Bệnh muội đen và bệnh ghẻ thường xuất hiện vào tháng 7,9,10.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 60)