NHTM
1.4.1 Nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Chính sách TD của NH đối với DNNVV
Ở mỗi giai đoạn, NHTM sẽ đưa ra cho mình một chính sách TD khác nhau, phù hợp với chiến lược kinh doanh của NH trong giai đoạn đó. Chính sách TD bao gồm các yếu tố như: đối tượng KH, hạn mức TD, lãi suất, kì hạn TD, các phương thức cho vay, TSĐB, giải pháp xử lý khi các khoản vay gặp vấn đề. Đặc biệt, NH cần đưa ra một quy trình và thủ tục cho vay đơn giản, thống nhất, giảm thiểu chi phí và thời gian cho cả hai bên. Khi các DNNVV vay vốn, họ rất quan tâm đến sự minh bạch và ổn định của chính sách TD. Vì vậy, NHTM cần xây dựng cho mình một chính sách TD linh hoạt, hợp lý để thu hút KH và cạnh tranh với các NH khác, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay trên cơ sở hạn chế rủi ro, giảm thiểu nợ xấu.
1.4.1.2 Quy mơ vốn và uy tín của NH
Hoạt động chính của NH là đi vay để cho vay. Vì thế, vốn huy động là nguồn vốn cho vay chủ yếu của NH. Nguồn vốn huy động càng lớn, NH càng dễ dàng trong hoạt động mở rộng cho vay của mình, đáp ứng nhu cầu vốn tối đa cho KH, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH. Bên cạnh nguồn vốn huy động, vốn tự có cũng thể hiện sức mạnh tài chính của NH đó, NHNN quy định tổng dư nợ cho vay đối với một KH khơng q 15% vốn tự có của NH. Điều này, ảnh hưởng đến hạn mức cho vay tối đa mà NHTM cấp cho một KH.
Ngồi ra, uy tín NH cũng mà một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay của NH. Một NH có uy tín trên thị trường tài chính sẽ gây được niềm tin và sự am tâm cho KH, dễ dàng hơn trong hoạt động huy động vốn, từ đó phát triển hoạt động mở rộng cho vay một cách nhanh chóng.
1.4.1.3 Mạng lưới hoạt động
Các NHTM hầu như đang theo đuổi chiến lược NH bán lẻ vì vậy mạng lưới hoạt động là nhân tố quan trọng để mở rộng hoạt động cho vay. Các NHTM thường có trụ sở ở các thành phố và đơ thi lớn, sau đó sẽ phát triển các CN về các vùng nông thôn, nơi mà các DNNVV đang phát triển nhiều để mở rộng hoạt động cho vay của mình. Một NHTM có mạng lưới rộng khắp thì dễ dàng hơn trong hoạt động mở rộng cho vay của NH mình và ngược lại. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của NH cũng là một điểm thu hút KH, NH có cơ sở vật chất cũ kĩ, lạc hậu sẽ khơng thu hút được nhiều KH đến NH. Vì vậy, NHTM cũng cần chú trọng hơn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị của NH.
1.4.1.4 Nguồn nhân lực
Mạng lướt hoạt động rộng khắp của NHTM đồng nghĩa với việc cần phải phát triển nguồn nhân lực của NH. Phát triển nguồn nhân lực ở đây là phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu chất lượng CBTD không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng TD của NH. Chất lượng CBTD được thể hiện qua: trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh kinh doanh,…Đặc biệt trong hoạt động cho vay DNNVV thì năng lực thẩm định TD phải đặt lên hàng đầu để đảm bảo quy trình TD được diễn ra minh bạch, rõ ràng, tuân thủ quy định của NH và pháp luật, hạn chế rủi ro TD cho NH. Đặc biệt, CBTD phải là những người có đạo đức nghề nghiệp bởi vì nếu khơng có sự chính trực, trung thực trong cơng việc thì CBTD dễ xoay vào vịng xốy sa ngã, ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân và NH.
1.4.1.5 Công nghệ thông tin
Trong thời đại 4.0 như hiện nay thì việc các NHTM rất chú trọng đến công nghệ thông tin. Khi mở rộng hoạt động cho vay, số lượng và giá trị các khoản vay tăng lên đòi hỏi cải tiến công nghệ quản lý của các NH. Công nghệ thông tin của một NH phát triển sẽ đẩy nhanh các quy trình trong quá trình cho vay, tăng hiệu quả cho vay. Công nghệ thông tin phát triển cũng
giúp cho việc tìm hiểu thơng tin KH và quản lý thơng tin KH dễ dàng, chính xác hơn nhiều. Thực tế, các DNNVV cũng ưa thích và ưu tiên những NHTM có sự phát triển về cơng nghệ thơng tin, giao dịch thực hiện nhanh chóng, tiện lợi.
1.4.2 Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TD của NHTM đối với DN nói chung và DNNVV nói riêng. Một nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp, khơng có khủng hoảng thì sẽ giúp cho hoạt động SXKD của DNNVV phát triển tốt, mang lại lợi nhuận cao, DNNVV sẽ trả được gốc và lãi cho NH nên chất lượng TD được nâng cao. Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái, hoạt động SXKD của DN bị thu hẹp thì nhu cầu vay vốn của DN cũng giảm, việc DNNVV hoàn trả vốn vay cho NH cũng gặp khó khăn,…ảnh hưởng đến chất lượng TD của NH.
Môi trường pháp lý
NH là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng. Một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động TD cho NH. NHNN và Chính phủ đã đưa ra những quy định cụ thể về quy định đảm bảo tiền vay, tỷ lệ an tồn vốn, trích lập dự phòng,…nhằm hạn chế rủi ro cho vay của NH. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo ra một mơi trường pháp lý bình đẳng ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế để tạo sự cạnh tranh và phát triển cho DNNVV và TCTD.
Môi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị, an ninh xã hội, an toàn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DNNVV và NHTM. Một nền chính trị ổn định, ít biến động, bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu quả là điều kiện thuận lợi để phát triển các mục tiêu kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của DNNVV,
NHTM nói riêng. Điều đó tạo một tâm lý an tâm và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước, các DNNVV mở rộng quy mơ kinh doanh. Từ đó nhu cầu vốn TD của DNNVV cũng tăng lên, tạo điều kiện cho NH phát triển và mở rộng hoạt động cho vay của mình.
Mức độ cạnh tranh của các NH
Ngành NH là một trong những ngành hoạt động sôi động và phát triển nhanh chóng trên thị trường. Yếu tố cạnh tranh giữa các NH với nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV của NHTM. Cạnh tranh là một động lực để NH này càng hoàn thiện, nâng cao và tăng cường hoạt động của mình so với đối thủ cạnh tranh. Một NH thu hút được nhiều KH DNNVV vay vốn tại NH mình thì NH đó phải có vị thế trên thị trường NH. Trong khi quy định lãi suất của NHNN cũng như từng NHTM khơng có gì q khác nhau để thu hút DNNVV thì NH phải tìm ra cách tạo ra sự khác biệt của mình so với các NH cịn lại như đơn giản hóa về quy trình, nghiệp vụ, xây dựng một chính sách TD phù hợp với đối tượng KH là DNNVV.
1.4.3 Nhân tố về phía khách hàng DNNVV
1.4.3.1 Hoạt động kinh doanh của DNNVV
DNNVV đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế của Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Lượng DNNVV trên cả nước chiếm tỷ trọng rất lớn, lên tới 98% tổng số DN của nước ta. Sự phát triển của các DNNVV đã tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh xã hội và đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung giúp thúc đậy sự hội nhập với nền kinh tế thế giới của đất nước.
Ơng Mạc Quốc Anh- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội - Viện trưởng Viện kinh tế và phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh: "Hàng năm, các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40% GDP, nộp
ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng cơng nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động”
Bởi vì quy mơ hoạt động nhỏ nên trong quá trình hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong đại dịch COVID ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế khiến cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn như là thiếu hụt nguồn vốn, khó khăn trong tiếp cận với những nguồn vốn mới; khó tiếp cận cơng nghệ, máy móc, quy trình sản xuất tiên tiến nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; kinh nghiệm quản trị điều hành và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn yếu,… Theo thống kê trong năm 2021, có hơn 100.000 DN đã phải đóng cửa, giải thể.
1.4.3.2 Tình hình nợ xấu của DNNVV
DNNVV là một đối tượng có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng rất thấp so với doanh nghiệp lớn. Mặc dù chiếm tỷ trọng lên đến 98% lượng doanh nghiệp trên cả nước nhưng các DNNVV lại có tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng rất ít. Nguyên nhân thật sự là gì? Bởi vì lý do khó tiếp cận nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn từ ngân hàng và tiềm lực kinh tế của các DNNVV còn yếu nên cho đến hiện nay chỉ khoảng 30-40% DNNVV tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Các ngân hàng đang hết sức cẩn trọng trong việc cho vay đối với các DNNVV mặc dù đây là một đối tượng khá tiềm năng và đang được Chính phủ, nhà nước hỗ trợ rất lớn. Tuy nhiên đây cũng là một đối tượng tồn tại rất nhiều rủi ro vì tiềm lực kinh tế yếu, rủi ro thanh khoản, rủi ro trả nợ rất cao và điều kiện đảm bảo khoản vay thấp,… vậy nên các TCTD đặc biệt là các NH rất cẩn trọng trong việc cấp tín dụng.
Vì là đối tượng ln tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến khó tiếp cận các nguồn vốn vay, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu ở đối tượng này rất thấp. Nhìn chung, các quy định, thủ tục vay vốn nghiêm ngặt cùng với những khó khăn vốn có của DNNVV đã làm mất đi cơ hội, thời điểm kinh doanh vàng của DN, khiến cho các DN cũng khơng cịn mặn mà với nguồn vốn vay này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG Á
CHÂU CHI NHÁNH HOÀNG CẦU GIAI ĐOẠN 2019 – 2021. 2.1 Tổng quan về NH Á Châu CN Hoàng Cầu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Khái quát về NH TMCP Á Châu 2.1.1.1 Khái quát về NH TMCP Á Châu
Tổng quan về NH TMCP Á Châu:
Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên đầy đủ bằng tiếng anh: Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: ACB
Đăng kí lần đầu: 19/05/1993
Vốn điều lệ: 27.019.480.750.000 đồng (07/2021)
Địa chỉ: 442 Nguyễn Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Mạng lưới kênh phân phối
ACB xây dựng 350 chi nhánh và phòng giao dịch, 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên tồn quốc.
NH ACB có 4 cơng ty trực thuộc, hoạt động trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán:
“Cơng ty Chứng khốn ACB – ACBS: 41 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận Một, thành phố Hồ Chí Minh”
“Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB – ACBA: Lầu 8 Tòa nhà ACB, 444A – 446 Cách Mạng Tháng Tám, quận Ba, thành phố Hồ Chí Minh”
“Công ty Cho thuê tài chính ACB – ACBL: 131 Châu Văn Liêm, phương Mười Bốn, quận Năm, thành phố Hồ Chí Minh”
“Cơng ty Quản lý quỹ ACB – ACBC: Lầu 12 Tòa nhà ACB, 480 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hai, quận Ba, thành phố Hồ Chí
Minh”
Tầm nhìn
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NH TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
2.1.1.2 Khái quát về NH TMCP Á Châu CN Hoàng Cầu
NH TMCP Á Châu CN Hoàng Cầu
ACB Chi nhánh Hoàng Cầu được thành lập ngày 29/09/2009 theo văn bản pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 24/02/2020, NH chấm dứt hoạt động PGD và khai trương CN Hoàng Cầu. Là đơn vị thứ 212 trong hệ thống CN và PGD của ACB trên tồn quốc. . Trải qua q trình hình thành và phát triển ACB chi nhánh Hồng Cầu đã có vai trị trong việc tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng… góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển của ngân hàng ACB nói riêng và phát triển kinh tế của quận Đống Đa.
ACB Chi nhánh Hoàng Cầu là một đơn vị hạch tốn độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và có trụ sở đặt tại 85 Phường Hồng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên của ACB Chi nhánh Hồng Cầu gồm có 50 cán bộ, phân bổ cho các phòng ban. Cách thức tổ chức hoạt động theo mơ hình các phòng nghiệp vụ được đánh giá là khá phù hợp với năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý của Chi nhánh. Lãnh đạo ngân hàng cam kết sẽ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để cung cấp những sản phẩm tốt hơn tới từng đối tượng khách hàng chuyên biệt và hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh chung của toàn hệ thống ngân hàng. Trong giai đoạn mới -giai đoạn tồn cầu hố cùng với tình hình kinh tế, chính trị biến động liên tục, Chi
nhánh xác định rõ cần phải có bước chuyển mình để xây dựng một bộ máy tổ chức năng động, hiện đại thích ứng được những địi hỏi mới, tạo ra những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo hơn hướng tới khách hàng và sự phát triển của Ngân hàng.
Thông tin chung:
Tên gọi (viết đầy đủ): Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Cầu
Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Joint Stock Bank of Viet Nam – Hoang Cau Branch
Đại chỉ: Tầng 1 đến tầng 5 Tòa nhà số 85 phố Hồng Cầu, Phường Ơ Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Mã số doanh nghiệp: 0301452948-147 Ngày bắt đầu thành lập: 13/02/2020
Người đại diện pháp luật: Dương Mạnh Hường
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức NH TMCP Á Châu CN Hồng Cầu
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB Hoàng Cầu
Nguồn: Phịng KHDN NH TMCP ACB CN Hồng Cầu 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng
- “Phòng KHDN: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các DN để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến TD phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NH. Trực tiếp quảng cáo, tiếp
thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ NH cho các DN.”
- “Phòng KHCN: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các KH là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến TD phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NH. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ NH cho các cá nhân.”
- “Phòng giao dịch - ngân quỹ: Cơng việc chủ yếu của phịng ngân quỹ là thu - chi đồng tiền Việt Nam, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài, quản lý kho tiền và quỹ, tài sản thế chấp và các chứng từ có giá. Bộ phận giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện