Thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 60 - 63)

Hiện nay, Công ty đã tập trung khai thác tương đối triệt để các nhà cung từ những quốc gia quanh khu vực châu Á có sản xuất máy móc xây dựng chủ yếu như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kơng và Hàn Quốc, ngồi ra còn nước khác như Thái Lan. Vươn rộng ra thể giới, một số nước sản xuất máy xây dựng như Đức, Thụy Sĩ,… Nhưng do khoảng cách địa lý quá xa sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thời gian hàng về nên nước ta chủ yếu nhập từ Nhật Bản và Hàn Quốc và nhập từ một số nước khác cũng sử dụng lại máy móc cũ quanh khu vực Đông Nam Á như Úc, Singapore, Malaysia, ndonesia,… Dù vậy, có một số mặt hàng có đặc thù ở các nước châu Âu như dòng lu Hamm, Dynapac… thì Cơng ty sẽ bắt buộc phải nhập từ Đức, Anh, Hà Lan,... Công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam đã và đang thúc đẩy phịng Nhập khẩu tích cực khai thác, mở rộng và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhiều nhà cung tiềm năng từ khắp các nơi trên thế giới.

49

Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị nhập khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: nghìn USD Năm Quốc gia 2018 2019 2020 2021 Nhật Bản 6.780 7.217 5.388 6.369 Hàn Quốc 3.521 3.672 3.218 3.159 Sin-ga-po 871 957 577 674 Úc 582 725 378 425 EU 403 538 158 342 Thái Lan 594 2.273 300 295 Châu Mỹ 213 376 146 105

Nguồn: Phòng Nhập khẩu Vinacoma

Hoạt động giao dịch nhập khầu hàng hóa của Cơng ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam được tiến hành trên nhiều thị trường như: Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Ấn Độ, Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ… Trong đó, khu vực Đơng Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sin-ga-po vẫn là thị trường chủ yếu của cơng ty chiếm đến 70 lượng hàng hóa giao nhận.

Đối với các khu vực như châu Mỹ và các tuyến châu u, Công ty thường nhập khẩu với số lượng ít với giá trị kim ngạch nhập khẩu chỉ chiếm trung bình khoảng 2-3% trong các năm vì thời gian di chuyển từ các tuyến châu u khá lâu, khoảng từ

50

35 đến 60 ngày. Đồng thời giá cước phí vận chuyển cao sẽ làm chi phí đội lên rất nhiều, gây khó khăn cho phịng kinh doanh khi thương thảo giá cả với khách hàng. Ngoài ra cũng gây ra nhiều rủi ro về sự chậm trễ của hàng hóa, có thể khiến cho khách hàng cảm thấy khó chịu khi phải đợi hàng quá lâu và có thể hủy hợp đồng. Những rủi ro này đều gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của cơng ty. Bên cạnh đó, các lơ hàng được nhập từ các nước xa như vậy đều yêu cầu bắt buộc thanh toán 100% L/C trả ngay không thể hủy ngang để không gây rủi ro về tài chính cho Vinacoma. Phương thức thanh tốn này khơng phải là phương thức thanh tốn phổ biến của các công ty tại khu vực này nên việc có giao dịch với nhà cung tại đây còn gặp nhiều hạn chế.

Đối với thị trường các nước Đài Loan, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sin-ga- po,Thái Lan,... có lượng nhập khẩu đều đặn trong các năm. Đây là những nơi sản xuất chính cũng như máy móc của thị trường này rất dồi dào và chi phí vận chuyển cũng dao động khoảng 3.000USD đến 8.000USD. Cùng với đó, thời gian di chuyển của tàu cũng rất nhanh, chỉ mất khoảng 10-25 ngày.

Nhật Bản là nước sản xuất ra các dòng máy xây dựng nổi tiếng như Hitachi, Sumitomo, Komatsu, Kobelco,…nên lượng sản phẩm nhập từ thị trường này là lớn nhất với tỉ trọng trung bình 51,75% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của công ty, tương ứng lần lượt là 6,780 nghìn USD năm 2018, 7,217 nghìn USD năm 2019, 5,388 nghìn USD năm 2020, 6,369 nghìn USD năm 2021.

Hàn Quốc cũng là nước phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy xây dựng này như: Doosan, unjin, Daewoo, Kyungwon,... Vậy cho nên, Hàn Quốc có nhiều nhà cung cấp tiềm năng đừng thứ hai sau Nhật Bản. Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc có tăng nhẹ hằng năm khoảng hơn 100 nghìn USD mỗi năm.

Úc, Sin-ga-po, Thái Lan,.. đây cũng là những nước mà công ty nhập khẩu tương đối nhiều. Đặc biệt, công ty chủ yếu nhập Xe lu tại thị trường Sin-ga-po vì ở đây họ dùng rất nhiều. Úc thì chủ yếu nhập máy xúc đào, Thái Lan cũng có rất nhiều máy vì ở đây có trụ sở sản xuất của Komatsu.

Sau khi các hàng hóa được từ cảng tiến hành lắp ráp lại và vận chuyển tới khách hàng hoặc vận chuyển về kho rồi tiến hành lắp ráp lại và vận chuyển đến khách hàng có nhu cầu đặt sản phẩm này như theo hợp đồng đã ký kết từ trước khi Nhập khẩu chốt với nhà cung giao dịch nhập chiếc máy về.

51

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần phát triển máy xây dựng việt nam (Trang 60 - 63)