Năng suất là mục đích cuối cùng của người sán xuất. Nó đánh giá sự thành cơng hay thất bại của một giống hay một biện pháp kỹ thuật tác động nào đó. Năng suất chè phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền giống, mùa vụ thu hái và biện pháp canh tác. Trong các biện pháp canh tác thì việc bón phân đóng vai trị rất quan trọng trong việc quyết định năng suất thu hoạch của cây chè.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực thu của chè
Đơn vị:(kg/lứa/ô)
Lứa theo dõi
CT Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB
QT + 8 tấn phân gà 10,60 11,23 9,37 7,27 9,62
QT + 5 tấn SG 10,90 11,87 9,38 7,83 10,00
1/2QT + 5 tấn NTT 11,33 12,30 10,27 8,2 10,53
Cv(%) 1,7 1,8 3,4 3,5
LSD05 0,42 0,49 0,76 0,61
Hình 4.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực thu của chè
Năng suất thực thu của các cơng thức có sự chệnh lệch nhau cao nhất là công thức 3 với năng suất thực thu là 10,53 kg/lứa và thấp nhất là công thức 1 với năng suất là 9,62kg/lứa. Tuy nhiên năng suất giảm dần sau mỗi lứa hái, lứa hái cho năng suất cao nhất là lứa thứ 2 và thấp nhất là lứa thứ 4. Vì càng về sau khí hậu lạnh dần và cây chè bước vào giai đoạn nghỉ đông nên làm cho năng suất chè giảm.
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến năng suất búp tươi/lứa/ha (tạ/ha)
ĐVT: (Tạ/ha/lứa)
Lứa theo dõi
CT Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB
QT + 8 tấn phân gà 35,33 37,44 31,22 24,22 32,05
QT + 5 tấn SG 36,33 39,56 32,78 26,11 33,70
1/2QT + 5 tấn NTT 37,78 41,00 34,22 27,33 35,08
Cv(%) 1,7 1,8 3,4 3,5
LSD05 1,40 1,63 2,53 2,02
Hình 4.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất tươi của chè
Qua bảng 4.8 và hình 4.8 ta thấy:
Năng suất của các công thức đạt từ 32,05 - 35,08 tạ /ha. Đạt cao nhất là công thức 3 với năng suất là 35,08 tạ/ha. Thấp nhất là công thức 1 với năng
suất là 32,05 tạ/ha. Các lứa hái giảm dần và đạt cao nhất là lứa hái thứ 2, về sau năng suất giảm do khí hậu lạnh và chè chuẩn bị bước vào giai đoạn nghỉ động nên làm cho năng suất giảm.