Đặc điểm khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

Yếu tố thời tiết, khí hậu có tác động rất lớn đến những biến động về nhiệt, ẩm độ đất cũng như cấu trúc lý, hóa tính của đất. Do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, đặc biệt là nhưng cây trồng trên đất dốc.

Đối với cây chè, nhu cầu về nước và phân bón là rất lớn. Trong khi đó, phần lớn diện tích chè của Việt Nam được trồng trên đất dốc, nơi mà hầu như trong suốt quá trình canh tác đều phải dựa vào nước trời. Vì vậy, việc giữ đất , nước chống xói mịn là rất quan trọng trong canh tác chè trên đất dốc, tránh những biến động bất lợi của thời tiết như bão, hay hạn hán…

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu huyện Đồng Hỷ 6 tháng cuối năm 2011 Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) 6 28,7 237,5 84 7 29,5 144,0 80 8 28,5 268,0 82 9 27,1 284,7 83 10 24,0 103,8 81 11 22,9 4,3 79 12 16,8 5,2 68

(Nguồn: Đài khí tượng - Thủy văn tỉnh Thái Nguyên 2011) [17]

Qua bảng 4.1 và nghiên cứu thực tế về điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai đối với cây chè ở huyện Đồng Hỷ có thể khẳng định rằng: Khí hậu địa hình, đất đai của huyện Đồng Hỷ rất thuận lợi cho khả năng sinh trưởng phát triển của cây chè.

Qua hình 4.1 cho thấy nhiệt độ cao nhất là tháng 7 là 29,50C và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 là 16,80C. Những tháng mùa hè nhiệt độ cao, cường độ ánh sang mạnh có thể gây táp lá chè non, nhất là nhưng nương chè bón phân khơng cân đối.

Lượng mưa và ẩm độ khơng khí là yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển của chè và khả năng cho năng suất, chất lượng của chè. Ngay cả khi trong đất có đủ dinh dưỡng nhưng thiếu nước thì cây trồng cũng khó hấp thụ được. Lượng mưa phân bố khơng đều qua các tháng. Cao nhất là tháng 9 là 284,7 mm và thấp nhất là tháng 11 là 4,3 mm. Lượng mưa lớn đã gây khó khăn cho sản xuất nói chung và đặc biệt đối với sản xuất chè, mưa nhiều gây xói mịn, rửa trơi đất và phân bón, mưa nhiều ảnh hưởng đến việc thu hái chè, khó khăn cho việc chế biến vì khan hiếm nhiên hiệu, hàm lượng nước cao nên chất lượng chè giảm, hình thức mẫu má khơng đẹp ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm, mưa nhiều gây khó khăn cho việc lưu thơng sản phẩm. Lượng mưa thấp vào các tháng cuối năm, lượng nước này không đủ để cây chè sinh trưởng phát triển cùng với nhiệt độ thấp, đây là nguyên nhân các nương chè bước vào giai đoạn nghỉ đông. Diễn biến lượng mưa và độ ẩm được biểu diễn ở hình 4.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và phẩm chất chè lai LDP1 tại thị trấn sông cầu, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)