3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối với cây trồng.
- Cây cam sành Hàm Yên, cây ổi Đông Dư, ổi Đài Loan
Đối với sâu bệnh.
- Các loài sâu bệnh hại cam và ổi: sâu ăn lá, sâu đục búp, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rầy chổng cánh, bệnh greening
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Thời gian: từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung
Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu..), tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi đối với khả năng xuất hiện rầy chổng cánh trên vườn cam trồng bằng giống cây sạch bệnh tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu..), tình hình sản xuất cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Thu thập số liệu số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng, sử dụng số liệu thông qua phiếu điều tra để đánh giá điều kiện tự nhiên và xác định các yếu tố hạn chế.
3.3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen ổi đối với khả năng xuất hiện rầy chổng cánh trên vườn cam trồng bằng giống cây sạch bệnh tại xã Yên Lâm, huyện Hàm n, tỉnh Tun Quang
Thí nghiệm gồm 2 cơng thức:
- Cơng thức 2: Mật độ 600 cây ổi/ha (trồng 1 cây cam, xen 1 cây ổi) Mỗi công thức được trồng ở các vườn có diện tích 0,5 – 1ha, chọn mỗi công thức 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại. Định cây theo dõi mỗi tháng 1 lần.
- Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất ở năm thứ 3 của nông dân tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp bố trí khảo nghiệm cây trồng lâu năm trên đồng ruộng (định cây theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển) của Trần Thế Tục (1992)
- Phương pháp theo dõi: Định cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của người dân, mỗi công thức chọn 30 cây, chia ra làm 3 lần nhắc lại, định kỳ theo dõi mỗi tháng 1 lần.
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
3.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm hình thái.
Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái tán cây
+ Chiều cao cây (cm): đo từ vị trí mắt ghép tới đỉnh tán cao nhất. Mỗi công thức đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kỳ theo dõi 1 tháng/lần).
+ Đường kính tán (cm): đo hai chiều vng góc theo hình chiếu tán cây, theo hai hướng Đơng Tây và Nam Bắc (nếu tán khơng đều thì đo 3 – 4 lần) rồi lấy trị số trung bình. Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1tháng/lần).
+ Đường kính gốc (cm): đo đường kính gốc tại vị trí phía trên cách mắt ghép 5cm. Mỗi công thức đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1tháng/lần).
+ Chiều cao phân cành (cm): đo từ vị trí mắt ghép tới điểm phân cành. Mỗi công thức đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình.
+ Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng tán cây
Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá:
+ Kích thước lá (cm): đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá), mỗi cây đo 3 lá rồi lấy trị số trung bình. Mỗi cơng thức đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại.
+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên vườn
Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng lộc:
+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định từ khi có 10% số cây ra lộc + Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80% cây ra lộc
+ Chiều dài lộc thành thục (cm): đo khi lộc ổn định + Số lá/lộc (lá): đếm khi lộc phát triển tối đa (thành thục) + Số lộc/cây (lộc): đếm số lộc thu, lộc đông khi lộc thành thục Phương pháp xử lý số liệu: xử lý thống kê trên Excel và IRRISTAT
3.3.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại.
- Điều tra đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp của viện bảo vệ thực vật và cục bảo vệ thực vật ban hành.
- Điều tra 4 điểm theo hình vng, mỗi điểm lấy 3 cây, mỗi cây theo dõi 5 lộc định kỳ theo dõi 1 tuần 1 lần, các điểm điều tra tuần tự, không lặp lại.
- Quan sát bằng mắt thường để phát hiện triệu trứng sâu, bệnh trên toàn bộ cây trồng tại các điểm điều tra đã chọn.
Riêng đối với rầy chổng cánh, ta phải điều tra theo phương pháp: - Chọn vườn điều tra phải đại diện cho vùng điều tra.
- Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm chọn cố định 1-3 cây. Càng làm nhiều số liệu càng chính xác. Nếu rầy ít có thể tăng số điểm điều tra.
- Trên mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng chọn 5 lộc để điều tra. Nếu cây nhỏ có thể điều tra thêm ở ngọn cây. Có thể chia ra các kích thước lộc để điều tra như: lộc<5cm, lộc từ 5-10cm, lộc>10cm. Chọn vườn có cắt tỉa tập trung để tiến hành điều tra tập trung theo đợt lộc.
- Điều tra định kỳ 5-7 ngày/1 lần, đếm toàn bộ số rầy bao gồm rầy non và rầy trưởng thành.
- Mật độ rày chổng cánh (con/cành) = Tổng số rầy phát hiện trên các cành theo dõi / tổng số cành theo dõi.
Đối với bệnh hại: Đánh giá mức độ bệnh hại trên vườn cam được xác định bằng quan sát trực tiếp các cây có biểu hiện bị bệnh: tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%).
Tỷ lệ cây bị sâu bệnh
Tỷ lệ bệnh của vườn cây được tính theo cơng thức: TLB vườn (%) = A/B x 100
A: tổng số cây bị nhiễm sâu bệnh B: Tổng số cây điều tra
Đánh giá mức độ phổ biến của sâu bệnh theo thang 4 cấp sau: +: 1 - 10% số cây điều tra bị hại
++: 11 - 25% số cây điều tra bị hại +++: 26 – 50% số cây điều tra bị hại ++++: > 50% số cây điều tra bị hại
Chỉ số bệnh được tính * Cấp 0: khơng bị bệnh * Cấp 1: 1 – 10 % diện tích lá bị bệnh * Cấp 2: 11 – 20 % diện tích lá bị bệnh * Cấp 3: 21 – 30 % diện tích lá bị bệnh * Cấp 4: 31 – 40 % diện tích lá bị bệnh * Cấp 5: Trên 40 % diện tích lá bị bệnh Chỉ số bệnh (%) = [ ] n N× × × + + × + × ∑ (N1 1) (N2 2) ... (Nn n) 100 Trong đó: N1,N2,... Nn: số lá bị bệnh ở mỗi cấp 1,2,... n N: tổng số lá điều tra n: cấp bệnh cao nhất
+Bệnh Greening: Xác định bằng phương pháp đánh giá nhanh trên đồng ruộng với Bộ Kít Bác Sĩ nhà vườn của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam và giám định bệnh bằng phương pháp PCR tại viện bảo vệ thực vật Hà Nội.
Phần 4