- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.6001.800 mm Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ.
4.2.2. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến tình hình sinh trưởng của cam sành tại Hàm Yên
tại Hàm Yên
4.2.2.1. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến tình hình sinh trưởng các đợt lộc.
Thời gian xuất hiện các đợt lộc phản ánh tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi giống và khả năng cho năng suất sau này của giống đó. Hàng năm cây cam sành ra 4 đợt lộc: Xuân, Hè, Thu, Đông. Tuy nhiên các giống khác nhau khả năng ra lộc khác nhau.
Sự sinh trưởng lộc của cam quýt được tính từ khi cây bắt đầu nhú lộc mới đến khi lộc thành thục tức là khi chiều dài lộc đạt tối đa đồng thời lá chuyển từ màu xanh non sang màu xanh đậm. Sự sinh trưởng các đợt lộc phụ thuộc vào đặc điểm giống, chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ bón phân. Nếu cây được chăm sóc bón phân kịp thời (bón thúc lộc)
thì lộc ra nhiều, tập trung và ra sớm hơn. Tuy nhiên các đợt lộc non là điều kiện để sâu bệnh gây hại, chính vì vậy mà cần thường xun kiểm tra, theo dõi sự sinh trưởng của các đợt lộc để có biện pháp phịng trừ sâu bệnh kịp thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất. Qua thời gian theo dõi tôi thấy thời gian ra lộc của các giống được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến thời gian xuất hiện các đợt lộc của cam sành tại Hàm Yên
Giống Lộc Thu Lộc Đông
Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Vườn cam trồng xen ổi 14/09 25/10 12/11 23/12 Vườn cam không trồng xen ổi 21/09 28/10 16/11 25/12
Khoảng thời gian xuất hiện lộc của hai vườn cam trồng xen ổi và vườn cam không trồng xen ổi là không giống nhau. Đối với vườn cam trồng xen ổi lộc Thu xuất hiện ngày 14/9 và kết thúc vào ngày 25/10, lộc Đông bắt đầu xuất hiện vào ngày 12/11 kết thúc vào ngày 23/12. Thời gian ra hai đợt lộc của vườn không trồng xen ra muộn hơn, lộc Thu bắt đầu ngày 21/9 và kết thúc ngày 28/10, lộc Đông bắt đầu ngày 16/11 và kết thúc ngày 25/12.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến tình hình sinh trưởng các đợt lộc của cam sành tại Hàm Yên
Giống Lộc Thu Lộc Đông Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá) Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá)
Vườn cam trồng xen ổi 34,5 45,1 21 32,5 42,8 19,5
Vườn cam không trồng xen ổi 31,9 38,3 17,7 29,5 36,9 16,2
CV% 12,1 11,7 15,1 14 13,2 15,3
Về số lộc: nhìn chung số lộc Thu ra nhiều hơn lộc Đông ở cả 2 vườn và số lộc ở vườn cam trồng xen ổi có số lộc nhiều hơn vườn cam không trồng xen ổi. Ở vườn cam trồng xen ổi có số lộc Thu là 34,5 (lộc), lộc Đơng là 231,9 (lộc) . Vì trong thời gian ra lộc vườn cam không trồng xen ổi bị sâu vẽ bùa xâm hại nhiều, cây sinh trưởng yếu hơn dẫn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng tới quá trình ra lộc của cây.
Về số lá/lộc: Ở cả 2 đợt lôc Thu và lộc Đông , số lá ở vườn cam xen ổi nhiều hơn số lá ở vườn không trồng xen. Cụ thể là ở đợt lộc Thu vườn cam trồng xen ổi có 21 (lá/lộc), vườn khơng trồng xen là 17,7 (lá/lộc). Cịn ở đợt lộc Đông , vươn cam xen ổi là 19,5 (lá/lộc), vườn không trồng xen là 16,2 (lá/lộc).
Về chiều dài lộc: chiều dài lộc ở vườn cam trồng xen ổi dài hơn hẳn so với vườn cam không trồng xen ổi. Ở lộc Thu, vườn cam trồng xen ổi có chiều dài lộc là 45,1 (cm), vườn cam khơng trồng xen ổi có chiều dài lộc là 38,3 (cm). Ở lộc Đơng cũng tương tự, vườn cam trồng xen ổi có chiều dài lộc là 42,8 (cm), ở vườn cam không trồng xen ổi chiều dài lộc là 36,9 (cm). Có sự chênh lệch lớn như vậy một phần do các đợt lộc ở vườn cam không trồng xen ổi ra muộn hơn vườn cam trồng xen ổi, bên cạnh đó là sự xâm hại của sâu vẽ bùa khiến cho lộc phát triển kém và không đồng đều.
Ta thấy rằng lộc là chỉ tiêu rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy trong thời gian cây ra lộc cần có những biện pháp kỹ thuật như ngăn chặn sự xuất hiện của sâu nhớt hại lộc non, sâu vẽ bùa… Từ đó cây sẽ có sự phát triển thuận lợi hơn.
4.2.2.2 Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành tại Hàm Yên
Đối với cây trồng nói chung và cây cam nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn lọc giống, qua đó nó
phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống, ảnh hưởng đến năng suất của cây sau này.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành tại Hàm Yên
Đơn vị: cm
Giống
Thời gian theo dõi…(tháng) Mức độ tăng
trưởng bình quân (cm) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Vườn cam trồng xen ổi 175,1 192,1 225,9 247 261,1 274,9 99,8 Vườn cam không trồng xen ổi 168 182,9 206 230,3 234,5 238,2 70,2 CV% 2,9 1,8 2,6 2.3 3,1 3,7 LSD05 11,33 7,57 12.67 12,45 17,35 21,55
Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy được động thái tăng trưởng chiều cao của hai vườn cam trồng xen ổi và cam không trồng xen ổi và sự khác biệt giữa hai cơng thức. Cả hai cơng thức đều có chiều cao cây tăng dần theo thời gian.
Đối với vườn cam trồng xen ổi: tốc độ tăng trưởng khá nhanh, sau 6 tháng tăng trưởng được 99,8 cm, trung bình mỗi tháng tăng được 20 cm. Tăng trưởng mạnh nhất vào tháng 8 (chiều cao cây của tháng 9 là 225,9cm tăng được 33,7 cm so với tháng 8 là 192,1 cm). Trong khoảng giữa tháng 8 và tháng 9 thời tiết mát mẻ và chế độ bón phân hợp lý nên số lượng lộc cũng như chiều dài lộc có ưu thế phát triển. Ngược lại, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa như tháng 12 thì sự tăng trưởng chậm, có những cây gần như khơng tăng trưởng về chiều cao.
Đối với vườn cam không trồng xen ổi: sự tăng trưởng chậm hơn vườn trồng xen ổi, qua 6 tháng tăng trưởng được 70,2 cm. Nhưng gặp điều kiện thuận lợi và tăng trưởng mạnh nhất vào tháng 9 (chiều cao cây của tháng 10 là 230,3 cm tăng 24,3 cm so với tháng 9 là 206 cm). Những tháng còn lại, sự tăng trưởng tương đối đều trung bình mỗi tháng tăng được 14 cm, nhưng
chậm nhất vẫn là tháng 11(234,5 cm) chỉ tăng được 3,7 cm so với tháng 12 (138,2 cm).
4.2.2.3 Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến động thái tăng trưởng đường kính tán cây cam sành tại Hàm Yên
Hình dạng tán cây chủ yếu là do giống quyết định, các giống khác nhau có hình dạng tán khác nhau. Đường kính tán tăng dần theo tuổi cây, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây có khả năng tạo tán mạnh. Khung tán vững chắc là tiền đề cho năng suất và chất lượng quả sau này, vì vậy cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ khi cây còn nhỏ. Sau 6 tháng theo dõi ta có bảng số liệu về các chỉ tiêu về hình thái tán như sau:
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến động thái tăng trưởng đường kính tán cây cam sành tại Hàm Yên
Đơn vị: cm
Giống
Thời gian theo dõi…(tháng) Mức độ tăng
trưởng bình quân (cm) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Vườn cam trồng xen ổi 115,7 132,2 155,1 177,7 192,7 202,7 87 Vườn cam không trồng xen ổi 101,7 115,2 141,6 158,2 169,7 186,2 84,5 CV% 14,7 11,5 6,4 5,9 5,5 5,1 LSD05 36,23 32,12 21,48 22,37 22,37 22,37 Qua số liệu bảng 4.9 ta thấy:
Nhìn chung mỗi cây đều có đường kính tán tăng dần theo thời gian,tuy nhiên có sự chêch lệch giữa hai cơng thức, cụ thể là:
Đối với vườn cam trồng xen ổi: trong từng thời điểm thì tốc độ tăng trưởng đường kính tán là khác nhau, tăng trưởng mạnh nhất vào tháng 8 (132,2 cm) đạt 22,8 cm so với tháng 9 (155,1 cm). Tháng 8 có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do đợt lộc tháng 7 đã kịp thời loại trừ được sâu nhớt hại lộc non. Từ tháng 10 đến tháng 12 sự tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Trong thời
gian 6 tháng tán của cam ở vườn trồng xen ổi tăng trưởng được là 87 cm, trung bình mỗi tháng tăng được 17,4 cm.
Đối với vườn cam khơng trồng xen ổi: tuy có sự tăng trưởng nhưng tăng chậm hơn so với vườn cam trồng xen ổi và tăng không đồng đều qua các tháng. Tăng trưởng mạnh nhất cũng vào tháng 8. Từ tháng 8 (115,2 cm) đến tháng 9 (141,6 cm) tăng được 26,4 cm. Qua 6 tháng đường kính tán tăng trưởng được 84,5 cm và trung bình mỗi tháng tăng được 16,9 cm.
4.2.2.4. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cây cam sành tại Hàm Yên
Gốc cây là bộ phận nâng đỡ thân, cành, lá, hoa, quả của cây. Gốc cây to biểu hiện của thân chắc khoẻ, là cơ sở để tạo cho cây có bộ khung tán rộng, cho năng suất cao. Mức tăng trưởng đường kính gốc cây của từng giống phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng, khả năng sinh trưởng này mạnh hay yếu phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.
Khi theo dõi về động thái tăng trưởng đường kính gốc cây của vườn cam trồng xen ổi và vườn cam không trồng xen ổi được trồng thử nghiệm trên vườn sản xuất chúng tơi có được bảng số liệu sau:
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của trồng xen ổi đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cây cam sành tại Hàm Yên
Đơn vị: cm
Giống
Thời gian theo dõi…(tháng) Mức độ tăng trưởng bình quân (cm)
Tháng
7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Vườn cam trồng
xen ổi 3,1 3,8 4,3 4,6 4,8 5,0 1,9
Vườn cam không
trồn xen ổi 2,9 3,2 3,7 4,0 4,1 4,2 1,3
CV% 5,4 8,9 7,7 7,1 7,6 8,0
Qua bảng 4.10 ta thấy:
Đường kính gốc mỗi cây trong mỗi cơng thức là khác nhau. Qua bảng ta có thể thấy được khả năng tăng trưởng đường kính gốc qua 6 tháng. Tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều qua các tháng.
Đối với vườn cam trồng xen ổi: qua 6 tháng đường kính gốc tăng trưởng được là 1,9cm và trung bình mỗi tháng tăng được 0,38 cm. Tăng trưởng mạnh nhất vào tháng 7 (từ tháng 7 đến tháng 8 đường kính gốc tăng được 0,7 cm). Đến tháng 12 đường kính gốc của cam trồng xen ổi là 5 cm trong khi đó ở vườn cam khơng trồng xen là 4,2 cm.
Đối với vườn cam khơng trồng xen ổi: đường kính gốc cũng tăng dần theo thời gian, tuy vậy mức độ tăng trưởng thấp hơn công thức trồng xen, sau 6 tháng đường kính gốc tăng trưởng được 1,3 cm và trung bình mỗi tháng tăng được 0,26 cm.
Đường kính gốc phản ánh q trình sinh trưởng và phát triển của cam, thấy được khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong mỗi cơng thức thí nghiệm. Vườn cam trồng xen ổi có đường kính gốc trung bình cao hơn vườn cam khơng trồng xen ổi, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây tốt hơn dẫn đến cây sinh trưởng tốt hơn.