Tình hình sản xuất chè tại huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Đồng Hỷ là một trong những huyện có nghề trồng chè phát triển và nổi tiếng ở Thái Nguyên chỉ đứng sau huyện Đại Từ. Sản phẩm chè của huyện có phẩm chất ngon, đặc thù. Được tiêu thụ không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên Thế Giới. Cây chè đã và đang chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện và thu nhập của người dân trong huyện. Hàng năm diện tích, năng suất và sản lượng chè của huyện Đồng Hỷ ngày càng tăng. [3]

Theo số liệu thống kê huyện cho biết tình hình sản xuất chè của toàn huyện thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên từ 2001 - 2010 Chỉ tiêu Năm Tổng diện tích (ha) Diện tích chè kinh doanh (ha)

Năng suất chè (tạ/ha) Sản lượng chè búp (tấn) 2001 1.265,0 1.051 58,10 6.106 2002 1.454,0 1.113 60,90 6.789 2003 1.630,0 1.271 60,20 7.655 2004 1.890,0 1.360 57,30 7.800 2005 1.963,0 1.453 72,10 10.476 2006 2.040,0 1.628 73,10 11.916 2007 2.098,9 1.759 90,14 15.855 2008 2.130,4 1.927 96,23 18.540 2009 2.130,4 2.077 95,45 19.824 2010 2.200,0 2.100 96,30 20.223

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh thái nguyên 2011) [6]

Thị trấn Sông cầu là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề trồng chè của huyện, nơi tập chung chủ yếu các nhà máy chế biến chè. Một trong số các doanh nghiệp phát triển mạnh về sản xuất và chế biến chè có uy tín đó là cơng ty chè Sông Cầu.

Công ty chè Sông cầu là doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ chính là trồng trọt, chế biến và xuất khẩu chè các loại. công ty đang quản lý và khai thác hơn 500 ha chè kinh doanh và hàng nghìn ha chè của xã huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên. Hiện nay đang tiếp tục trồng thay thế giống mới có chất lượng cao như: YABUKITA (Nhật), Trung Quốc, Đài Loan… với đội ngũ, cán bộ - công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm - công nghệ chế biến hiện đại. sản phẩm chè của công ty đạt chất lượng cao xuất khảu sang các nước: Nga, Đức, Nhật và vùng Trung Đơng có uy tín. Cơng ty có 2 nhà máy sản xuất và chế biến chè với tổ hợp dây chuyền cơng nghệ có thể sản xuất mỗi năm 1200 - 1500 tấn sản phẩm chè các loại đáp ứng nhu cầu của khác hàng.

Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của huyện, sản xuất chè ở đây cũng còn những điểm tồn tại, bất cập, nhất là cơ cấu các giống chè trồng hiện tại. qua số liệu thu thập được thể hiện bảng 4.3 cho thấy.

Giống chè chủ yếu được trồng ở thị tấn Sông Cầu là giống chè Trung Du, chiếm tới 60% tổng diện tích, các giống chè mới chiếm tỷ lệ rất thấp (9,81%). Đây là một trong những điểm hạn chế cần được khắc phục.

Bảng 4.3 Cơ cấu giống chè ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ Chỉ tiêu Giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Trung Du 385,9 76,19 PH1 22,0 4,36 LDP 1 28,0 5,54 Nhật Bản 20,8 4,11 Các giống khác 49,5 9,81 Tổng số 505,3 100,00

Hình 4.3. Cơ cấu giống chè của công ty chè Sông Cầu

Qua bảng số liệu 4.3 và biểu đồ 4.3 ta thấy:

Hiện nay Cơng Ty trồng 4 giống chè chính đó là: Trung Du, PH1, LDP1, Nhật Bản. Trong đó chủ yếu là giống chè Trung Du với diện tích trồng cữ là 344,14 ha chiếm 86,04%, PH1 là 32,00 ha chiếm 8%, LDP1 là 2,86 ha chiếm 0,72%, chè Nhật Bản là 21 ha chiếm 5,52%.

* Nhận xét, đánh giá chung

A, Thuận lợi

- Các yếu tố cơ bản thuận lợi cho cây chè

- Phương hướng sản xuất đi vào ổn định, q trình xây dựng khép kín từ khâu sản xuất đến khâu chế biến sản phẩm.

- Cơng Ty có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên lành nghề và có nhiều kinh nghiệm sản xuất, lực lượng lao động động đảo.

- Mặt bằng cơng ty nằm trên vị trí thuận lợi cho việc giao dịch về các mặt kinh tế, xã hội với trung tâm của tỉnh.

B, Khó khăn

- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đầu tư kéo dài

- Cơ cấu giống còn nghèo nàn chủ yếu là giống Trung Du trồng bằng hạt nên năng suất cịn thấp, chất lượng khơng đảm bảo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w