KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 53)

5.1. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Đồng Hỷ không ngừng tăng lên. Nhờ có dự án phát triển cây chè của tỉnh hỗ trợ, người dân đang chuyển dịch cơ cấu diện tích giống chè Trung Du sang giống chè mới có năng suất, chất lượng cao. Qua điều tra đánh giá tình hình sử dụng phân bón cho thấy, các hộ sử dụng phân bón cao hơn so với khuyến cáo của Bộ Nơng Nghiệp & Phát Triển Nơng Thơn. Quy trình bón phân cho chè dựa trên quy trình chuẩn nên chưa thạc sự đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thực tại của cây chè.

- Năng suất qua các công thức là khác nhau, cơng thức 3 bón phân hữu cơ sinh học NTT cho năng suất cao nhất qua các lứa hái năng suất trung bình là 35,08 tạ/ha/lứa và cơng thức 1 bón phân gà có năng suất thấp nhất năng suất trung bình là 32,05 tạ/ha/lứa.

- Sau khi bón phân tính chất của đất cũng thay đổi: hàm lượng mùn, hàm lượng đạm dễ tiêu, độ xốp, số lượng giun có biến động nhẹ:

+ Hàm lượng mùn dao động từ 2,55 - 2,75%. Cao nhất là cơng thức 3 bón 5 tấn NTT đạt 2,75% và thấp nhất là công thức 2 đạt 2,55%.

+ Hàm lượng đạm dễ tiêu dao động từ 6,58 - 7,30 mg/100 gam đất. Cao nhất là cơng thức 3 bón 5 tấn NTT đạt 7,30 mg/100gam đất, thâp nhất cơng thức 1 bón 8 tấn phân gà 6,58 mg/100gam đất.

+ Đối với việc bón phân gà và phân hữu cơ vi sinh NTT độ xốp của đất tăng lên sau quá trình canh tác, cao nhất đạt 44,47%. Thấp nhất là công thức 3 dùng phân vi sinh Sông Gianh độ với 44%.

+ Số lượng giun đất ở hai cơng thức bón phân gà và phân NTT đạt cao nhất, dao động từ 6,53 - 8,06 con/m3, thấp nhất là cơng thức 2 với 4,76 con/ m3. Bón nhiều phân vơ cơ cũng làm giảm số lượng giun có trong đất.

- Sơ bộ hạch tốn kinh tế cho thấy cơng thức 3 bón 5 tấn NTT có hiệu quả kinh tế cao nhất, đạt 44.400.000đ/ha lợi nhuận.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Cần tiếp tục nghiên cứu những năm tiếp theo để có kết luận chắc chắn về ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1.

Nghiên cứu trên nhiều vùng đất khác nhau để thấy được hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho chè.

Từng bước nghiên cứu nhân rộng diện tích, làm tăng năng suất và chất lượng chè cũng như sản phẩm của vùng chè Thị Trấn Sơng Cầu nói riêng và chè Thái Nguyên nói chung. Từ đó khẳng định thương hiệu, uy tín của chè Thái Nguyên, nâng cao vị thế của chè Thái Nguyên ở thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè cần có sự đâu tư, hỗ trợ về vốn đầu tư thâm canh để người trồng chè có điều kiện thay thế các giống chè cũ bằng các giống chè mới, sử dụng chủ yếu là sử dụng phân hữu cở để bón cho chè. Có như vậy mới tạo ra được sản phẩm chè nguyên liệu sạch, bảo vệ được môi trường theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 53)