KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 44)

4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên

4.1.1. Vị trí địa lí

Hàm Yên là một huyện miền núi, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 40 km về phía Tây Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý: 21051”đến 22023”vĩ độ Bắc, 104051” đến 105009” kinh độ Đơng và có tiếp giáp ranh giới như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. + Phía Nam giáp huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. + Phía Đơng giáp huyện Chiêm Hố tỉnh Tun Quang. + Phía Tây giáp huyện n Bình tỉnh n Bái.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo kết quả kiểm kê 01/01/2005 là 90.007 ha, có 18 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 17 xã.

4.1.2 Điều kiện đất đai và địa hình* Điều kiện đất đai: * Điều kiện đất đai:

Theo kết quả điều tra, thổ nhưỡng của huyện được hình thành gồm 12 loại đất chính. Đất đai chủ yếu là đất feralit, gồm các loại đất feralit màu nâu đỏ phát triển trên phiến thạch sét, đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá vôi, đất phù sa cổ, ngồi ra do ảnh hưởng của địa hình cịn có các loại đất như: đất dốc tụ, bồi tụ, gley... những loại đất này diện tích khơng đáng kể.

Nhiều nhất là đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất với 49.561 ha, ít nhất là đất phù sa sơng Lơ 205 ha. Đại bộ phận đất có độ dày tầng canh tác từ 40cm trở lên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Hàm n có tổng diện tích đất canh tác là 6.152 ha, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là 3.327 ha với 625,73 ha đất lúa và 1.218,40 ha đất trồng cam, đất trước trồng cam nay trồng cây khác: 327,4 ha, đất có khả năng trồng cam là 818,8 ha.

* Về địa hình:

Huyện Hàm n có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh. Độ cao trung bình 500 - 600m, cao nhất là núi Cham Chu (xã Phù Lưu) có độ cao 1591m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ dốc cao 300m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đơng Bắc được chia làm 2 vùng chính:

- Vùng núi thấp: tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam, đây là khu vực có độ cao trung bình 300m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô.

- Vùng cao phía Bắc và phía Tây của huyện: bao gồm các xã cịn lại, có địa hình khá phức tạp gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau, có độ cao từ 500 - 1000m. Hầu như các dãy núi của vùng được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc hai bên sườn lớn, bị chia cắt mạnh mẽ, xen kẽ các dãy núi chạy dọc theo các sơng suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng nên thực vật phát triển mạnh rất đa dạng và phong phú.

4.1.3 Điều kiện khí hậu

Huyện Hàm n có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu khí hậu của Lục địa Bắc Á Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với các đặc trưng chính:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi trong vườn cam để hạn chế bệnh vàng lá greening trên cây cam tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 44)