TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ Ở THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)

Thái Nguyên nằm ở cửu ngõ giao lưu kinh tế giữa các vùng Trung Du Miền Núi phía bắc và đồng bằng bắc bộ qua hệ thống đường bộ, đường sông. Thái Ngun có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số khoảng 1.127.200 người. Tỉnh Thái Nguyên phía bắc giáp tỉnh Bắc Kan, phía tây tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đơng giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam giáp thủ đơ Hà Nội. Với vị trí là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục của khu vực Việt Bắc nói riêng và của vùng Trung Du Miên Núi nói chung.

Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Ngun nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mịn, rửa trơi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ.

Do vậy phát triển chè ngồi ý nghĩa kinh tế, cịn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC - Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông dân. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xố đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay tỉnh Thái Ngun có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước, cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Ngun có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao.

Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.

Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2011 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động của làng

nghề khoảng 35.900 người. Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm 65%; thu nhập của làng 446.466 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ ngành nghề 345.404 triệu đồng, bằng 77,4%.

Sản xuất chè ở Thái Nguyên cịn chủ yếu là sản xuất quy mơ hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống có từ rất lâu đời , người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt và chế biến nhiều vùng chuyên canh cây chè cho sản phẩm chèn ngon được người tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương, Trại Cài.... Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về về cả diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè nổi tiếng ở nước ta.[6]

Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên thí diện tích, năng suất, chất lượng chè Thái Nguyên được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Thái Ngun năm 2004 - 2010 Năm Diện tích (Nghìn ha) Năng suất (tạ /ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2004 15.8 83,4 62,2 2005 15.8 93,7 66,5 2006 16.6 129,9 88,4 2007 16.7 140,2 92,8 2008 17.0 149,3 95,1 2009 17.3 158,7 98,6 2010 17.7 172,3 105,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011) [6]

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy:

Năm 2008, diện tích chè tồn tỉnh có 17,0 ha, năng suất 149,3 tạ/ha, sản lượng 95,1 nghìn tấn.

Đến năm 2010, diện tích chè tồn tỉnh có 17.7 ha. Năng suất chè năm 2010 đạt 172 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 105,7 nghìn tấn.

Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo:

* Cơ cấu giống chè Trung du:

Năm 2001: diện tích 12.302 ha, chiếm 92,09% tổng diện tích chè; Năm 2005: 10.733 ha (75,9%);

Năm 2010: 11.556 ha (65,43%).

* Cơ cấu giống mới năng suất, chất lượng cao:

Năm 2001: diện tích 1.016 ha, chiếm 7,6% tổng diện tích chè; Năm 2005: 3.400 ha (24,06%).

Năm 2010, cơ cấu giống mới là 34,22%. Năm 2011, cả tỉnh trồng mới và trồng thay thế 1.000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao. Đến năm 2015, cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%. Cùng với kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và nhiều vùng chuyên canh cây chè có sản phẩm chè ngon được người tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương, Trại Cài… Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, sản lượng cũng như chất lượng chè và đã trở thành một trong những vùng chè nổi tiếng của nước ta.

Phần III

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 32)