Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tại tỉnh hòa bình đến năm 2030 (Trang 28 - 31)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục của khóa luận:

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hịa Bình là tỉnh miền núi tiếp giáp với Thủ đơ Hà Nội, có diện tích tự nhiên khoảng 4.596,4 km²; đơn vị hành chính bao gồm 09 huyện (Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy) và 01 thành phố (Thành phố Hịa Bình); 151 đơn vị hành chính cấp xã (131 xã, 10 phường, 10 thị trấn). Dân số trên 854 nghìn người; theo thơng kê, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng sinh sống, đơng nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc thái chiếm 3,9%; dân tộc dao chiếm 1,7%; dân tộc tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%.

20

Hịa Bình là tỉnh miền núi, phía Tây Bắc của Tổ quốc giáp với Thủ đô

Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào (điểm gần nhất cách biên giới Việt - Lào 30km), nằm trong giới hạn 20°19’ - 21°08’ độ vĩ bắc và 104°48’ - 105°40’ độ kinh đơng, phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía đơng giáp thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa. Tỉnh Hịa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 - 700 m, địa hình hiểm trở, chiếm 44,8% diện tích tồn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đơng Nam, chiếm 55,2% diện tích tồn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25 độ, độ cao trung bình từ 100 - 200 m so với mực nước biển.

Hịa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C. Tháng 6 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 01 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5°C.

Địa hình tỉnh Hịa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, khơng có các cánh đồng rộng như các tỉnh Sơn La, Lai Châu, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi cao (phía Tây Bắc) có độ cao trung bình từ 600 – 700m, độ dốc trung bình 30-350, có nơi độ dốc trên 400. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Diện tích tồn vùng là 2.127,4 km2, chiếm 46% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, vùng trung du phía Đơng Nam có độ cao trung bình từ 100-200m, độ dốc trung bình từ 20-250, địa hình là các dải núi thấp, ít bị chia cắt với diện tích tồn vùng là 2.535,1km2, chiếm 54% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.

Nhờ có ví trí địa lý thuận lợi, tỉnh Hịa Bình được ưu ái chọn làm điểm đến của du khách cả nước ở khu vực miền núi phía Bắc đặc biệt là nguồn khách du lịch từ thủ đơ vơ cùng dồi dào. Khí hậu kết hợp với thiên nhiên cùng

21

với bản sắc đa dân tộc tạo cho tỉnh nhưng khu du lịch thiên nhiên nghỉ dưỡng với thời tiết ơn hịa, nhiều cây xanh bóng mát vào mùa hè, khơng khí lạnh đặc trưng của phía Bắc vào mùa đơng nên rất đáng để trải nghiệm. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi cắt xẻ phức tạp, nhiều tuyến đường đến với du lịch các huyện còn chưa được khai thác hoặc chưa biết cách khai thác, mùa mưa có thể gây sạt lở đường trơn trượt gây trở ngại cho du khách.

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

-Tài ngun đất: Tỉnh Hịa Bình có 466.252,86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%, diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41,67% diện tích đất chuyên dùng là 27.364 ha, chiếm 5,87%, diện tích đất ở là 5.807 ha, chiếm 1,25%, diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172.015 ha, chiếm 36,89%. Trong đất nơng nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha, chiếm 67,46%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 ha, chiếm 60,51% diện tích đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha, chiếm 6,06%, diện tích đất có mặt nước ni trồng thủy sản là 900 ha. Diện tích đất trồng, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3.126 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6.385 ha.

-Tài ngun rừng: Diện tích đất có rừng của tỉnh là 196.046 ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 146.844 ha, rừng trồng là 49.205 ha. Trữ lượng gỗ khai thác khoảng 4,75 triệu m3 gỗ và 128,7 triệu cây nứa, luồng, động vật rừng có một số loài như: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa núi, nai rừng nhưng số lượng các lồi khơng lớn. Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh gồm 3 khu với tổng diện tích là 18.435 ha, trong đó có rừng là 15.565 ha, đất trồng có khả năng nơng, lâm nghiệp là 2.870 ha.

-Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản có 12 loại. Khống sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ. Đất sét, đấ vơi, đá granit, đá cóc đoa…, khống sản kim loại nhu: Quảng sắt mỏ nhỏ trữ lượng ít, sắt, quặng đa kim, kẽm, thủy ngân, antimona, vàng sa khoáng, khoáng sản phi

22

kim loại (pi rít, photphorit, cao lanh…, khoảng sản than đã được khai thác ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn, có nhiều vỉa lộ thiên để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn.

Với tài nguyên thiên nhiên đất đai, diện tích đất rừng đang chiếm ưu thế nhất. Chính sách của tỉnh hiện nay là có thể khai thác đất xây dựng từ đất rừng, tìm kiếm những dự án hấp dẫn bảo tồn được tài nguyên, khơng gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tại tỉnh hòa bình đến năm 2030 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)