1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu
1.3.1. Các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp
Mơi trường văn hóa
Đây là yếu tố có tác động khá lớn đối với hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Các yếu tố của mơi trường văn hóa có tác động lớn tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có thể kể đến như: yếu tố về ngơn ngữ khi trao đổi với nhà cung về sản phẩm, phong cách đàm phán quốc tế, các nét đặc trưng truyền thống, vấn đề về tôn giáo…
Ngôn ngữ bất đồng có thể gây sự hiểu lầm giữa các bên tham gia hoạt động mua bán quốc tế. Sự hiểu lầm đó dù nghiêm trọng hay khơng cũng có tác động tới hiệu quả của hoạt động nhập khẩu khi xảy ra sự hiểu lầm ở từ ngữ với một số đối tác không sử dụng tiếng Anh là ngơn ngữ chính thức. Ngồi ra, phong cách tiêu dùng, tơn giáo tín ngưỡng cũng như các nét đặc trưng truyền thống cũng gây những tác động cả theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh. Điều
27
này u cầu doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kĩ càng trước khi bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư nếu muốn đạt hiệu quả.
Môi trường pháp lý
Trong hoạt động nhập khẩu, môi trường pháp lý bao gồm các quy định của pháp luật bên nhập khẩu, bên xuất khẩu, các quy định quốc tế hay các tập quán thương mại quốc tế. Với những quy định này, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện một cách nghiêm túc mà khơng thể tác động để thay đổi nó.
Nếu các chính sách quy định một cách rõ ràng, minh bạch, nhất quán sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện một cách dễ dàng các nghiệp vụ ngoại thương. Điều đó cũng tạo tâm lý an tâm cho phép doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoạt động. Doanh nghiệp cũng chỉ có thể bắt buộc thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật. Một vấn đề thường gặp phải về vấn đề pháp lý trong hoạt động nhập khẩu, đó là sự mâu thuẫn giữa các nguồn luật điều chỉnh một quan hệ mua bán hàng hóa. Trong trường hợp đó, sự mâu thuẫn có thể gây nên những tranh chấp khơng đáng có, tác động làm giảm hiệu quả của hoạ động nhập khẩu.
Ngồi ra, các chính sách đối ngoại giữa các nước xuất và nhập khẩu cũng tạo nên các tác động khác nhau tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Các biện pháp được áp dụng như cấm hay hạn chế nhập khẩu, các ưu đãi thuế quan, hạn ngạch, thủ tục hải quan… đều có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự ổn định về mơi trường chính trị cũng có những tác động tích cực tới hoạt động này.
Mơi trường pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu qua các yếu tố như: hạn ngạch, thuê nhập khẩu, các quy định về chính sách, thủ tục hải quan…
Môi trường kinh tế
Cùng với mơi trường văn hóa và pháp lý, mơi trường kinh tế có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc mơi trường kinh tế có tác động tới hiệu quả kinh doanh một cách rõ ràng có thể kể đến như: các quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển nền sản xuất trong và ngoài nước, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, sự biến động của tỷ giá hối đoái, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính ngân hàng…
28
Về các quan hệ kinh tế quốc tế, chúng có tác dụng ngày càng to lớn và rõ ràng
tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Với sự phát triển của xu hướng tồn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng nhiều như: WTO, ASEAN, AFTA, APEC… đang ngày càng khẳng định được vai trị của mình trong hoạt động kinh tế. Với các chính sách đặc biệt về thuế quan, về thị trường… các quốc gia thành viên các tổ chức này ngày càng có nhiều cơ hội phát triển với nhiều lợi ích thiết thực. Các nhà sản xuất kinh doanh có cơ hội được mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngồi, các nhà sản xuất nội địa có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, cịn các nhà nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm hơn, đồng thời có cơ hội nhận được những ưu đãi từ phía nước bạn. Tất cả những điều đó đều có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Về sự phát triển nền sản xuất trong nước cũng như quốc tế có ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Khi nền sản xuất nội địa phát triển, có thể sản xuất những hàng hóa mà trước nay vẫn nhập khẩu thì sự cạnh tranh trên thị trường nội địa trở nên gay gắt, áp lực cạnh tranh lớn có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Trong trường hợp nền sản xuất trong nước vẫn khơng thể sản xuất ra những hàng hóa với cơng nghệ cao, thiết bị hiện đại, thì điều đó lại có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Trong cả hai trường hợp trên, rõ ràng trình độ sản xuất của quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu, từ đó có tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Cùng với đó, khi trình độ sản xuất sản phẩm nước ngồi phát triển, họ có khả năng tạo ra các sản phẩm hấp dẫn khách hàng hơn cũng sẽ có tác động thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.
Về sự biến động của thị trường trong và ngồi nước, có tác động trực tiếp tới
hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Được coi như chiếc cầu nối giữa thị trường trong nước và nước ngoài, hoạt động nhập khẩu chịu tác động của sự biến đổi từ hai đầu cầu này. Khi nhu cầu trong nước tăng, điều đó có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu diễn ra mạng mẽ, quy mô hơn. Sự biến động về mức giá, nhu cầu ở thị trường trong nước có tác động trở lại tới thị trường nhập khẩu. Mặt khác, sự đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa trên thị trường nhập khẩu làm tăng khả năng đáp
29
ứng các nhu cầu trên thị trường nội địa thì vai trị chiếc cầu nối giữa hai thị trường này của doanh nghiệp nhập khẩu càng được thể hiện rõ rệt.
Sự biến động của tỷ giá hối đối có tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phí
của doanh nghiệp nhập khẩu. Trong trường hợp tỷ giá tăng, nội tệ mất giá, nhà nhập khẩu phải bỏ ra một lượng nội tệ lớn hơn để nhập khẩu hàng hóa về. Điều này dẫn đến giá cả hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa tăng, làm hạn chế sự tiêu dùng của người dân, dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu. Quy mơ nhập khẩu giảm, chi phí nhập khẩu tăng, việc tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn, những điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mọi doanh nghiệp. Tuy vậy, dưới góc độ vĩ mơ, việc tỷ giả hối đối tăng lại khuyến khích xuất khẩu, sản xuất trong nước tăng, tạo nhiều việc làm và góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. Trong trường hợp ngược lại, tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ một lượng nội tệ ít hơn để nhập hàng hóa từ nước ngồi về. Điều này làm cho giá sản phẩm nhập ngoại giảm, khuyến khích người tiêu dùng nội địa dùng hàng ngoại, điều này lại khuyến khích hoạt động nhập khẩu. Nhưng đồng thời, dưới góc độ nền kinh tế, tỷ giá hối đoái giảm lại làm hạn chế xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, giảm việc làm, chuyển dich cán cân thanh toán theo hướng bất lợi. Như vậy, dù tỷ giá hối đoái biến động theo chiều hướng nào cũng đều tác động và ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Về hệ thống giao thông vận tải – thông tin liên lạc, đây là yếu tố có vai trị rất
lớn trong hoạt động ngoại thương nói chung và trong hoạt động nhập khẩu nói riêng. Trong nhập khẩu, sự xa cách về địa lý và không gian là đặc điểm nổi bật rất dễ nhận thấy. Khi mức cạnh tranh ngày càng lớn, nhu cầu người tiêu dùng biến đổi ngày càng phong phú và đa dạng thì việc đáp ứng một cách chính xác, kịp thời các nhu cầu đó trở thành yếu tố sống cịn với các doanh nghiệp nhập khẩu. Để làm được điều đó, sự phát triển của hệ thống giao thơng vận tải và thông tin liên lạc là tất yếu. Một hệ thống giao thông phát triển cho phép các nhà nhập khẩu lựa chọn được phương án vận chuyển hàng hóa hiệu quả, đảm bảo thời gian kịp cung cấp hàng cho người tiêu dùng nhưng lại tiết kiệm được chi phí. Mạng lưới thơng tin bao phủ và rộng khắp cho phép doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách nhanh nhậy, kịp thời và chính xác, giúp họ tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đơn giản hóa nghiệp vụ nhập khẩu, từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu. Mặt khác, khi hoạt động nhập khẩu phát triển, kéo theo sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, góp
30
phần làm tăng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng, hồn thiện hệ thống giao thơng vận tải cũng như mạng lưới thơng tin liên lạc.
Hệ thống tài chính ngân hàng cũng có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu. Một mặt, hệ thống ngân hàng giúp nhà nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong kinh doanh quốc tế, giá trị các đơn hàng thường rất lớn, các chủ thể hoạt động ngoại thương cũng không thể gặp nhau trực tiếp để trả tiền cho nhau. Điều này gây mất rất nhiều thời gian và chi phí. Hệ thống ngân hàng giúp các bên đảm nhận nghiệp vụ này một cách chính xác, hiệu quả. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Mặt khác, vai trò của ngân hàng còn thể hiện ở việc hỗ trợ nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh hoặc mở rộng hoạt động của mình. Hệ thống ngân hàng tài chính phát triển góp phần làm đơn giản hóa quy trình thanh tốn trong ngoại thương, từ đó góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của hoạt động này.